Người huế gọi tục xong đất là gì

Xông đất đầu năm là nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người Việt. Đa số người Việt thường tin rằng việc xông đất đầu năm có ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh của cả một năm sắp tới của toàn thể gia đình.

Xông đất đầu năm thường được diễn ra ngay sau thời khắc Giao thừa giữa năm cũ và năm mới cho đến ngày mùng 1 Tết, là lúc đánh dấu vận thế mới của con người và nơi sinh sống.

Theo nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ: Mỗi gia đình có địa vực riêng của mình, người khác đến địa vực đó được gọi là xông đất. Xông là tiến lên, nhập vào, đất là địa vực của gia đình đó. Vậy nên, ngày Tết là ngày thiêng liêng, ngày mở đầu cho một năm mới thì những người đến đầu tiên với gia đình đó chính là xông đất.

Nhiều người lựa chọn trẻ em để xông đất đầu năm.

Người dân Việt tin rằng ngày mùng 1 là ngày khai trương cho năm mới, họ cho rằng vào ngày đầu năm những người hợp tuổi xông đất, xông nhà trong năm mới sẽ là người đem lại cho gia đình tài lộc, bình an, may mắn và sức khỏe trong năm mới.

Cha ông ta tin rằng, người đầu tiên đến xông đất nhà năm mới cho gia chủ sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới vận mệnh và công việc làm ăn của gia đình chủ nhà trong cả đó. Do vậy, gia chủ thường rất cẩn thận khi lựa chọn người đầu tiên đến nhà sau giao thừa.

Chia sẻ về việc lựa người xông đất, nhà nghiên cứu Văn hoá dân gian Nguyễn Hùng vĩ cho biết: “Chủ nhà rất kén người xông đất. Những người xông đất mà được người ta chờ đón nhất đó chính là trẻ em. Bởi vì trẻ em đem đến sự vui vẻ, may mắn cho gia chủ.

Ngoài trẻ em, người kỹ tính sẽ xem tuổi của người đến xông đất năm nay xem có hợp với gia chủ hay không, có làm ăn phát đạt hay không, có đem đến may mắn hay không và mời những người hợp tuổi đến xông đất cho mình”.

Ngày nay, tục xông đất cũng được đơn giản hóa đi rất nhiều.

Thông thường người ta chọn khách đến xông đất là người hợp tuổi, hợp mệnh với gia chủ, tính tình vui vẻ, khỏe mạnh, làm ăn khấm khá. Một cách xông đất khác cũng khá phổ biến là lựa chọn người "dễ vía" trong gia đình ra đi từ trước giờ giao thừa, sau lễ Giao thừa thì xin hương lộc hoặc hái cành lộc ở đình chùa mang về. Bước sang năm mới, người này sẽ trở về “xông nhà” cho gia đình mình, mang sự tốt đẹp quanh năm về cho gia đình.

Theo tục lệ xông đất đầu năm, khách đến nhà xông đất cần phải chuẩn bị trang phục tươm tất, gọn gàng, màu sắc rực rỡ, tươi sáng để gia chủ cả năm no ấm, đủ đầy. Nếu có thể, khách đến xông nhà nên đem theo một chút quà Tết để biếu gia chủ như: Một chai rượu, bánh chưng, bánh tét hay một hộp mứt tết.

Ngày nay, phong tục xông đất được đơn giản hóa, khách đến xông nhà chỉ cần mang theo những phong bao lì xì đỏ để mừng tuổi cho gia chủ, trẻ con trong nhà. Chủ nhà cũng tặng cho vị khách xông đất phong bao lì xì để chúc may mắn.

Nguồn gốc của tục xông nhà đầu năm

Tục xông đất [hay còn gọi là xông nhà hay đạp đất] vào đầu năm mới là phong tục cổ truyền được dân tộc ta giữ gìn qua bao thế hệ. Xông đất ngày Tết bắt nguồn từ mong muốn của ông bà ta về một năm thuận buồm xuôi gió, bình an và tránh được những tai ương, xui xẻo.

Không ai nhớ tục xông nhà bắt nguồn từ khi nào, chỉ nhớ từ rất lâu ông bà ta đã xem xông nhà như một nghi thức không thể thiếu vào mỗi dịp tết cổ truyền dân tộc. Khi đã bước qua thời khắc giao thừa là có thể xông đất.

Ý nghĩa của việc xông nhà [xông đất] đầu năm

Việc lựa chọn được người hợp tuổi xông nhà đầu năm sẽ đem đến tiền tài, thịnh vượng cho gia chủ suốt một năm. Vì vậy, nhiều gia đình tìm người xông nhà trước đó vài ngày với mong muốn có một năm may mắn, công danh, tài lộc, gia đình viên mãn.

Xông nhà vốn là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt. Ở một khía cạnh nào đó, nó còn mang ý nghĩa thắt chặt tình cảm giữa con người với nhau, gắn bó tình làng nghĩa xóm. Những lời chúc may mắn, bữa cơm ấm áp đầu năm thay cho những lời nói yêu thương dành cho nhau.

Xông nhà còn được áp dụng nhiều trong các trường hợp như tân gia nhà mới, chuyển đến nơi ở mới, xông nhà xả xui, hoặc chỉ đơn giản là thanh tẩy không khí để vượng khí ngôi nhà được tốt hơn.

Cách xông nhà năm mới như thế nào cho phải lễ

Những yếu tố phong thủy như màu sắc phong thủy hay bản mệnh được quan tâm trong các thủ tục phong thủy. Theo cách xông nhà truyền thống, gia chủ sẽ mời một người hợp tuổi với mình để là vị khách đầu tiên - cũng là người đầu tiên đặt chân vào nhà trong năm mới tính từ sau khoảnh khắc giao thừa cho đến sáng mùng 1.

Người xông nhà phải hợp tuổi với chủ nhà và con vật đại diện của năm đó, tránh tuổi “tứ hành xung” [4 con giáp khắc chế nhau trên nhiều phương diện cuộc sống được xếp vào cùng một nhóm]. Người xông nhà xong sẽ mừng tiền, chủ yếu là cho trẻ nhỏ trong gia đình. Sau đó chủ khách mỗi người một câu hoan hỉ chúc tụng nhau những điều tốt lành, chủ nhà sẽ thiết đãi vài món ăn hay trà nước.

Chuyện ăn uống này chỉ mang tính tượng trưng, cả khách và chủ cùng trò chuyện, nói những điều tốt lành may mắn. Sau khoảng 20 phút thì người xông nhà sẽ ra về. Sau khi đã tiếp người xông nhà đầu năm, những người khách khác đến chúc Tết sẽ không ảnh hưởng đến gia chủ dù tuổi có hợp hay không. Bên cạnh đó, không ít nhà cũng áp dụng thêm các cách xông nhà từ những nguyên liệu thiên nhiên nhằm tẩy uế, mang lại luồng khí tươi sáng và thịnh vượng cho gia đình.

Bài viết được đúc kết từ kinh nghiệm xông nhà ngày Tết của ông bà truyền lại. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về phong tục và truyền thống của người xưa. Tại sao bạn không tìm một người bạn hoặc bà con, hàng xóm xông nhà đầu năm để tăng thêm niềm vui và rộn ràng năm mới? Chúc bạn có một năm mới an lành và hạnh phúc.

Xem thêm: 

Tác giả: Team Cleanipedia 

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Chủ Đề