Ngộ độc cấp tính là gì năm 2024

Một chất có thể gây nên những tác dụng có hại trong cơ thể được gọi là chất độc. Các chất độc này có thể phân thành từng nhóm tùy theo sự sử dụng của con người [thức ăn và các chất phụ trợ, các hóa dược, các chất tẩy rửa và các chất làm đẹp] và các chất con người không sử dụng tới [các chất thải trong gia đình, các hóa chất công nghiệp, các thực vật không dùng để ăn hay làm hóa dược].

Sự quá liều là sự nhiễm độc do dùng một lượng quá lớn chất sử dụng trực tiếp cho con người hay tiếp xúc với một lượng lớn chất không sử dụng trực tiếp với con người nhưng có thể có tác dụng độc [ngộ độc] hay không ? Nhiễm độc có thể là khu trú [mắt, da, phổi, đường tiêu hóa] hay toàn thân hoặc cả hai phụ thuộc vào liều lượng, sự hấp thu, độc lực, sự phân bố của độc chất và vào tính cảm thụ của con người. Sự hấp thụ và phân bố phụ thuộc vào chính độc chất [kích thích phân tử, ion hóa, tính hòa tan trong nước và mỡ, độ gắn với protein] và phụ thuộc vào cả hàng rào sinh học [cấu trúc màng tế bào, kích thước lỗ, hệ thống vận chuyển hóa chất] mà chất này phải đi qua.

Tác dụng tại chỗ phụ thuộc vào các phản ứng không đặc hiệu như oxy- hóa, bản chất protein, làm khô hoặc hoạt tính dung môi. Mức độ nặng và khả năng phục hồi phụ thuộc vào liều [nồng độ], thời gian tiếp xúc, độc lực hóa chất, cách tiếp xúc và tình trạng diện tiếp xúc. Cơ bản chất, độ rộng và độ nặng cũng như khả năng phục hồi của tác dụng toàn thân phụ thuộc vào liều lượng, độc lực và kiểu chuyển hóa của chất, vào khả năng bảo tồn chức năng của cơ thể và những biến chứng thứ cấp [choáng, thiếu oxy tổ chức]. Các thông số khác cũng ảnh hưởng đến sự ngộ độc là : bệnh có sẵn, sự tiếp xúc với chất độc từ trước [tức là sự cảm ứng hay ức chế men, tính dung nạp] và sự đáp ứng sinh học riêng biệt của từng cá thể, nồng độ độc chất tại tổ chức cũng như sự hấp thu, phân bố chuyển hóa và thải trừ [dược động học] của chất đó. Khi so với liều điều trị tác dụng độc của quá liều bắt đầu sớm hơn, nồng độ tối đa thời gian dài hơn.

Tại Hoa Kỳ hằng năm ngộ độc cấp gây nên khoảng 5 triệu lần điều trị hoặc tư vấn y tế. Đường ngộ độc chủ yếu là đường tiêu hóa [79%], qua da [7%], mắt [6%], đường hô hấp [5%], và đường tiểu [0,3%]. Trong 40% trường hợp, nguồn độc chất là do thuốc được các bác sỹ kê đơn. Những chất độc phố biển là: các chất tẩy rửa, thuốc giảm đau, mỹ phấm, cây cỏ, thuốc ho, thuốc cảm và khí hydrocacbon. Đại đa số ngộ độc là cấp tính, do tai nạn, xảy ra tại nhà, gây độc nhẹ hoặc không ngộ độc, chủ yếu xảy ra ở trẻ < 6 tuổi.

Các tai nạn có thể là do dùng nhầm hóa chất nơi làm việc hay khi chơi, dán nhầm nhãn, đọc nhầm nhãn, nhận dạng nhầm hoặc không ghi nhận, dùng thuốc không được chỉ dẫn chu đáo, nhầm liều do y tá, cha mẹ hay thầy thuốc hay người lớn khác. Ngoại trừ dùng rượu khi vui hội họp, đại đa số ngộ độc hóa chất một cách có chủ ý đều là do ý định tử tự? Còn ngộ độc không có ý thường là do lạm dụng thuốc hướng thần hoặc dùng nhầm liều.

Dù chỉ 4% ngộ độc cấp cứu phải nhập viên, chúng gây nên 5% trường hợp phải nằm tại khoa hồi sức và 30% trường hợp phải vào khoa tâm thần. Ý định tử tự chiếm đa số, chiếm 60 - 90% ngộ độc nặng hoặc tử vong. Đa số các trường hợp tử vong là do ngộ độc khí hydrocacbon và thường là được chết trước khi đến bệnh viện.Nhưng thuốc khác như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc kích thích, thuốc tim mạch, thuốc an thần gây ngủ, thuốc chống hen là những thuốc hay gây tử vong. Các chất không có tính dược học gây những ngộ độc chí tử khác là hóa chất hữu cơ, rượu, glycol, chất tẩy rửa và hydrocacbon.

thường không có các dấu hiệu rõ ràng sau khi ăn phải các thức ăn bị ô nhiễm, như­ng chất độc có trong thức ăn này sẽ tích luỹ ở những bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá các chất, rối loạn hấp thụ gây nên suy như­ợc, mệt mỏi kéo dài hay các bệnh mãn tính khác, cũng có khi các chất độc gây biến đổi các tế bào và gây ung thư. Ngộ độc mãn tính thường do ăn phải các thức ăn ô nhiễm các chất hoá học liên tục trong thời gian dài. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng và biểu hiện cũng rất phức tạp. Tuy nhiên các nhà khoa học phân chia ngộ độc ra 4 nhóm nguyên nhân chính sau:

Ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn nhiễm vi sinh vật:

- Do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến trong ngộ độc thực phẩm. Thường gặp do vi khuẩn gây bệnh thương hàn [Salmonella] vi khuẩn gây bệnh lỵ [Shigella], vi khuẩn gây ỉa chảy[E.Co li] hoặc nhiễm các độc tố của vi khuẩn tụ cầu [Staphylococcus aureus].

- Do vi rút: thường gặp do các loại vi rút gây viêm gan A [Hepatis virut A], Virut gây bệnh bại liệt [Polio Picornavirus], virut gây ỉa chảy [Rota virus]

- Do kí sinh trùng: Sán lá gan, sán bò, ấu trùng sán lợn, các loại đơn bào [Amip, trùng lông...], các loại giun và ấu trùng giun.

- Do nấm mốc và nấm men: Thường gặp do loài Aspergillus, Penicilium, Furanium~ Candida... Nguy hiểm hơn là một số loài nấm mốc có khả năng sinh

độc tố như­ Aflatoxin gây ung thư.

Ngộ độc thực phẩm do ô nhiễm các chất hoá học:

- Do ô nhiễm các kim loại nặng: Thường gặp do ăn các thức ăn đóng hộp hay ăn thực phẩm được nuôi trồng từ những vùng đất nước ô nhiễm kim loại nặng. Các kim loại thường gây ô nhiễm như­: Chì, Đồng, Asen, Thuỷ ngân, Cadimi...

- Do thuốc bảo vệ thực vật: thường là các loại thuốc diệt côn trùng, thuốc trừ động vật ăn hại, thuốc diệt mối, mọt. Nguyên nhân thường do ăn rau xanh, hoa quả...có lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật quá cao.

- Do các loại thuốc thú y: thường gặp là các loại thuốc kích thích tăng trưởng, tăng trọng, các loại kháng sinh.

- Do các loại phụ gia thực phẩm: thường gặp là các loại thuốc dùng bảo quản thực phẩm [cá, thịt, rau, quả... ], các loại phẩm mầu độc đùng trong chế biến thực phẩm.

- Do các chất phóng xạ.

Ngộ độc do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc:

Bản thân chất độc có sẵn trong thực phẩm, khi chúng ta ăn các thực phẩm có chứa sẵn các chất độc này rất có thể bị ngộ độc.

- Động vật độc: Thường do ăn phải các loại nhuyễn thể, cá nóc độc, ăn cóc, mật cá trắm ...

- Thực vật độc: Nấm độc, khoai tây mọc mầm, sắn, một số loại đậu quả, lá ngón...

Ngộ độc do ăn phải thức ăn bị biên chất, thức ăn ôi thiu

Một số loại thực phẩm khi để lâu hoặc bị ôi thiu thường sinh ra các chất độc như­: Các chất Amoniac, hợp chất amin sinh ra trong thức ăn nhiều đạm [ thịt, cá, trứng... ] hay các Peroxit có trong dầu mỡ để lâu hoặc dán đi dán lại nhiều lần, là các chất độc hại trong cơ thể. Các chất độc này thường không bị phá huỷ hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi. Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khoẻ con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là việc cấn thiết để bảo vệ sức khoẻ của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.

Ngộ độc cấp tính và mãn tính là gì?

Khi bị ngộ độc cấp tính sẽ gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, gây ra hiện tượng mệt mỏi, uể oải, mất nước, tiêu chảy, bí tiểu hoặc có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời. Đối với ngộ độc mãn tính có thể gây ung thư, rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân,vô sinh,dị tật thai.

Độc tính cấp tính là gì?

Độ độc cấp tính được định nghĩa là độ độc thể hiện sau khi phơi nhiễm một thời gian ngắn với chất độc. Độ độc cấp tính là khả năng của một hóa chất gây ra tác động xấu tương đối sớm nhất sau khi uống hoặc sau 4 giờ tiếp xúc liên tục với một hóa chất.

Ngộ độc cấp tính thường xảy ra sau khi ăn bao nhiêu phút?

- Nhiễm độc do độc tố tụ cầu trong thức ăn thường có biểu hiện sớm sau 1 vài giờ. - Nhiễm khuẩn thì triệu chứng thường xảy ra muộn hơn sau 6-12 giờ hoặc lâu hơn. - Nhiễm độc do hóa chất thì lại càng phức tạp hơn, nhưng các triệu chứng xảy ra thường sớm, có thể ngay sau khi ăn 5-10 phút, và bệnh cảnh thường là nặng nề.

Gây ngộ độc là gì?

Ngộ độc là một tình trạng hoặc một quá trình trong đó một sinh vật bị tổn hại hóa học nghiêm trọng [bị nhiễm độc] bởi một chất độc hoặc nọc độc của động vật khác. Ngộ độc cấp tính là tiếp xúc với chất độc trong một lần hoặc trong một khoảng thời gian ngắn.

Chủ Đề