Ngộ độc rượu methanol là gì triệu chứng và cách xử li

(PLO)- Trong thời gian qua đã xảy ra nhiều ca ngộ độc rượu, trong đó có nhiều trường hợp được ghi nhận tại các bệnh viện.

Ngộ độc rượu xảy ra là do lạm dụng rượu hoặc sử dụng rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm, điển hình như: người dùng sử dụng rượu được sản xuất từ phương pháp lên men thủ công dễ tạo ra methanol, rượu pha chế từ cồn công nghiệp có chứa methanol hoặc cồn methanol, rượu ngâm thuốc, rượu ngâm cây rừng độc…

Ngộ độc rượu methanol là gì triệu chứng và cách xử li

Không nên uống rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Ảnh: NGUYÊN VÕ

Biểu hiện của ngộ độc rượu

Theo Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, triệu chứng ngộ độc rượu biểu hiện từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào nồng độ cồn trong máu, cụ thể:

Nồng độ cồn từ 20 - 50 mg/dL, người dùng có biểu hiện kích thích, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều.

Nồng độ cồn từ 50 - 100 mg/dL, người dùng có biểu hiện chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường.

Nồng độ cồn từ 100 – 200 mg/dL, người dùng có biểu hiện nhìn đôi (nhìn một vật thành hai vật), bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm.

Nồng độ cồn từ 200- 400 mg/dL, người dùng có biểu hiện hô hấp bị ức chế (thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm rãi), ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), tiêu tiểu ra quần, tụt huyết áp, hôn mê.

Nếu nồng độ cồn > 400, người dùng có thể bị truỵ tim mạch, tử vong.

Cách xử lý ngộ độc rượu

Theo thông tin từ Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, chúng ta thường gặp hai loại ngộ độc rượu chính là ngộ độc rượu Etylic (Ethanol) và ngộ độc rượu Metylic (methanol).

Ngộ độc rượu Etylic (Ethanol), gồm có ngộ độc cấp tính hoặc mạn tính, phụ thuộc vào số lượng rượu uống tần suất và thời gian uống rượu. Thông thường, hàm lượng rượu trong máu từ 1-1,5g/lít có thể gây say,  4-6g/lít có thể gây tử vong.

Ngộ độc rượu cấp tính, giai đoạn đầu có biểu hiện nói nhiều, mất điều hòa vận động phối hợp, giảm khả năng kiểm soát. Giai đoạn sau người dùng có phản xạ gân xương giảm, tri giác giảm, mất khả năng tập trung tư tưởng, giãn mạch ngoại vi. Hơi thở của người dùng có mùi rượu, buồn nôn, nôn đau bụng; khó thực hiện các động tác đơn giản; nói líu; đi lảo đảo, có khi co giật, mất ý thức, hạ huyết áp…

Ngộ độc rượu mạn tính do uống rượu kéo dài, dẫn đến sút cân; chán ăn; tiêu chảy do tổn thương gan và ruột, da niêm mạc nhợt do thiếu máu; xơ gan; ung thư.

Chúng ta có thể xử trí ngộ độc rượu Etylic (Ethanol) bằng cách sau:

Nếu bệnh nhân say rượu thì cho bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh; có thể cho uống 10-20 giọt Amoniac hay 1-5g Amonium acetat trong một cốc nước muối.

Trường hợp bệnh nhân ngộ độc rượu: bệnh nhân mất ý thức hoặc lơ mơ hoặc có biểu hiện ngừng thở hoặc hôn mê, co giật cần đưa ngay đến cơ sở điều trị gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Ngộ độc rượu Metylic (Methanol): ngộ độc methanol xảy ra khi uống nhầm Methanol hoặc uống rượu có chứa methanol. Methanol rất độc do chúng thải trừ chậm, ô xy hóa thành Formol (Formaldehyd) và axit Formic. Chỉ cần uống 5-15ml có thể gây ngộ độc nặng, 15ml trở lên gây mù lòa, 30 ml có thể gây tử vong. Độc tính của Methanol bao gồm tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương; ảnh hưởng tới thần kinh mắt…

Trường hợp ngộ độc Methanol nhẹ có biểu hiện cảm giác say say, chóng mặt; buồn nôn, nôn ói; nhức đầu. Trường hợp nặng sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu, rối loạn thần kinh, rối loạn tuần hoàn, đồng tử giãn, xuất tiết võng mạc và tử vong.

Trường hợp bệnh nhân ngộ độc rượu Metylic (Methanol) cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở điều trị gần nhất để được hồi sức cấp cứu và điều trị kịp thời.

 

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM khuyến cáo người dân cần thận trọng trong việc sử dụng rượu, tuyệt đối không sử dụng các loại rượu không có nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi có bất cứ triệu chứng bất thường nào xảy ra khi sử dụng rượu, người dân nên đến cơ sở ý tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Ngộ độc rượu methanol là gì triệu chứng và cách xử li
Dấu hiệu của tổn thương gan do uống quá nhiều rượu

(PLO)- Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sưng gan,... là một trong những dấu hiệu của tổn thương gan do uống quá nhiều rượu.

Cập nhật: 16:20, 17/1/2020 Lượt đọc: 20761

Xử trí khi xảy ra ngộ độc

Vui xuân các gia đình thường tổ chức liên hoan, đi chơi xa …. vấn đề ăn uống cần phải lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm; Ngộ độc thực phẩm hoặc ngộ độc rượu rất dễ xảy ra nên mọi người nên cảnh giác các biểu hiện bất thường như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, đau cơ, da tím tái, khó thở, ngưng thở, co giật, trụy mạch, bất tỉnh….. và biết cách sơ cứu ban đầu để giúp nạn nhân có khả năng hồi phục tốt nhất.

Ngộ độc rượu methanol là gì triệu chứng và cách xử li

CÁCH XỬ TRÍ KHI XẢY RA NGỘ ĐỘC

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM:

Triệu chứng ngộ độc thực phẩmtuỳ thuộc vào từng nguyên nhân gây nên:

  • Nếu nguyên nhân do nhiễm vi sinh vật trong thức ăn: Người bệnh thường có biểu hiện : đau bụng, nôn, tiêu chảy, có thể kèm theo sốt, vã mồ hôi, khát, mất nước…..
  • Nếu nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất: Người bệnh ngoài các biểu hiện trên có thể kèm thêm các triệu chứng khác như:đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh, trụy mạch….
  • Nếu nguyên nhân do độc tố tự nhiên chứa trong chính thực phẩm như sắn, măng, cá nóc, cóc,... Người bệnh xuất hiện các triệu chứng ngộ độc ngay sau khi ăn

Ngộ độc thực phẩmcó thể dẫn đến tử vong nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời. Bệnh nặng hơn khi xuất hiện thêm các dấu hiệu:

  • Rối loạn thần kinh: Đặc biệt là nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, giọng nói ngọng, tê liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tim mạch: Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.
  • Các triệu chứng khác: có lẫn máu hoặc chất nhầy trong phân, tiểu ít hoặc vô niệu….,

    Thông thường, ngộ độc thực phẩm triệu chứng cấp tính sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút, vài giờ hoặc trong vòng 1 - 2 ngày sau khi nhiễm độc từ thức ăn. Ngộ độc thực phẩm dạng nặng có thể dẫn đến tử vong, nhẹ cũng gây mệt mỏi, suy kiệt cả về thể chất và tinh thần cho người mắc bệnh. Vì vậy nhận biết và xử trí ban đầu là rất cần thiết để giúp bệnh nhân ra khỏi nguy hiểm và hồi phục nhanh.

    Khi thấy chính mình hoặc người thân, người xung quanh đang có các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như trên, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây:

    * Khuyến cáo khi sử dụng oresol bù dịch:

  • Cần đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì, nếu hướng dẫn pha với 200 ml thì cần pha chính xác 200 ml vì như thế sẽ đạt nồng độ thẩm thấu phù hợp, pha ít hay nhiều nước hơn cũng sẽ nguy hiểm, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mất nước của người bệnh.
  • Chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24 giờ, bảo quản kĩ tránh nhiễm bẩn, bởi, dung dịch có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu và gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Không chia nhỏ gói oresol rồi pha vì rất có thể các thành phần không đồng nhất và dễ gây nhầm lẫn thể tích khi pha.
  • Không đun sôi dung dịch đã pha vì khi đó sẽ làm mất tác dụng của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu.
  • Không pha với nước khoáng vì nước này có sẵn thành phần khoáng sẽ làm sai lệch nồng độ, nên pha oresol với nước đun sôi để nguội.
  1. Gây nôn (nếu bệnh nhân không có biểu hiện nôn): Để hạn chế độc tố từ thức ăn ngấm vào cơ thể, biện phápsơ cứu ngộ độc thực phẩmđầu tiên là kích thích để người bị ngộ độc nôn ra những thức ăn đang ở trong dạ dày đi ra ngoài. Có thể rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để kích thích gây nôn. Bệnh nhân cần nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá mức gây sặc cho người bệnh. Với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đã hôn mê thì không nên thực hiện kích thích gây nôn vì sẽ dễ gây sặc, ngạt thở.
  2. Cho người bệnh uống thật nhiều nước và được nghỉ ngơi: Sau khi bệnh nhân nôn và đi ngoài liên tục thì cơ thể sẽ bị mất nhiều nước. Chính vì vậy, đó là lúc cần tiến hành bù nước cho người bệnh. Đối với vấn đề “ngộ độc thực phẩm uống gì” thì có thể sử dụng nước lọc,dung dịch oresolhoặc uống nước gạo rang để bù lượng nước mất đi.


Ảnh: Mang tính chất minh họa (nguồn: healthplus.vn)

  1. Gọi cấp cứu theo số máy 115 hoặc đưa bệnh nhân đến ngay tại cơ sở y tế gần nhất: Vì mặc dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu, song bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm và biến chứng bất cứ lúc nào. Vậy nên, người bị ngộ độc cần được sự trợ giúp và theo dõi từ nhân viên y tế.
  2. Khi phát hiện có ngộ độc thực phẩm cũng nên:
  • Giữ lại mẫu thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả thông tin về nhãn mác, thậm chí là bệnh phẩm nôn ra từ người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ra ngộ độc.
  • Trường hợp có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm: Cần thông báo đến cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đầy đủ nhân lực để đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể kịp thời thông báo và ngăn chặn ngộ độc tiếp diễn.

NGỘ ĐỘC RƯỢU

Triệu chứng của ngộ độc rượu:

Biểu hiện của ngộ độc rượu có pha cồn Methanol giống hệt biểu hiện của say rượu như loạng choạng, hoa mắt... nên rất khó phân biệt. Chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu sau để nhận biết say rượu và ngộ độc rượu để xử lý kịp thời.

Biểu hiện của say rượu:

  • Chếnh choáng.
  • Nói líu lưỡi.
  • Phối hợp cơ thể kém.
  • Mất thăng bằng.
  • Buồn nôn, nôn.

Biểu hiện của ngộ độc rượu:

Chậm nhất sau 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn Methanol, nạn nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc rượu như sau:

  • Co giật.
  • Bất tỉnh. hôn mê
  • Tê, yếu chân tay hoặc một bên mặt.
  • Nói ngọng dù đã tỉnh táo.
  • Thở khò khè, thở chậm, nhịp thở không đều; Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
  • Ho yếu, ứ đọng đờm rãi ở miệng, họng.
  • Da, môi, móng tay tím tái, lạnh.
  • Đại tiện, tiểu tiện ra quần.
  • Rối loạn cảm nhận về màu sắc; Nhìn mờ, không rõ ràng.
  • Chướng bụng, đau bụng.
  • Mệt, nôn nhiều.

Cách sơ cứu nạn nhân bị ngộ độc rượu:

Khi thấy có người uống rượu có biểu hiện ngộ độc rượu, chúng ta nhanh chóng tiến hành các bước sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

  • Kê gối cho nạn nhân nằm, đầu và vai cao hơn.
  • Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm theo hiện tượng ứ đọng đờm rãi, thở khò khè cần cho nằm nghiêng một bên và tìm cách gây nôn, xát mạnh hai bên má.
  • Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân.
  • Không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc đêm. Cách vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy. Cho ăn cháo loãng để tránh hạ đường huyết nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống.
  • Uống nhiều nước ấm để không bị mất nước. Có thể cho bệnh nhân uống các loại nước có tác dụng giải rượu nhẹ như nước gừng tươi, nước cà chua...
  • Nếu lay gọi người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, thở sâu, thở nhanh thậm chí co giật... hoặc có tỉnh dậy nhưng đau đầu, chóng mặt, sợ ánh sáng, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da xanh tái, mờ hoặc mất hẳn thị lực... cần giữ bệnh nhân ở tư thế cao đầu, nằm nghiêng an toàn và nhanh chóng gọi xe cấp cứu chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.
  • Không cho nạn nhân uống thuốc giải độc rượu, các loại thuốc chống nôn, thuốc giảm đau, hạ sốt...

Cách phòng tránh ngộ độc rượu

  • Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày. Nên kết hợp vừa ăn vừa uống.
  • Không ngâm rượu với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay kinh nghiệm cá nhân để uống.
  • Không uống rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng.
  • Không uống rượu khi đang uống thuốc điều trị bệnh, khi đang đói hoặc đang mệt.
  • Mỗi người nên chủ động không tiếp nhận rượu, bia vào cơ thể, tránh rơi vào tình trạng say rượu, ngộ độc rượu để đảm bảo an toàn sức khỏe của chính mình.

BS. Bạch Vân



Ngộ độc rượu methanol là gì triệu chứng và cách xử li
Tải file đính kèm tại đây (docx)

Ẩn/Hiện xem trước nội dung file đính kèm (với file có dung lượng < 5mb)