Nhà Tần được hình thành như thế nào

Mục lục

  • 1 Lịch sử
    • 1.1 Nguồn gốc và thời kỳ đầu lập quốc
    • 1.2 Trở thành cường quốc
    • 1.3 Xâm lược các nước thời Chiến Quốc
  • 2 Thời đại Tần Thủy Hoàng
    • 2.1 Mở rộng về phía nam
    • 2.2 Các chiến dịch chống Hung Nô
  • 3 Văn hóa và xã hội
    • 3.1 Đời sống nhân dân
    • 3.2 Kiến trúc
    • 3.3 Triết học và văn học
    • 3.4 Chính quyền và quân sự
    • 3.5 Tín ngưỡng
  • 4 Sự sụp đổ của nhà Tần
    • 4.1 Trần Thắng khởi nghĩa
    • 4.2 Chương Hàm cứu vãn tình thế
    • 4.3 Lưu Bang, Hạng Vũ diệt Tần
  • 5 Nhận định
    • 5.1 Đặc điểm
    • 5.2 Nguyên nhân thất bại
  • 6 Các đời hoàng đế nhà Tần
  • 7 Thế phả nhà Tần
  • 8 Xem thêm
  • 9 Chú thích
    • 9.1 Phụ chú
    • 9.2 Chú thích nguồn tham khảo
  • 10 Tham khảo
    • 10.1 Nguồn chính
    • 10.2 Nguồn phụ
  • 11 Đọc thêm
  • 12 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Nguồn gốc và thời kỳ đầu lập quốcSửa đổi

Bản đồ thể hiện các nước lớn của Đông Chu

Vào thế kỷ IX trước Công nguyên, Tần Phi Tử, người được cho là hậu duệ của pháp quan thời thượng cổ là Cao Dao, được trao quyền cai trị thành Tần. Thành phố Thiên Thủy ngày nay là nơi tọa lạc của thành này. Trong thời kỳ trị vì của Chu Hiếu vương, vị vua thứ tám của nhà Chu, khu vực này được gọi là nước Tần. Vào năm 897 trước Công nguyên, dưới thời Chu Thiệu cộng hòa, khu vực này trở thành một vùng phụ thuộc được dùng làm nơi chăn nuôi và lai tạo ngựa.[3] Một trong những hậu duệ của Tần Phi Tử là Tần Trang công được Chu Bình Vương, vị vua thứ 13 của nhà Chu sủng ái. Con trai của Trang công tức Tần Tương công được phong làm tướng và cử đi về phía đông đánh Tây Nhung. Sau khi đuổi được quân Tây Nhung lui về Kỳ Sơn và được cấp đất phong hầu, ông chính thức thành lập nhà Tần.[4]

Nhà Tần lần đầu tiên bắt đầu một cuộc viễn chinh quân sự vào miền trung Trung Quốc vào năm 672 trước Công nguyên dù họ không tham gia vào bất kỳ cuộc xâm lược lớn nào do mối đe dọa từ các bộ lạc lân cận. Tuy nhiên, đến đầu thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, các bộ tộc lân cận đều đã bị khuất phục hoặc bị chinh phục, tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa bành trướng nước Tần.[5]

Nước Tần phần lớn nằm ở châu thổ sông Vị, nơi người Khuyển Nhung đã huỷ diệt nền văn minh nhà Chu và buộc Chu Bình Vương phải dời đô vào năm 770 TCN. Tần là một trong 17 nước nhỏ tạo thành nền văn minh nhà Chu và bị các nước khác coi là thấp kém, bán khai vì nó thu hút nhiều người Khuyển Nhung. Tần còn giữ được tinh thần thượng võ và tính mạnh mẽ của những người chăn thả du mục và là cầu nối thương mại giữa nền văn minh nhà Chu và các vùng đất du mục ở Trung Á, một nền thương mại sẽ góp phần vào sự giàu mạnh của Tần.

Trở thành cường quốcSửa đổi

Bản đồ thời chiến quốc vào năm 350 TCN

Trong thời Chiến Quốc, Thương Ưởng [361-338 trước Công nguyên], một người ủng hộ trường phái Pháp gia đã trở thành thừa tướng của nước Tần. Với tư cách thừa tướng, Thương Ưởng đã bắt đầu tổ chức nhà nước Tần theo các nguyên lý của Pháp gia. Ông thuyết phục vua Tần áp dụng luật pháp cho mọi người dân. Với việc này, ông ủng hộ việc sử dụng người có thực tài hơn là áp dụng cha truyền con nối. Ông thưởng cho những người can đảm ngoài mặt trận. Ông không khinh thường thương nghiệp của Khổng giáo mà khuyến khích thương mại và lao động. Ông khuyến khích chế tạo vải vóc để trao đổi với các nước khác. Ông đe doạ bắt làm nô lệ bất kỳ một người nào đủ sức khoẻ mà không chịu làm việc. Và ông khuyến khích nhập cư: ông mời những người tài năng và học thức từ nước khác đến Tần, ông trao cho những người nông dân tới từ nước khác một mảnh đất hoang, hứa miễn đi lính cho họ. Thương Ưởng cũng giúp xây dựng kinh đô Hàm Dương của nhà Tần từ giữa thế kỷ IV trước Công nguyên. Kinh đô mới gần giống với kinh đô của các nước khác thời đó.[6]

Rất nhiều người từ nước khác đến Tần, làm tăng sức dân của Tần và sản xuất lương thực và làm quân đội của nó mạnh mẽ thêm. Quy mô của quân đội đã trở nên lớn hơn – quân đội không còn là những đội quân trong tay tầng lớp quý tộc nữa. Với việc những người dân thường đổ xô vào quân đội Tần, Tần vương đã có thể giảm bớt quyền lực của giới quý tộc và địa chủ. Trong một chiến dịch mang tính cách mạng, vua Tần chia các lãnh địa bên trong của mình thành các quận huyện được quản lý bởi các quan chức được chỉ định hơn là bởi tầng lớp quý tộc – trong khi việc phân chia quyền lực của giới quý tộc ở các nước khác dưới thời nhà Chu chỉ được tiến hành một cách tuần tự.

Đáng chú ý, trường phái Pháp gia của nhà Tần khuyến khích cách đánh trận thực tế và tàn nhẫn.[7] Trong thời Xuân Thu, một tư tưởng được chấp nhận rộng rãi là trong chiến tranh không được hành xử một cách tiểu nhân, các tướng chỉ huy tôn trọng những gì họ tin là quy tắc vàng trên chiến trường.[8] Một ví dụ điển hình là khi Tống Tương công đánh nhau với nước Sở trong thời Chiến Quốc, ông từ chối một cơ hội để tấn công địch khi họ đang băng qua sông. Sau khi quân Sở băng qua sông và dàn trận, Tấn Tương công bị đánh bại. Sau đó, khi các quân sư của ông trách ông vì sự lịch sự quá mức với kẻ thù, ông vặn lại, "Hiền nhân không đè bẹp kẻ yếu đuối, cũng không ra lệnh tấn công cho đến khi kẻ thù hình thành hàng ngũ của họ".[8]

Nhà Tần không coi trọng điều này, luôn tận dụng điểm yếu của đối phương để giành thắng lợi. Một nhà quý tộc ở nước Ngụy đã chỉ trích nước Tần là "tham lam, ngoan cố, hám lợi và không hề chân thành. Nước Tần không biết gì về các quy tắc, cách hành xử trong các mối quan hệ, đạo đức và nếu thấy có lợi, họ sẽ từ bỏ những mối quan hệ thân thiết như những con thú".[9] Nhờ trường phái Pháp gia này, cộng thêm việc lãnh đạo hiệu quả, sử dụng nhân tài từ các nước khác và ít có sự phản kháng từ trong nước khiến nước Tần trở nên hùng mạnh.[10]

Một lợi thế khác của nhà Tần là họ có một đội quân đông đảo, hiệu quả.[chú 1] và những vị tướng có tài. Họ cũng sử dụng những phát triển mới nhất về vũ khí và vận tải, thứ mà nhiều kẻ thù của họ thiếu. Những phát triển sau này cho phép khả năng cơ động cao hơn trên một số dạng địa hình khác nhau, vốn phổ biến ở hầu hết các vùng của Trung Quốc. Như vậy, về cả tư tưởng và thực tiễn, nhà Tần đều vượt trội hơn hẳn các nước khác về mặt quân sự.[11]

Cuối cùng, nhà Tần có một lợi thế địa lý do màu mỡ và vị trí chiến lược, được bảo vệ bởi những ngọn núi khiến nước này có một thành trì tự nhiên.[chú 2] Sản lượng nông nghiệp tăng đã giúp nhà Tần duy trì được một đội quân lớn với lương thực và tài nguyên thiên nhiên;[12] Vị Hà được xây dựng vào năm 246 trước Công nguyên đặc biệt có ý nghĩa về mặt này.[13]

Khi Tần Hiếu Công chết, Thương Ưởng bị bỏ lại mà không có sự bảo vệ nào ở triều đình. Những kẻ thù ghen tức và đói quyền lực trong triều đình hành quyết Thương Ưởng, nhưng sự giàu mạnh và sức mạnh của Tần vẫn còn đó. Các vị vua đời sau của Tần nhận ra những lợi ích mà biến pháp của Thương Ưởng đem lại. Do đó vị vua kế nghiệp Tần Hiếu công là Tần Huệ Văn công vẫn duy trì biện pháp và chỉ giết Thương Ưởng để xoa dịu giới quý tộc. Quân Tần bắt đầu giành thắng lợi trong những trận đánh lớn. Năm 311 TCN, Tần mở rộng về phía nam chống lại những kẻ du mục và ở đó họ lập ra thành phố Thành Đô. Năm 256 TCN, Tần mở rộng tới lãnh thổ vốn thuộc nhà Chu - một vùng xung quanh Lạc Dương gồm khoảng 30.000 người và 36 làng. Một hoàng tử nhà Chu phản công, gắng sức chiếm lấy ngôi nhà Chu cho mình. Quân đội Tần đánh bại ông ta và nhà Chu chấm dứt.

Xâm lược các nước thời Chiến QuốcSửa đổi

Bài chi tiết: Chiến tranh thống nhất Trung Hoa của Tần

Bản đồ thể hiện sự thống nhất của Tần trong suốt thời gian từ 230–211 trước Công nguyên

Cuối thời Chiến Quốc, còn lại 7 nước chính tranh giành quyền lực là Triệu, Ngụy, Hàn, Sở, Yên, Tề, Tần. Những người cai trị những nước này đều xưng vương thay vì tước hiệu nhỏ hơn ở giai đoạn trước. Tuy vậy, không ai khẳng định rằng mình nắm "Thiên mệnh" như là những vị vua nhà Chu và cũng không có quyền hiến tế — họ giao việc này cho các vị vua nhà Chu.[14]

Năm 246 TCN, Triệu Chính, con trai 13 tuổi của Tần Trang Tương Vương kế ngai vàng. Sau 16 năm cai trị, Tần Vương Chính bắt đầu cho tiến hành những chiến dịch xâm chiếm cuối cùng.

Trước cuộc chinh phục của họ vào thế kỷ IV và III trước Công nguyên, nhà Tần đã phải chịu một số thất bại. Thương Ưởng bị Tần Huệ Văn Vương xử tử vào năm 338 trước Công nguyên do mối hận thù cá nhân từ thời còn nhỏ. Cũng có một cuộc xung đột nội bộ về sự kế vị của Tần vào năm 307 trước Công nguyên, điều này đã phân tán phần nào sức mạnh của nhà Tần. Tần bị đánh bại bởi một liên minh của các nước khác vào năm 295 trước Công nguyên và ngay sau đó lại phải chịu một thất bại khác trước nước Triệu vì phần lớn quân đội của họ lúc đó đang phòng thủ chống lại Tề. Tuy nhiên, chính khách hiếu chiến Phạm Thư [范 雎] lại sớm lên nắm quyền thừa tướng ngay cả khi vấn đề kế vị đã được giải quyết, ông bắt đầu chính sách bành trướng từ nhà Tấn và nhà Tề, tiếp đó chinh phục các quốc gia khác.[15]

Năm 230 TCN, Tần xuất quân đánh Hàn và chiếm thủ đô của họ là Tân Trịnh cùng năm đó. Hàn từng bị Tần đánh bại nhiều lần, lại là nước nhỏ yếu nhất trong 7 nước nên là nước đầu tiên bị diệt. Hàn Vương An sợ hãi vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất.

Năm 229 TCN, Tần Vương Chính ra lệnh điều quân lên đánh nước Triệu. Tướng Triệu khi đó là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xúi Quách Khai nói rằng Lý Mục đang có âm mưu tạo phản. Triệu U Mục Vương nghe lời gièm pha, bèn giết chết Lý Mục. Tần chớp thời cơ Lý Mục chết và nước Triệu bị động đất vào năm 229 TCN để dồn ép quân Triệu đến đường cùng. Năm 228 TCN, quân Tần chiếm kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu Vương Thiên.

Năm 227 TCN, sau khi bị Kinh Kha ám sát hụt, Tần Vương Chính hạ lệnh cho quân Tần dưới sự chỉ đạo của Vương Tiễn và phó tướng Mông Vũ tấn công vào đất Yên. Yên Vương trong thế bị dồn ép đã giết Thái tử Đan [người đã ra lệnh cho Kinh Kha ám sát Triệu Chính], dâng thủ cấp để cầu hòa. Quân Tần chấp nhận lời cầu hòa và không xâm lược Yên trong vòng 3 năm tiếp theo.

Năm 225 TCN, Vương Bí chỉ huy quân Tần đánh kinh đô Đại Lương [nay gọi là Khai Phong] của Ngụy, cho quân dẫn nước sông Hoàng Hà làm ngập thành khiến hàng vạn binh lính và dân thường thiệt mạng. Ngụy Vương Giả không chống nổi phải ra hàng.

Năm 222 TCN, quân Tần dưới sự chỉ huy của Vương Bí tấn công vào Liêu Đông, tiêu diệt tàn dư của quân Yên từ trận chiến trước, bắt giữ Yên Vương Hỉ và đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nước Yên. Diệt Sở????? Năm 221 TCN, Doanh Chính lấy cớ Tề Vương Kiến đem 30 vạn quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam tiến vào kinh đô Lâm Truy. Nước Tề suốt mấy chục năm không động binh đao, dân quen liềm hái hơn cung nỏ vì vậy thấy quân Tần hùng hậu tiến vào thì mau chóng tan vỡ. Tề Vương Kiến quyết định không gây chiến và đầu hàng quân Tần. Cả sáu nước hoàn toàn bị thôn tính.

Thời kỳ Chiến Quốc kết thúc. Doanh Chính trở thành vua của toàn Trung Hoa. Ông lấy tước hiệu là Thủy Hoàng Đế [始皇帝][16][chú 3], trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa, vượt qua các thành tựu của các vị vua nhà Chu.[17] Việc chinh phục sáu nước, Tần Thủy Hoàng đã sử dụng tài thuyết phục hiệu quả và chiến lược lấy làm gương. Ông củng cố vị trí thống trị độc tôn của mình sau sự thoái vị của thừa tướng Lã Bất Vi. Các nước do hoàng đế thành lập được giao cho các quan lại tận trung thay vì đặt gánh nặng lên người thuộc hoàng tộc.[17] Vị tân hoàng đế ra lệnh tịch thu tất cả vũ khí không thuộc quyền sở hữu của nhà Tần và nấu chảy. Số kim loại thu được đủ để xây dựng mười hai bức tượng lớn tại kinh thành Hàm Dương.[18]

Trung Quốc thời Tần, Hán

Mục a

Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà, Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh nhằm xâu xé và thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.

Đến thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế - quân sự mạnh hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chia cắt lãnh thổ.

a] Sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc

- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc.

- Các giai cấp mới được hình thành.

+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

+ Nông dân: bị phân hoá.

Một bộ phận giàu có trở thành giai cấp bóc lột;

Một số khác vẫn giữ được ruộng đất để cày cấy trở thành nông dân tự canh.

Số còn lại là những người rất nghèo, không có ruộng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy - gọi là nông dân lĩnh canh. Họ nhận ruộng và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.

=> Đến đây, quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.Chế độ phong kiến được xác lập.

Mục b

b] Thời Tần [221 TCN -206 TCN]

- Tần Thuỷ Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây dựng bộmáy chính quyền phong kiếntập quyền.

- Vua Tần xưng là Hoàng đế, là đấng tối caocó quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước.

- Dưới vua có hệ thống quan văn, quan võ. Thừa tướng đứng đầu các quan văn, Thái uý đứng đầu các quan võ. Đây là hai chức quan cao nhất của triều đình để giúp Hoàng đế trị nước ; ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực...

- Hoàng đế còn có một lực lượng quân sự lớn để duy trì trật tự xã hội, trấn áp các cuộc nổi dậy trong nước, tiến hành chiến tranh xâm lược với bên ngoài.

- Hoàng đế chia đất nước thành các quận, huyện; đặt các chức quan Thái thú[ở quận] và Huyện lệnh [ở huyện]. Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và luật pháp của nhà nước.

Trung Nguyên cuối thời Xuân Thu [thế kỉ V TCN]

Mục c

c] Nhà Hán [206 TCN - 220]

- Nhà Tần tồn tại được 15 năm, rồi bị cuộc khởi nghĩa nông dân do Trần Thắng,Ngô Quảng lãnh đạo làm cho suy sụp. Lưu Bang, một địa chủ phong kiến lên ngôi, lập ra nhà Hán [206 TCN - 220].

- Các hoàng đế triều Hán tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử cả con em gia đình địa chủ tham gia vào chính quyền.

- Từ đất gốc của Trung Hoa ở vùng trung lưu sông Hoàng, nhà Tần và nhà Hán đã lần lượt đoạt lấy vùng thượng lưu sông Hoàng [Cam Túc], thôn tính vùng Trường Giang cho đến lưu vực sông Châu, lấn dần phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần - Hán

ND chính

Sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc và tình hình Trung Quốc thời Tần, Hán.

Sơ đồ tư duy Trung Quốc thời phong kiến

Loigiaihay.com

  • Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

    Tóm tắt mục 2. Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường

  • Trung Quốc thời Minh, Thanh

    Tóm tắt mục 3. Trung Quốc thời Minh, Thanh. Đầu thế kỉ XIII, trên thảo nguyên Mông cổ

  • Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến

    Tóm tắt mục 4. Văn hoá Trung Quốc thời phong kiến

  • Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 30 SGK Lịch sử 10

  • Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường là gì ?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 31 SGK Lịch sử 10

  • Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 10

  • Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

  • Những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn hoá, tín ngưỡng của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, cư dân Lâm Ấp - Cham-pa và cư dân Phù Nam là gì ?

    Giải bài tập 4 trang 79 SGK Lịch sử 10

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Quảng cáo

Đề bài

Nhà Tần đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc như thế nào?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào quá trình thống nhất của nhà Tần

Lời giải chi tiết

Từ thế kỉ XXI đến thế kỉ III TCN, lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại Hạ Thương, Chu. Sau triều đại nhà Chu, Trung Quốc lại bị chia thành nhiều nước nhỏ. Trong đó, nước Tần có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất, lần lượt tiêu diệt các đối thủ.

Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế. Nhà Tần chia cắt đất nước thành các quận, huyện, đặt các chức quan cai quản, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.

Để củng cố sự thống nhất đất nước, nhà Tần còn áp dụng chế độ đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật chung trên cả nước.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Trả lời câu hỏi mục 3 trang 41 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Hãy xây dựng đường thời gian từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy

  • Trả lời câu hỏi mục 4 trang 42 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Kể tên một số thành tựu văn minh tiêu biểu của Trung Quốc thời cận đại.

  • Soạn giải bài 1 phần Luyện tập - vận dụng trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại có những đặc điểm gì nổi bật? Những đặc điểm đó tác động như thế nào đến sự hình thành nền văn minh của quốc gia này?

  • Soạn giải bài 2 phần Luyện tập - vận dụng trang 43 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Trong các thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ đại, em thích nhất thành tựu nào? Vì sao?

  • Trả lời câu hỏi mục 1 trang 40 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Theo em, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang đã tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại.

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- KNTT - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề