Tại sao bạn phù hợp để trở thành một thành viên của hỏi đồng học sinh

Trả lời câu hỏi phỏng vấn: Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí này?

Ví dụ: Tôi là người thực sự đam mê hóa học. Đó là lý do tại sao tôi dự định học chuyên ngành hóa học và một ngày nào đó trở thành một kĩ sư! Tôi đã gia nhập CLB Hóa Học từ khi học cấp 3. Ngoài giờ học, tôi thích đi chụp ảnh hoặc hoạt động tình nguyện tại các mái ấm tình thương cho những trẻ em cơ nhỡ tại địa phương.

Vì sao đây là một câu trả lời tốt? Câu trả lời này bao gồm rất nhiều chi tiết chỉ trong vài câu súc tích.

  • Kế hoạch tương lai xa: Trở thành một kĩ sư
  • Kế hoạch tương lai gần: Học ngành Hóa học
  • Hoạt động liên quan đến đam mê: Tham gia CLB Hóa Học
  • Điểm sáng về tính cách: Tinh thần giúp đỡ người khác
  • Sở thích của bản thân: nhiếp ảnh

  • Câu hỏi: Điểm mạnh/yếu nhất của bản thân là gì?

Câu hỏi này giúp người phỏng vấn học bổng tìm hiểu xem bạn có phải là một người hiểu bản thân mình không. Khi nói về điểm mạnh của mình, đừng khiêm tốn mà hãy tự tin thể hiện con người của bạn, nên dẫn chứng các ví dụ dể chứng minh lời nói của mình. Đối với điểm yếu, hãy cố gắng vẽ nó như một điều gì đó về bản thân mà bạn đang cố gắng cải thiện hoặc một trở ngại mà bạn muốn vượt qua. Và cũng đừng quên đưa ra ví dụ cụ thể nhé.

  • Câu hỏi: Hãy mô tả một trải nghiệm trong cương vị lãnh đạo của bạn?

Kinh nghiệm lãnh đạo không phải là một điều gì đó cao siêu mà có thể chính là vai trò lớp trưởng, lớp phó, hoặc đội trưởng của một nhóm hội nào đó trong và ngoài trường học. Nếu bạn chưa từng trải nghiệm những vị trí đó, bạn có thể nói rằng mình là hình mẫu cho anh chị em hoặc các học sinh khác, hoặc bạn có thể kể một trường hợp mà bạn đã phải đảm nhiệm vai trò lãnh đạo để giải quyết vấn đề mà không cần đảm nhận một vị trí chính thức nào.

  • Câu hỏi: Kể về một sai lầm lớn của bạn hoặc trở ngại nào đó mà bạn phải vượt qua

Điều quan trọng nhất trong câu trả lời trong vế đầu của câu hỏi là bạn đã sửa chữa và học hỏi từ lỗi lầm đó như thế nào. Điều người phỏng vấn học bổng muốn nghe chính là cách bạn đối đầu, chịu trách nhiệm và đề ra phương án giải quyết sai lầm đó. Ở vế hai, bạn cũng có thể hướng câu trả lời theo vế đầu. Trở ngại đó có thể liên quan đến cuộc sống gia đình, quan hệ xã hội hay trong việc học tập và hoạt động ngoại khóa.

  • Câu hỏi: Kể về một khoảnh khắc đáng tự hào vì thành tích cá nhân

Ở câu hỏi này, bạn hãy chọn một sự kiện hay câu chuyện có liên quan đến yêu cầu/hình mẫu lý tưởng để đạt học bổng để củng cố thêm năng lực và phẩm chất của bạn.

  • Câu hỏi: Bạn có tham gia các hoạt động ngoại khóa nào không?

Liệt kê một số hoạt động ngoài giờ chính [không nên kể hết một danh sách dài ngoằng những gì bạn đã làm]. Chú trọng những hoạt động liên quan đến kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, và phù hợp với sở thích về học tập lẫn kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Chẳng hạn nếu bạn muốn theo học ngành Truyền thông, thì các trải nghiệm như viết bài cộng tác cho báo, hay quản lý các kênh mạng xã hội chính là điểm cộng sáng giá.

  • Câu hỏi: Kể về người mà bạn ngưỡng mộ hoặc hướng tới, và vì sao?

Với câu hỏi phỏng vấn học bổng này, bạn có thể chọn một ai đó trong cuộc sống hoặc nghề nghiệp có ảnh hưởng với bạn, miễn sao bạn lý giải được tại sao hình mẫu lý tưởng đó có tác động đến bạn, và sự ảnh hưởng đó mang lại những bài học tích cực thế nào đế bạn.

  • Câu hỏi: Kể về một người hoặc một sự kiện trong đời đã thay đổi bạn.

Bạn có thể chọn một trải nghiệm tích cực đã giúp bạn thay đổi, để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Nếu kể một trải nghiệm tiêu cực thì bạn hãy kể nó đã giúp bạn trở nên thay đổi tích cực hơn theo cách nào.

  • Câu hỏi: Bạn có từng học được gì từ một ai đó rất khác bạn không?

Đây là một câu hỏi mà bạn phải suy nghĩ trước ở nhà vì một câu trả lời tốt sẽ cho người phỏng vấn thấy được sự linh hoạt trong suy nghĩ, cũng như khả năng học hỏi, tiếp nhận của bạn.

  • Câu hỏi: Theo bạn, vấn đề nào trên thế giới đang được coi là cấp bách nhất? Vì sao?

Các du học sinh tương lai các ngành xã hội, chính trị thường sẽ gặp câu hỏi này. Đây là cách để đơn vị cấp học bổng đánh giá khả năng cập nhật và sự nhạy cảm của bạn trước tình hình thời sự. Khi gặp câu hỏi phỏng vấn học bổng này, bạn nên tránh các chủ đề gây tranh cãi hoặc bất cứ thứ gì liên quan đến chính trị và tôn giáo - trừ khi những chủ đề đó phù hợp với hình mẫu lý tưởng của học bổng. Nếu người phỏng vấn bày tỏ quan điểm đối lập, nên chăm chú lắng nghe và đón nhận điều đó một cách xây dựng.

  • Câu hỏi: Bạn đã từng du lịch nước ngoài chưa và đã từng đi đâu?

Đây không đơn thuần là một câu hỏi về trải nghiệm du lịch của cá nhân, mà còn là cách để người phỏng vấn hiểu được sự cởi mở của bạn với những nền văn hóa khác biệt. Khi kể về một trải nghiệm bản thân ở một đất nước khác, bạn nên chú trọng vào những thứ bạn đã học được trong chuyến du lịch đó – đó có thể là về khía cạnh văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử, hoặc một yếu tố nào khác trong quá trình tham quan. Một lần nữa, hãy nghĩ về tiêu chí cấp học bổng của chương trình để bạn đưa ra câu trả lời có lợi cho bản thân nhất.

>> 10 suy nghĩ cản trở bạn đến với học bổng du học

Đoàn viên là gì?

Đoàn viên là thành viên nằm trong hàng ngũ Đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, những cá nhân được đứng trong hàng ngũ này là những cá nhân có những tố chất về đạo đức tốt, có tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, lối sống văn hóa lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động có ích cho xã hội, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước.

Đoàn viên thành niên là điển hình của những tấm gương tiên tiến, là thành viên của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đây là một tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước.

1. Tell me a little about yourself. [Hãy giới thiệu về bản thân của bạn]

Phỏng vấn tiếng Anh giới thiệu bản thân là câu hỏi thường gặp đầu tiên. Ở câu hỏi này, người phỏng vấn thực ra không hỏi để tìm câu trả lời. Điều mà họ nhìn nhận ở đây là sự tự tin, nhiệt huyết và niềm đam mê qua câu trả lời của bạn thể hiện. Đây chính là cơ hội tuyệt vời nhất để bạn thể hiện kỹ năng giao tiếp của mình và gây ấn tượng với họ.

Trả lời:

Câu trả lời của sinh viên mới ra trường:

Hello. My name is Trang. I’m 23 years old. I graduated from Foreign Trade University where I majored in Finance and Banking. I have an internship as an teller at VietNam International Bank last year. I am a very motivated person and a fast learner. I enjoy taking part in group activities and can also manage my schedule well.

Câu trả lời của người đi làm có kinh nghiệm:

Hello, my name is Vu. I am 28 years old. I completed my Business Administration degree in 2012 from Vietnam National University. I have worked as a headhunter for Navigos Search company for 5 years from a fresher to a manager. My qualifications and work experience make me a suitable candidate for the profile. I am looking to join your organization to explore new dimensions and for the further development of my skills.


Những mẹo trả lời câu hỏi phỏng vấn dễ dàng và thuyết phục nhất

1. Cập nhật những câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ phổ biến nhất hiện nay

Cập nhật những câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ phổ biến nhất hiện nay

Tham gia vào các câu lạc bộ là nhu cầu của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn sinh viên muốn được rèn luyện các kỹ năng, kinh nghiệm cho bản thân, phục vụ cho quá trình học tập và công việc trong tương lai. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào các câu lạc bộ, các bạn cũng cần phải trải qua các vòng ứng tuyển nộp đơn, phỏng vấn, teamwork giống như quá trình xin việc làm hiện nay. Dưới đây là những câu hỏi thường được đưa ra nhiều nhất trong vòng phỏng vấn vào câu lạc bộ, hãy cùng tham khảo nhé!

1.1. Câu 1 – Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình cho chúng tôi biết được không?

Giới thiệu về bản thân là câu hỏi không thể thiếu trong bất kỳ vòng phỏng vấn câu lạc bộ nào. Bởi thực tế, một số mẫu đơn ứng tuyển câu lạc bộ sẽ không có mục này mà chỉ bao gồm tên, lớp, khoa, cùng một số thông tin khác về chuyên môn hoạt động của câu lạc bộ. Do đó, mở đầu vòng phỏng vấn, các trưởng ban, trưởng câu lạc bộ sẽ yêu cầu các bạn giới thiệu sơ lược để họ nắm được thông tin cơ bản nhất trước khi đi đến các câu hỏi khác.

Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân mình cho chúng tôi biết được không?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, bạn chỉ cần nêu một cách ngắn gọn về họ tên, tuổi, lớp, khoa, trường [nếu câu lạc bộ ở ngoài trường bạn theo học], một số thông tin liên quan đến tính cách, sở thích của bạn để người phỏng vấn nắm được.

Ví dụ “Chào anh/chị! Em tên là Phùng Minh Hiếu, sinh năm 2001, học lớp VHH7B khoa Văn hóa học trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Em là người năng động, thích tham gia vào các hoạt động sôi nổi, yêu thích lĩnh vực tổ chức sự kiện, truyền thông, quảng bá. Hy vọng sẽ có cơ hội được gia nhập câu lạc bộ Truyền thông và thực hiện đam mê của mình cùng câu lạc bộ.”

1.2. Câu 2 – Bạn biết gì về câu lạc bộ của chúng tôi?

Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn khẳng định việc bạn đã tìm hiểu kỹ về câu lạc bộ của họ trước đó hay chưa? Thông qua đây, họ sẽ đánh giá được bạn có đam mê và mong muốn thực sự được tham gia vào câu lạc bộ hay không?

Gợi ý trả lời: Khi được hỏi câu này, bạn hãy đảm bảo mình đã có quá trình tìm hiểu và nắm rõ được các thông tin về câu lạc bộ ứng tuyển. Cụ thể, bạn cần nêu được các vấn đề về tên, thời gian thành lập, số lượng thành viên, có các ban nào đang hoạt động, câu lạc bộ hoạt động về lĩnh vực gì?,... Đây đều là những thông tin cơ bản và các bạn có thể tìm thấy ngay trên các trang fanpage của câu lạc bộ, hỏi từ những người quen có tham gia vào câu lạc bộ.

Bạn biết gì về câu lạc bộ của chúng tôi?

Ví dụ, bạn ứng tuyển vào câu lạc bộ truyền thông của trường Đại học văn hóa Hà Nội và trả lời câu hỏi này như sau: Em biết đến câu lạc bộ truyền thông của trường thông qua một người chị khóa trước. Do đó em đã tìm hiểu và biết được rằng câu lạc bộ đã hoạt động được 5 năm về lĩnh vực truyền thông – sự kiện. Hiện nay, câu lạc bộ đang có 50 thành viên với 4 ban hoạt động chính là truyền thông – đối ngoại, nội dung, kỹ thuật và ban phong trào nghệ thuật,...”

1.3. Câu 3 – Tại sao bạn lại lựa chọn tham gia vào câu lạc bộ này?

Câu hỏi này tập trung khai thác về mục đích cũng như đam mê của bạn như thế nào đối với lĩnh vực mà câu lạc bộ đang hoạt động. Qua đây, người phỏng vấn sẽ đánh giá được bạn có thực sự phù hợp với tiêu chí mà câu lạc bộ đưa ra, mục tiêu phát triển của câu lạ bộ hay không?

Tại sao bạn lại lựa chọn tham gia vào câu lạc bộ này?

Gợi ý trả lời: Bạn có thể nói bởi mình yêu thích lĩnh vực này, thích tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng, giúp đỡ người khác hay ngành học có liên quan đến các hoạt động mà câu lạc bộ đang triển khai hướng tới,... Ngoài ra, việc tham gia vào các câu lạc bộ cũng giúp rèn luyện thêm các kỹ năng, kinh nghiệm phục vụ cho quá trình học tập, làm việc sau này.

1.4. Câu 4 – Bạn đã từng tham gia câu lạc bộ nào chưa? Vai trò của bạn trong các câu lạc bộ đó như thế nào?

Người phỏng vấn thường đưa ra câu hỏi này với mục đích tìm hiểu xem bạn đã từng có kinh nghiệm và tham gia vào các câu lạc bộ nào rồi hay đây là câu lạc bộ đầu tiên? Điều này cũng giúp họ có thể đưa ra nhìn nhận, đánh giá về khả năng của các bạn và sắp xếp vào các vị trí hợp lý trong câu lạc bộ, giúp bạn có thể phát huy được tối đa những điểm mạnh của bản thân mình trong câu lạc bộ.

Bạn đã từng tham gia câu lạc bộ nào chưa?

Gợi ý trả lời: Nếu bạn đã từng tham gia vào các câu lạc bộ với các vai trò khác nhau thì hãy trình bày để người phỏng vấn được biết và nắm rõ. Ví dụ bạn trả lời “em từng tham gia vào câu lạc bộ sinh viên tình nguyện khoa Văn hóa học trường đại học Văn hóa Hà nội với vai trò là thành viên ban truyền thông, câu lạc bộ Guitar của trường Đại học Ngoại thương,...”. Còn nếu bạn là sinh viên mới và chưa có kinh nghiệm tham gia bất kỳ câu lạc bộ nào thì cũng nói thật cho người phỏng vấn biết rằng đây là lần đầu tiên bạn thử sức tham gia vào các câu lạc bộ, hy vọng sẽ có cơ hội được góp phần vào sự phát triển của câu lạc bộ trong tương lai.

1.5. Câu 5 – Định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai như thế nào?

Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp là điều rất quan trọng đối với các bạn sinh viên khi quyết định tham gia vào các câu lạc bộ và đây cũng là yếu tố mà các câu lạc bộ rất quan tâm trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hay không?

Định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai như thế nào?

Gợi ý trả lời: Với câu hỏi này, hãy đưa ra mục tiêu, định hướng nghề nghiệp cụ thể để người phỏng vấn có thể nắm được. Mục đích chính của người hỏi đó là muốn biết liệu việc tham gia vào câu lạc bộ có giúp bạn thực hiện được các mục tiêu đã đề ra hay không? Do đó, kèm theo định hướng, nãy nói thêm về lợi ích mà câu lạc bộ có thể mang lại cho việc thực hiện mục tiêu của mình.

Ví dụ, bạn trả lời như sau “Định hướng của em là trong tương lai sẽ trở thành một nhà hoạt động xã hội tài năng. Và lĩnh vực mà câu lạc bộ đang hoạt động cũng là một phần có thể giúp em rèn luyện, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kỹ năng hỗ trợ cho công việc sau này”.

1.6. Câu 6 – Hãy đưa ra một vài ý tưởng cho hoạt động "xxx" của câu lạc bộ

Cuối cùng, khi bạn ứng tuyển vào bất kỳ vị trí nào trong câu lạc bộ, thường những người phỏng vấn cũng sẽ đưa thêm một câu hỏi về khả năng đưa ra ý tưởng và thực hành của bạn, điều này giúp họ có thể khẳng định chắc chắn việc bạn có phù hợp với câu lạc bộ hay không và đưa ra quyết định.

Hãy đưa ra một vài ý tưởng cho hoạt động sắp tới của câu lạc bộ

Gợi ý trả lời: Tùy thuộc vào ban hoạt động mà bạn ứng tuyển, hãy đưa ra một ý tưởng cụ thể, chi tiết nhất cho chương trình, dự án, sự kiện,... của câu lạc bộ và hướng triển khai của mình. Câu hỏi này khá khó và cần thời gian suy nghĩ. Tuy nhiên, bạn không nên yêu cầu về việc cần thêm thời gian mà có thể trả lời khéo léo thông qua việc trình bày sơ lược về ý tưởng của mình, các hướng triển khai cơ bản nhất.

Video liên quan

Chủ Đề