người mua được tài sản bán đấu giá thực hiện việc nộp tiền mua tài sản thi hành án ở đâu:

Tổng số trong ngày: 1,336

Tổng số trong tuần: 6,131

Tổng số trong tháng: 33,427

Tổng số trong năm: 440,378

Tổng số truy cập: 4,908,736

STO - Việc đấu giá và bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự [THADS] được pháp luật quy định chi tiết, cụ thể. Thế nhưng nhiều người vẫn có tâm lý e dè và không “mặn mà” để tham gia đấu giá khiến tài sản THADS bán nhiều lần vẫn không có người mua. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Sóc Trăng đã có buổi trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Uốt - Cục trưởng Cục THADS.

Phóng viên: Đồng chí vui lòng cho biết về tình hình kê biên, bán đấu giá tài sản hiện nay trong THADS?

Đồng chí Nguyễn Văn Uốt: Bán đấu giá là giai đoạn cuối cùng và quan trọng trong quá trình xử lý tài sản của người phải thi hành án để bảo đảm cho việc thi hành nghĩa vụ trả tiền trong THADS. Do được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, hiện trên địa bàn tỉnh đã thành lập được nhiều tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho chấp hành viên trong việc lựa chọn những tổ chức có đủ điều kiện, năng lực, uy tín, kinh nghiệm nên số lượng tài sản bán đấu giá thành ngày càng nhiều hơn so với trước đây, góp phần giúp cho cơ quan THADS hai cấp thực hiện đạt chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, việc tài sản kê biên, bán đấu giá không có người mua vẫn còn khá nhiều và hiện toàn tỉnh có khoảng 255 vụ việc đã cưỡng chế kê biên, bán đấu giá mà chưa có người mua. Điều này, cũng ảnh hưởng phần nào đến chỉ tiêu của ngành mà các cơ quan THADS cùng ngành chức năng có liên quan phải đau đầu tìm hướng giải quyết.

Phóng viên: Pháp luật quy định như thế nào về đấu giá và bán đấu giá tài sản trong THADS, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Văn Uốt: Hiện nay, việc bán tài sản trong công tác THADS được thực hiện theo quy định tại Điều 101 Luật THADS, có hai hình thức: bán đấu giá và bán không qua thủ tục đấu giá. Việc bán đấu giá đối với động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản do tổ chức bán đấu giá thực hiện. Chấp hành viên bán đấu giá tài sản kê biên trong các trường hợp: Tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản; động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Bán không qua thủ tục đấu giá do chấp hành viên thực hiện trong trường hợp tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản tươi sống, mau hỏng. Các trường hợp bán đấu giá được thực hiện theo Luật Đấu giá tài sản năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2017. Việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản là: Cơ quan thi hành án phải thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản – Bộ Tư pháp, việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định. Sau khi lựa chọn tổ chức đấu giá đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì chấp hành viên - người được phân công tổ chức thi hành bản án tiến hành ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn và cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền được bán tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó theo quy định.

Tổ chức đấu giá có trách nhiệm thông báo công khai việc đấu giá tài sản được quy định tại Điều 57 Luật Đấu giá tài sản. Đó là đăng thông báo công khai ít nhất 2 lần trên báo in hoặc báo hình Trung ương hoặc tỉnh. Mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất 2 ngày làm việc. Kết quả đấu giá tài sản là căn cứ để các bên ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.

Sau khi hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết, chấp hành viên - người được phân công tổ chức thi hành bản án có trách nhiệm giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật.

Phóng viên: Công tác bán đấu giá tài sản liên quan đến THADS có gặp khó khăn gì trong thời gian qua, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Văn Uốt: Công tác THADS gặp khó khăn, do pháp luật không quy định việc cơ quan THADS có chức năng kiểm tra các tổ chức bán đấu giá trong giai đoạn từ khi ký hợp đồng dịch vụ đấu giá đến khi kết thúc phiên đấu giá. Pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể về trình tự thủ tục chấp hành viên bán đấu giá và bán không qua thủ tục đấu giá. Bản thân chấp hành viên cũng chưa được đào tào về nghiệp vụ đấu giá nên cũng gặp không ít khó khăn.

Với lại, việc kê biên, bán đấu giá tài sản nhiều lần không có người mua có nhiều nguyên nhân: Do thị trường bất động sản trầm lắng, nhu cầu giao dịch bất động sản thấp; tâm lý e ngại khi mua tài sản liên quan đến thi hành án; có người kiêng kỵ cho rằng tài sản này không may mắn; người thì sợ phía bị thi hành án làm khó, không chịu giao tài sản... Trong khi, pháp luật đã có quy định chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của bên mua được tài sản bán đấu giá.

Phóng viên: Theo đồng chí cần phải làm gì để tháo gỡ những khó khăn trên?

Đồng chí Nguyễn Văn Uốt: Để tránh trường hợp các tổ chức đấu giá thông đồng, dìm giá, pháp luật cần quy định cơ quan THADS được quyền kiểm tra, giám sát quy trình tổ chức bán đấu giá của các tổ chức đấu giá từ giai đoạn ký hợp đồng dịch vụ đấu giá đến khi kết thúc phiên đấu giá. Đồng thời, cần quy định rõ về thời hạn đăng ký tham gia đấu giá và thời hạn nộp tiền đặt trước, tránh trường hợp thông đồng, thỏa thuận với nhau giữa những người tham gia đấu giá.

Bên cạnh đó, Cục THADS sẽ chỉ đạo cơ quan THADS hai cấp tập trung quyết liệt trong tổ chức thi hành các vụ việc bán đấu giá tài sản, đảm bảo theo đúng trình tự, thời gian luật định. Đối với chấp hành viên, tiếp tục xây dựng kế hoạch tổ chức từng việc bán đấu giá cụ thể báo cáo lãnh đạo đơn vị; thực hiện niêm yết thông tin bán đấu giá rộng rãi và đề nghị các đơn vị bán đấu giá tài sản thực hiện đúng quy định về công khai thông tin tài sản bán đấu giá. Chỉ đạo các chấp hành viên hướng dẫn đương sự lựa chọn hoặc tự mình lựa chọn các tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản có uy tín thực hiện việc thẩm định, bán đấu giá, đảm bảo việc tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá được thực hiện chuyên nghiệp, công khai, minh bạch.

Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn đồng chí!

SỚM MAI [Thực hiện]

Video liên quan

Chủ Đề