Nhạc giả thông luân lý giả dã là gì năm 2024

Sự phát triển vượt bực của KHOA HỌC, KỸ THUẬT đã trao cho con người nhiều phương tiện tiếp xúc trao đổi chẳng những không còn hạn cuộc theo từng địa phương mà còn vượt tầm quốc gia, vùng, lãnh thổ, châu lục mà là còn bao trùm cả thế giới. Ý thức chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, quốc gia cực đoan sẽ phải cáo chung và nhân loại sẽ thiết lập nên một thế giới phẳng không còn những rào cảng về ý hệ, triết học, tôn giáo, chính trị và xã hội. Ngày nay ngồi ở nhà mà làm việc cho một công ty, một quốc gia khác, không cùng tôn giáo, không cùng ý thức hệ chánh trị với số lương thỏa thuận và điều kiện sinh hoạt thích hợp.

Ngày xưa còn bé, có lần tôi đã ghi vào nhật ký: "Làm người ai cũng phải học. Học lực càng cao càng thêm phương tiện kiếm sống để tồn tại, nhưng cuộc sống không thuần chỉ có áo cơm.

Không phải chỉ hôm nay mà ngay từ ngàn xưa nhu cầu của con người trong cuộc sống không đơn thuần chỉ có vật chất mà còn phải có điểm tựa về tinh thần. Bởi con người cảm thấy bất an trước những thiên tai địch họa của đất trời như bão lũ lụt lội, nắng mưa bệnh tật tai họa. Chính vì những điều ấy mà triết gia, tư tưởng gia, các tôn giáo ra đời.

Các tư tưởng gia, triết học gia tùy theo môi trường hoàn cảnh mà lý luận phân tích đánh giá sự kiện để có thể tự do mà sống giữa đất trời lồng lộng bao la. Nhưng quý ngài có hiểu “Con người từ đâu lại? Sống phải làm gì? Và chết con người còn hay mất. Phía sau cái chết là gì?

Tôn giáo đã ra đời. Phần đông đều cho rằng có một đấng sáng tạo đầy quyền năng và ở ngoài sự sống chết. Có thể gọi đó là thượng đế. Đó là Giê-Ô Va, Mahomet, Phạm Thiên. . . . Quý ngài là những bậc cao tột có quả tim thánh [Thánh tâm] đầy yêu thương. Hãy theo lời ngài bởi vì đó là những Tin Lành là Phúc Âm trong cuộc sống. Không tin lời ngài thì đời đời bị đày nơi hỏa ngục vĩnh viễn không có ngày phục sinh. Như Thiên Chúa Giáo, Tin Lành Giáo.

Hồi Giáo chẳng những cũng tin tưởng như thế mà còn cho rằng "Không còn cơ hội nào khác vì thánh ALah là thông sối cùng của thượng đế.

Như thế chúng ta thấy rõ đạo đức là khâm tuân theo ý chúa dâng trọn con tim sự sống cho ngài. Không có đức tin thì vĩnh viễn đọa đày nơi hỏa ngục. Đạo Phật không chủ trương như thế. Trên thế gian mọi sự do nhân duyên sanh thì cũng do nơi nhân duyên không thọ hạp mà diệt. Ngài dạy Phật tử đừng khinh xuất tin người. Dù người ấy là triết gia, học giả, nhà lãnh đạo tôn giáo. Lại cũng đừng nên tin những tập quán lâu đời mà hãy giả sử ta thực hành những điều ấy nó có ích cho ta, có lợi cho người, cho nhân quần xã hội thì điều ấy nên tin. Do vậy trên lá cờ Phật Giáo quốc tế biểu tượng của đức tin là Màu Trắng có nghĩa là đức tin sáng suốt vậy. Thứ hai đạo đức của nhà Phật gắn liền với Luân Lý. Tinh thần của đạo Phật là tinh thần tri ân và báo ân. Ân cha mẹ là vô cùng quan trọng. Con không kính yêu cha mẹ. Con không hiếu kính với cha mẹ mà là một người có đạo đức là một điều chưa từng nghe thấy bao giờ. Với đạo Phật muốn trở thành hiền nhân thánh triết trước tiên bạn phải là người có nhân cách phẩm hạnh tuyệt vời hoàn hảo!

Do vậy khi khoa học văn minh vật chất phát triển, tín đồ các tôn giáo dần dần xét lại đức tin của mình. Còn Phật Giáo, khoa học công nghệ thông tin càng phát triển mạnh và là chổ dựa vững chắc cho nhân quần xã hội.

Hiện tại các tôn giáo trên đất nước ta chỉ chủ trương tinh thần đạo đức xã hội, kể cả học thuyết Mac-Lê. Chỉ có Phật Giáo mới có nền luân lý đạo đức gắn liền với nền luân lý đạo đức dân tộc. Và chính đây là điểm tựa nơi y nương không phải dành riêng cho Tăng Ni Tín đồ nhà Phật mà còn là nơi y nương vững chắc của dân tộc và nhân loại./.

THỊ NGUYÊN

1269 lượt xem

Tin khác

LÁ THƯ SEN TRẮNG [Bản tin Sen Trắng số 03] BBT Trang Nhà Thế Giới xin đăng tải lại bài sen trắng Vu Lan của Htr Nguyên Tín – Nguyễn…

Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Quý mão, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình,…

NHỮNG NỐT NHẠC THẦM LẶNG Phụng thân mến, Chị cứ ngỡ rằng chị em mình còn có dịp được làm việc chung qua những lần thực hiện kỷ yếu như…

CẢM NIỆM XUẤT GIA 08-02 Nhâm Dần Năm 2022 Ánh trăng thượng tuần tháng hai Ấn Độ dần khuất nơi phía chân trời xa thẳm, in bóng trải dài nơi…

Ngày nay, các phương tiện truyền thông xã hội phát triển mạnh mẽ đã đem đến cho hoạt động thánh nhạc những thuận lợi tốt đẹp, đồng thời cũng làm phát sinh những vấn đề cần được quan tâm. Vì vậy, Ủy ban Thánh nhạc xin lưu ý những điều sau đây.

1. Trong phụng vụ, chỉ được sử dụng các bài ca đã được chuẩn nhận [imprimatur]. Các nhạc sĩ tự giới thiệu tác phẩm mới trên internet có bổn phận ghi chú các chi tiết chuẩn nhận để giúp các ca đoàn thi hành chu đáo phận vụ của mình là phân định, chọn và hát các bài ca xứng hợp trong phụng vụ.

2. Giáo hội khuyến khích “sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cách đắc lực vào các công việc tông đồ khác nhau” [Sắc lệnh về Truyền Thông, số 13]. Qua các phương tiện truyền thông, các tác phẩm thánh nhạc có giá trị, từ những tờ nhạc gốc cho đến những hình thức phái sinh [thu âm, video, v.v.], có thể giúp loan báo Tin Mừng cách hữu hiệu, đồng thời hướng đến đúng mục đích của thánh nhạc là “làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu” [Hiến chế về Phụng Vụ, số 112].

3. Giáo hội kêu gọi các tín hữu “tự đào tạo cho mình một lương tâm ngay thẳng về việc sử dụng các phương tiện đó” [Sắc lệnh về Truyền Thông, số 5] và cư xử theo nguyên tắc “lòng bác ái thì xây dựng” [1 Cr 8, 1; x. Sắc lệnh về Truyền Thông, số 5].

4. Theo truyền thống thánh nhạc Việt Nam, các nhạc sĩ Công giáo sáng tác thánh ca để cầu nguyện, làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu, không nhằm mục đích lợi nhuận hay thương mại.

5. Đối với các tín hữu phổ biến thánh nhạc trên các phương tiện truyền thông và các nhạc sĩ Công giáo, Ủy ban Thánh nhạc Việt Nam kêu gọi hành xử theo nếp sống đạo tốt lành và tinh thần tôn trọng mục đích của thánh nhạc cùng kỷ luật thánh nhạc. Đồng thời, vì “các phương tiện truyền thông có hiệu lực vượt khỏi ranh giới quốc gia, và biến mỗi người trở thành công dân của toàn thể xã hội nhân loại” [Sắc lệnh về Truyền Thông, số 22], nên cần tuân thủ luật của mỗi quốc gia và Giáo hội địa phương. Được như thế, mới mong thánh nhạc đem lại sự bình an và thánh thiện trên các phương tiện truyền thông xã hội và trong các nghi thức phụng vụ cũng như các buổi diễn nguyện hoặc trình diễn thánh ca có phát sóng.

6. Vì thế, Ủy ban Thánh nhạc xác định:

  1. Viết hoặc hát thánh ca là để ca tụng Chúa, đừng để bất cứ mục đích nào khác xen vào. Người sử dụng tác phẩm thánh ca cần tôn trọng nguyên tác [nhạc và lời] của tác giả. Mỗi khi dùng những bài thánh ca, nên cầu nguyện và nhớ đến người đã viết bài ca đó;
  1. Ủy ban không có quyền sở hữu bất cứ tác phẩm thánh ca nào của các nhạc sĩ [còn sống cũng như đã qua đời]. Chỉ tác giả mới có quyền trên tác phẩm của mình;
  1. Ủy ban không thành lập cũng không tham gia hội nhóm nào để bảo vệ tác quyền thánh ca và không ủy quyền cho ai giữ bản quyền tác phẩm thánh nhạc.

Chủ Đề