Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống trong kiểm tra đánh giá

Đổi mới phương pháp dạy học đang thự hiện từng bước từ chuyển chương trinh giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lự của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì sang việc để ý xem học sinh vận dụng được những gì thông qua việc học. Để thực hiện được phương pháp này, đòi hỏi các giáo viên phải có một quy trình dạy học rõ ràng và chỉn chu. Thông qua bài viết này, Chúng tôi xin giới thiệu 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh để Quý bạn đọc có thể tham khảo.

Thế nào là dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh?

Chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh hay còn được gọi là dạy học đính hướng kết quả đầu ra, là việc các giáo viên thông qua kỹ năng nghiệp vụ của mình, cùng các phương pháp dạy học ưu việt để dạy và định hướng việc học cho học sinh, nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện của học sinh, từ phẩm chất, năng lực, đồng thời chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm trang bị cho các em những kỹ năng để xử lý các vấn đề trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Các đặc trưng cơ bản của Phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Dạy học thông qua việc tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập giúp học sinh có thể chủ động tiếp thu kiến thức chứ không hề bị động như trước kia, từ đó, tạo cho học sinh cách phản ứng trước mọi vấn đề. Để làm được như vậy, đòi hỏi giáo viên phải là một người biết điều phối quá trình dạy học.

– Rèn luyện cho học sinh cách khai thác và sử dụng tài liệu trong học tập. Đồng thời, giúp học sinh thực hiện các kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, tương tự, … để dần hình thành và phát triển tài năng sáng tạo.

– Tăng cường sự phối hợp, làm việc giữa cá nhân và tập thể để học sinh có thể làm quen với kỹ năng làm việc nhóm từ đó vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và tập thể để giải quyết nhiệm vụ học tập chung.

Bước 1: Xác định mục tiêu

Cần phân tích được mục đích đánh giá, mục tiêu học tập sẽ đánh giá. Đó là các mục tiêu về phẩn chất; năng lực chung; năng lực đặc thù.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá

– Cần xác định thông tin, bằng chứng về phẩm chất và năng lực của học sinh;

– Thông qua các phương pháp, công cụ đặc thù cần phải có để thu thập được thông tin hoặc bằng chứng về phẩm chất, năng lực của học sinh.

– Đồng thời, xác định rõ các cách xử lý thông tin và bằng chứng vừa mới thu thập được.

Bước 3: Thực hiện

– Tiến hành xây dựng các bộ câu hỏi, các bài tập, bảng kiểm, hồ sơ, hay phiếu đánh giá theo các tiêu chí đã định trước.

– Thực hiện theo các yêu cầu, kỹ thuật đối với các phương pháp, công cụ đã lựa chọn, thiết kế năng đạt mục tiêu kiểm tra, đánh giá, phù hợp với từng loại hình

Bước 4: Phân tích, xử lý kết quả

– Tiến hành chấm điểm cho học sinh dựa theo phương pháp định tính, định lượng, …

– Hoặc dựa vào các phần mềm đánh giá kết quả của học sinh.

Bước 5: Phản hồi

– Trước tiên, giáo viên phải tiến hành giải thích các kết quả mà giáo viên đã đưa ra cho học sinh.

– Sau khi giải thích về các đáp án, dựa vào các kết quả vừa thu được ở Bước 4, các giáo viên tiến hành đưa ra những nhận định về sự phát triển của học sinh về năng lực, phẩm chất của họ so với những mục tiêu và yêu cầu cần phải đạt được.

– Đồng thời, giáo viên tiến hành lựa chọn cách phản hồi kết quả đánh giá: Đó có thể là bằng điểm số, cũng có thể bằng nhận định hoặc nhận xét để mô tả phẩm chất, năng lực đạt được, …

– Cũng từ việc thu được kết quả đánh giá của học sinh, lắng nghe ý kiến của học sinh, từ đó sử dụng các phương pháp, ý tưởng để điều chỉnh hoạt động dạy học học, giáo dục nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh một cách tối đa.

Một vài đánh giá về quy trình 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh

– Có thể thấy, thông qua quy trình 05 bước, sẽ giúp học sinh phát huy một cách tối đa năng lực của bản thân; thông qua phương pháp này có thể rèn luyện cho học sinh đức tính tự giác trong học tập, giúp học sinh phản ứng nhanh trong mọi tình huống; đồng thời góp phần tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức có thể kiểm soát, quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra theo định hướng đã định sẵn.

– Tuy nhiên, bên cạnh đó, cần phải biết cách cân đối trong việc học cho học sinh, tránh trường hợp áp dụng quy trình một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học, sẽ làm cho học sinh bị mất một lượng lớn kiến thức cần có, từ đó làm mất tính cân bằng trong hệ thống kiến thức của các bạn ấy.

Trên đây là 5 bước trong dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh và một số vấn đề khác liên quan. Mong rằng đây sẽ là một nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong quá trình nghiên cứu và làm việc. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc để biết thêm nhiều thông tin, Quý bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

Academia.edu no longer supports Internet Explorer.

To browse Academia.edu and the wider internet faster and more securely, please take a few seconds to upgrade your browser.

Giáo dục tiểu học là gì? Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học là gì? Các nguyên tắc đánh giá kiểm tra học sinh tiểu học? Nội dung đánh giá và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học?

Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thông được chia thành ba cấp học đó là giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông. Trong quá trình học tập, các giáo viên tiến hành kiểm tra, đánh giá việc học tập của các học sinh. Hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh phải tuân theo những nguyên tắc do Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về các nguyên tắc trong kiểm tra, đánh giá học sinh cấp tiểu học.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Giáo dục tiểu học là gì?

Như ở trên đã viết và trong Luật Giáo dục năm 2019 đã quy định, thì giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông, như vậy, giáo dục tiểu học là một trong ba cấp của giáo dục phổ thông.

Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm; [điểm a, Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục năm 2019]. Giáo dục tiểu học mang mục tiêu chung của giáo dục phổ thông đó là nhằm phát triển toàn diện cho học sinh về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đồng thời hình thành các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân; bên cạnh đó giáo dục tiểu học mang mục tiêu quan trọng khác nữa đó là hình thành nhân cách con người Việt Nam và xây dựng trách nhiệm công dân từ khi các cá nhân còn nhỏ tuổi. 

2. Kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học là gì?

Tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT  ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định đánh giá học sinh tiểu học, thì “Đánh giá học sinh tiểu học” là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học. [Khoản 1 Điều 2 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học].

Như vậy, đánh giá học sinh tiểu học hiểu đơn giản là hoạt động do các giáo viên tiến hành, dựa trên quá trình học tập trên lớp của học sinh, dựa trên kết quả học tập, rèn luyện của học sinh,… để đưa ra những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của học sinh, từ đó hướng dẫn, chỉ bảo để học sinh học tập, rèn luyện, phát triển năng lực của bản thân. 

Hoạt động đánh giá học sinh tiểu học được tiến hành là đánh giá thường xuyên hoặc đánh giá định kỳ học sinh.  Trong đó, đánh giá thường xuyên là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học. Hoạt động đánh giá thường xuyên giúp cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh, để học sinh, giáo viên kịp thời điều chỉnh quá trình dạy học, hỗ trợ, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh. Còn đánh giá định kỳ là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. [Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Quy định Đánh giá học sinh tiểu học].

Như vậy, có thể thấy đánh giá thường xuyên được áp dụng ngay trong các giờ học trên lớp, các giáo viên thông qua hoạt động giảng dạy, tương tác với học sinh, cũng như việc thực hiện bài tập của học sinh,… để có những đánh giá học sinh kịp thời. Còn hoạt động đánh giá định kỳ được thể hiện thông qua hoạt động kiểm tra, thi như bài kiểm tra 1 tiết, thi giữa học kỳ, thi cuối kỳ,…

3. Các nguyên tắc đánh giá kiểm tra học sinh tiểu học

Nguyên tắc là những quy tắc xử sự chung điều chỉnh các mối quan hệ xung quanh theo những quan điểm tư tưởng nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo. Như vậy, nguyên tắc đánh giá kiểm tra học sinh tiểu học chính là cơ sở, nền tảng khi mà các giáo viên thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học phải tuân theo. Các nguyên tắc này đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học. 

Xem thêm: Học bạ lưu bao lâu? Mất học bạ tiểu học, cấp 2, cấp 3 phải làm thế nào?

Hiện nay, trong Quy định Đánh giá học sinh tiểu học được ban hành trong Thông tư số 27/2020/TT- BGDĐT không sử dụng tên “Nguyên tắc đánh giá” mà thay thế vào đó là sử dụng tên “Yêu cầu đánh giá” được quy định tại Điều 4 của Quy định Đánh giá học sinh tiểu học. Cụ thể, tại Điều 4 này quy định như sau:

“Điều 4. Yêu cầu đánh giá

1. Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của học sinh theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.

2. Đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kỳ bằng điểm số kết hợp với nhận xét; kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

3. Đánh giá sự tiến bộ và vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng, năng lực; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan; không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.”

Theo đó, đánh giá học sinh tiểu học cần phải đáp ứng các yêu cầu cần đạt được của mỗi môn học, các giáo viên dựa trên những biểu hiện của học sinh thể hiện trong từng môn học mà đánh giá. Không chỉ dừng lại trong phạm vi từng môn học, thì đánh giá học sinh tiểu học còn phải căn cứ vào những biểu hiện phẩm chất cũng như năng lực toàn diện của học sinh so với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông tiểu học đặt ra. Hoạt động đánh giá học sinh tiểu học được thực hiện vì sự tiến bộ của học sinh; đánh giá học sinh tiểu học coi trọng việc động viên, khuyến khích tính tích cực của học sinh và khuyến khích học sinh vượt khó trong học tập, rèn luyện của học sinh; hoạt động đánh giá này cũng vì giúp học sinh phát huy tất cả khả năng; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan.

Trong quá trình học tập, giáo viên và bạn bè trong lớp đánh giá kết quả học tập của học sinh, đồng thời xem xét đến sự tiến bộ của học sinh và xem xét sự cố gắng, vượt khó của các học sinh trong hoàn cảnh của học sinh đó. 

Hoạt động đánh giá toàn diện học sinh thông qua đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Trong quá trình học tập giáo viên có thể quan sát quá trình học tập của các học sinh đồng thời có thể tạo ra các môi trường vui chơi để tạo sự phát triển toàn tiện cho học sinh mặt khác cũng để đánh giá phẩm chất đạo đức, ý thức của các học sinh.

Xem thêm: Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 gồm những giấy tờ gì?

Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. Trong quá trình học tập học sinh không chỉ được sự quan tâm từ phía thầy cô, bạn bè mà còn được sự quan tâm từ bố mẹ. Tuy nhiên, ở độ tuổi này thì các học sinh chủ yếu ở trên trường lớp nên được sự quan tâm từ phía thầy cô, nhà trường là chủ yếu nên ngoài việc đánh giá của gia đình, bạn bè thì cần phải có đánh từ phía thầy cô là rất quan trọng. Đánh giá sự tiến bộ của học sinh, không so sánh học sinh này với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.

4. Nội dung đánh giá và phương pháp đánh giá học sinh tiểu học

Tại Quy định đánh giá học sinh tiểu học thì nội dung đánh giá và phương pháp đánh giá được quy định tại Điều 5.

Nội dung đánh giá học sinh tiểu học: Hoạt động đánh giá h có sinh tiểu học bao gồm việc đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình đồng thời thực hiện đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo và năng lực ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất. Như vậy, nội dung đánh giá học sinh tiểu học bao quát từ năng lực học tập đến các năng lực khác của học sinh. 

Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:

Phương pháp quan sát, trong phương pháp này, giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh. 

Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh, các giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.

Phương pháp vấn đáp phương pháp này được thực hiện thông qua việc giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin từ đó đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.

Cuối cùng là phương pháp kiểm tra viết, trong phương pháp này, các giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, có thể được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.

Xem thêm: Quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học

Video liên quan

Chủ Đề