Nguyên nhân già hóa dân số trê

Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội “già hóa” sang xã hội “già”. Sự thay đổi nhân khẩu học này xảy ra ở Việt Nam không chỉ nhờ giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi thọ, mà phần lớn là do giảm mạnh tỷ lệ sinh. Tỷ lệ sinh giảm trong những thập kỷ qua đã tác động rất lớn tới cơ cấu dân số của Việt Nam, làm đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số.

Già hóa dân số đặt ra những cơ hội và thách thức về mặt kinh tế, xã hội, đồng thời đòi hỏi quốc gia thực hiện những thay đổi trong nền kinh tế. Già hóa dân số nhanh chóng cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong tương lai cũng như nhu cầu an sinh xã hội ngày càng tăng ở người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi. Khi tỷ lệ người cao tuổi tăng thì nhu cầu về các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu của họ cũng tăng theo. Việt Nam có hệ thống bảo trợ xã hội tương đối phát triển, tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận hệ thống bảo trợ xã hội của người cao tuổi, mở rộng phạm vi áp dụng của hệ thống bảo trợ xã hội quốc gia và chương trình trợ giúp xã hội. Ngoài ra, cần phải nhìn nhận rằng nhiều người cao tuổi có khả năng và mong muốn làm việc sau độ tuổi nghỉ hưu, đồng thời cần trao cơ hội hoạt động kinh tế cho người cao tuổi. 

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và chăm sóc xã hội tăng lên theo độ tuổi nên cần phải nỗ lực tăng thời gian sống khỏe mạnh. Nguy cơ khuyết tật cũng tăng lên theo độ tuổi, vì vậy đòi hỏi sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn. Ở Việt Nam, người cao tuổi thường nhận được sự chăm sóc từ các thành viên trong gia đình, nhưng hỗ trợ từ phía gia đình ngày càng trở nên khó khăn, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. 

Tình trạng phân biệt đối xử theo tuổi tác có thể xảy ra ở nhiều quốc gia, nhưng thường không được giải quyết. Không may, người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi, có xu hướng bị bạo lực gia đình. Sự gia tăng nhanh chóng của dân số cao tuổi đặt gánh nặng chăm sóc lên vai các thành viên trẻ tuổi trong gia đình, gây ra trạng thái căng thẳng và mức độ căng thẳng có thể biểu hiện ở hành vi ngược đãi người cao tuổi. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc báo cáo hay thừa nhận hành vi ngược đãi người cao tuổi bị coi là điều cấm kỵ và là vấn đề riêng tư trong gia đình. 

Già hóa dân số chắc chắn là một lĩnh vực cần sự quan tâm sâu sát của các nhà hoạch định chính sách và ra quyết định dựa trên phương pháp tiếp cận theo vòng đời. Mặc dù già hóa dân số đặt ra thách thức cho xã hội và nền kinh tế, song một bộ chính sách phù hợp sẽ cho phép cá nhân, gia đình và xã hội giải quyết những thách thức này và gặt hái những lợi ích mà nó mang lại. Do đó, cần hỗ trợ thanh niên phát triển, lên kế hoạch và chuẩn bị cho tuổi già để có thể giải quyết vấn đề già hóa dân số một cách chặt chẽ và toàn diện. 

UNFPA tại Việt Nam

UNFPA Việt Nam đã hỗ trợ Chính phủ xây dựng các chính sách và chương trình ứng phó với vấn đề già hóa dân số, với trọng tâm là áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời vào vấn đề già hóa dân số và coi người cao tuổi là nguồn lực chứ không phải gánh nặng trong quá trình phát triển bền vững. Cách tiếp cận theo vòng đời ủng hộ tiếp cận vấn đề già hóa dân số theo hướng toàn diện, phù hợp về giới trên cơ sở tôn trọng quyền, nhấn mạnh vào tính tuần tự của các sự kiện và các bước phát triển trong suốt cuộc đời của một con người. 

UNFPA hỗ trợ Việt Nam: 

  • Xây dựng khung pháp lý và chính sách áp dụng cách tiếp cận theo vòng đời mang tính chuyển đổi về giới để bảo vệ quyền của các cá nhân khi về già, trao quyền và giúp người cao tuổi hòa nhập xã hội trong các môi trường phát triển, các tình huống có khủng hoảng nhân đạo, đặc biệt liên quan đến khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực gia đình, cơ hội việc làm và đảm bảo tài chính; 
  • Phát triển hệ thống chăm sóc toàn diện, bao gồm cả chăm sóc tập trung và chăm sóc cộng đồng, chú trọng đến các nhóm dễ bị tổn thương như dân tộc thiểu số, người khuyết tật và nạn nhân của bạo lực gia đình; 
  • Hoạch định chính sách dựa trên bằng chứng về vấn đề già hóa và chăm sóc người cao tuổi cũng như truyền thông cho công chúng về vấn đề già hóa thông qua cách tiếp cận theo vòng đời mang tính chuyển đổi về giới; 
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân đầu tư cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi cũng như ứng dụng công nghệ số trong chăm sóc người cao tuổi.
     

Già hóa dân số là gì? Già hóa dân số là sự thay đổi về thành phần tuổi của dân số làm tăng tỷ lệ người cao tuổi do tỷ suất sinh giảm và/hoặc tuổi thọ trung bình tăng.

Già hóa dân số tiếng Anh là Population aging, đang diễn ra trên toàn thế giới, nhưng với thời gian không đồng đều. Già hóa dân số là hiện tượng nhân khẩu học thống trị của thế kỷ 21. Tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ tăng và sự phát triển của các nhóm quy mô lớn đến độ tuổi lớn hơn đang khiến tỷ lệ người cao tuổi tăng trên toàn thế giới. Hiện tượng già hóa dân số chưa từng có trong lịch sử loài người, kéo theo những thay đổi sâu rộng về nhu cầu và năng lực dân số, có những tác động đáng kể đến việc làm, tiết kiệm, tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, giá trị tài sản và cân bằng tài khóa.

Già hóa dân số là gì? Cách tính già hóa dân số

Các nhà nhân khẩu học sử dụng tháp tuổi / giới tính để minh họa sự phân bố dân số trên tất cả các nhóm tuổi.

Chỉ số tiêu chuẩn của già hóa dân số là tỷ số phụ thuộc vào tuổi già (OADR). Nó lấy số lượng những người đã đến tuổi nhận lương hưu và chia nó cho số người trưởng thành ‘trong độ tuổi lao động’ (16-64 tuổi) để đo dân số cao tuổi phụ thuộc so với những người trả tiền cho họ.

Già hóa dân số là gì? Biểu hiện của già hóa dân số

Tỉ lệ người cao tuổi tăng lên, tỉ lệ sinh giảm và dân số trong độ tuổi lao động cũng dần giảm đi.

Nguyên nhân già hóa dân số ở Việt Nam

Theo thống kê, Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh và số lượng người cao tuổi tăng cao trong những năm gần đây. Trong khoảng thời gian 2009-2019, người cao tuổi tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu, tương ứng với tăng từ 8,68% lên 11,86% tổng dân số. Như vậy, dân số cao tuổi chiếm 40% của tổng số dân tăng lên hàng năm. Cũng trong giai đoạn này, tổng dân số tăng trung bình 1,14%/năm thì dân số cao tuổi tăng tới 4,35%/năm.

Chênh lệch tỉ lệ sinh tử

Kinh tế phát triển, điều kiện sống thay đổi khiến tuổi thọ của người dân tăng cao, tỉ lệ sinh sản giảm đi (do năng lực sinh sản suy giảm, hai là do giới trẻ hiện nay có xu hướng trì hoãn sinh con để tập trung phát triển kinh tế).

Quan niệm của con người về sinh sản đã thay đổi

Quan niệm của người Việt rằng kết hôn và sinh con, thậm chí là sinh nhiều con cho vui cửa vui nhà đã là quá khứ. Hiện nhiều người trẻ suy nghĩ thoáng hơn, lo tập trung phát triển kinh tế, tận hưởng cuộc sống, sinh con là việc thứ yếu.

Áp lực kinh tế xã hội

Việc nuôi dạy con cái hiện nay đòi hỏi điều kiện tài chính vững vàng. Thực tế, gánh nặng kinh tế ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ sinh hiện nay của người Việt. Khi chưa có đủ năng lực để lo cho con cái một môi trường học tập, phát triển thực sự tốt thì nhiều người chưa sẵn sàng sinh con. Thay vào đó, họ tập trung phát triển kinh tế, tích lũy tiền đợi đến thời điểm thích hợp để sinh. Khi đó, họ chỉ sinh 1-2 con.

Nhận thức của con người đã thay đổi

Hiện nay, mọi người tập trung vào việc chăm sóc sức khỏe cá nhân để gia tăng tuổi thọ. Điều này khiến tuổi thọ trung bình có xu hướng tăng cao. Trong khi tỉ lệ sinh chưa đủ để cân bằng thì tình trạng dân số già là điều sớm muộn cũng sẽ xảy ra.

Thuận lợi và khó khăn của già hóa dân số

– Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.

– Khó khăn: 

+ Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế.

+ Nguy cơ suy giảm dân số.