Nhân vật được cá ngợi trong bài thơ bếp lửa là ai

Sau khi đọc xong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, em thấy đây là một bài thơ rất hay và xúc động. Bài thơ đã ca ngợi một người bà sống trong thời kì chiến tranh, có cuộc sống lam lũ nhưng lại hết lòng vì con vì cháu. Chính vì những phẩm chất đó nên nhân vật người bà đã để lại trong em một ấn tượng rất sâu sắc.

Đọc xong bài thơ, em thấy rất thương cho cuộc đời vất vả của bà. Chỉ vì đất nước đang có chiến tranh nên con cái bà đều thoát li đi kháng chiến, đểlại đứa cháu bé bỏng, ngây thơ cho bà chăm sóc, nuôi nấng. Trong bài thơ, khi cháu nhớ về bà thì lại gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Có lẽ hình ảnh bếp lửa thân quen với cháu lắm, mỗi sớm mỗi chiều bà đều nhóm bếp lửa. Bà nhóm bếp lửa, phải chăng bà cũng muốn nhóm lên tình thương yêu nồng ấm, nhóm lên tình cảm yêu thương mà bà dành cho cháu. Trong những năm đói mòn đói mỏi ấy, bà cháu đã dựa vào hơi ấm của tình người, tình bà cháu đểsống, để vượt qua mọi khó khăn. Lúc này trong em hiện ra hình ảnh một người bà nhỏ bé trong bộ quần áo nâu đắp đổi qua ngày với mái tóc bạc, đôi mắt ngời lên vẻ vị tha, phúc hậu và đôi bàn tay khéo léo. Bà ngồi bên bếp lửa, đồi bàn tay nhăn nheo hằn lên dấu vết thời gian cố gắng giữ cho ngọn lửa nồng đượm. Vì ngọn lửa này bà đã chịu bao cực nhọc trong cuộc sống. Nhóm lửa, một công việc hết sức bình thường như baocông việc khác mà người phụ nữ phải làm, nhưng ngọn lửa bà nhóm lên là tình thương, tình yêu mà bà dành cho cháu. Lúc này dường như không chỉtác giả cảm nhận được hơi ấm dịu dàng mà cả em nữa. Tâm hồn của em cũng được sưởi ấm bằng ngọn lửa ấy.

Ôi cuộc đời bà biết bao gian nan lận đận. Bà đãhi sinh cuộc đời mình cho con, cho cháu. Bà đã lặng lẽ tần tảo nuôi nấng đứa cháu nhỏ, thay con chăm lo việc nhà. Bà cho những việc ấy cũng vì ai? Vì con, vì cháu, vì đất nước và có lẽ cũng vì bà là một người phụ nữ đảm đang, nhân hậu. Ởđây cho ta thấy, người bà là một hiện thân tượng trưng cho những người phụ nữ Việt Nam trung hậu. Qua hai câu thơ: Cháu thương ba biết mấy nắng mưa và Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa, tác giả đã dùng điệp ngữ như muốn khắc hoạ rõ nét hơn về cuộc đời khổ cực của bà. Suốt đời bà chỉ biết dầm sương dãi nắng, chỉ biết sống lam lũ trong hoàn cảnh đói nghèo. Tuy nhiên hình ảnh người bà lại tỏa sáng rực rỡ từ tấm lòng yêu thương con cháu và đất nước. Em càng cảm thấy thương bà, yêu mến bà bao nhiêu thì em thấy căm ghét chiến tranh bấy nhiêu. Tại sao lại có chiến tranh? Tại sao chiến tranh đãgây cảnh gia đình không được sum họp, gây cho cuộc đời bà biết bao khổ cực, đau thương. Hình ảnh người bà hiện lên trong suốt cả bài thơ, hình ảnh người bà lam lũ khắc khổ ấy như in đậm vào tâm trí người đọc. Và một lần nữa, hình ảnh ấy lại hiện lên ở cuối bài gắn liền với bếp lửa. Hình ảnh người bà và hình ảnh bêp lửa thi bên nào ấm hơn, tỏa sáng hơn? Có lẽlà cả hai nhưng hơi ấm cho tất cả mọi người. Ta có thể thốt lên rằng: Ôi bà, thật là một con người vĩ đại!

Cám ơn tác giả. Cảm ơn tác giả đã chc em được sống lại một tuổi thơ, nơi con sông Hồng ngày đêm rì rầm kểchuyện, nơi nương dâu xanh ngắt ấp lấy những đứa trẻ nghèo. Hình tượng người bà trong bài thơ đã giúp em hiểu rất nhiều về bà mình và giúp em hiểu em yêu bà như thế nào. Trang sách đã gấp lại, em vẫn thấy người bà đó hiện ra rất đẹp bên bếp lửa ấm áp, kểchuyện những ngày ở Huế, chuyện cô Tấm ở hiền, thằng Lí Thông ở ác trong tiếng tu hú khắc khoải kêu hoài trên những cánh đồng xa...

Nguồn: Nhungbaivanhay.net

Chú ý: Tham khảo thêm các bài bên dưới! Thấy hay thì like và chia sẻ ngay nhé.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : [Ngữ văn - Lớp 6]

3 trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : [Ngữ văn - Lớp 6]

2 trả lời

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi : [Ngữ văn - Lớp 6]

2 trả lời

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Bài thơ “Bếp lửa” là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào, nói với ai và nói về việc gì? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?

Trả lời:

Quảng cáo

- Bài thơ là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà.

- Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 9 ôn thi vào lớp 10 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1: Bài thơ Bếp lửa của ai sáng tác?

   A. Lưu Quang Vũ

   B. Bằng Việt

   C. Huy Cận

   D. Nguyễn Minh Châu

Hiển thị đáp án

Câu 2: Nhân vật trữ tình trong bài thơ Bếp lửa là ai?

   A. Người bà

   B. Người bố

   C. Người cháu

   D. Người mẹ

Hiển thị đáp án

Câu 3: Bài thơ là sự hồi tưởng về lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Hiển thị đáp án

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

   A. Tự sự

   B. Biểu cảm

   C. Nghị luận

   D. Miêu tả

Hiển thị đáp án

Câu 5: Nội dung chính của bài thơ là gì?

   A. Miêu tả vẻ đẹp của hình ảnh bếp lửa mỗi buổi sớm mai

   B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà

   C. Nói về tình cảm yêu thương của người bà dành cho con và cháu

   D. Nói về tình cảm nhớ thương của người con dành cho cha mẹ đang chiến đấu ở xa.

Hiển thị đáp án

Câu 6: Hình ảnh bếp lửa trong những câu thơ đầu tiên có ý nghĩa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng và cảm xúc về bà của nhân vật trữ tình. Đúng hay sai?

   A. Đúng

   B. Sai

Hiển thị đáp án

Câu 7: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào?

   A. Người cháu

   B. Bếp lửa

   C. Tiếng chim tu hú

   D. Cuộc chiến tranh

Hiển thị đáp án

Câu 8: Từ “ấp iu” trong câu “Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

   A. Kiên nhẫn, khéo léo

   B. Cần cù, chăm chỉ

   C. Vụng về, thô nhám

   D. Mảnh mai, yếu đuối

Hiển thị đáp án

Câu 9: Nội dung của ba khổ thơ “Lên bốn tuổi… chứa niềm tin dai dẳng” nói về nội dung gì?

   A. Chủ yếu miêu tả hiện thực cuộc chiến tranh ác liệt, tàn khốc

   B. Là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà của người cháu

   C. Chủ yếu là cảnh bà dạy cho người cháu học chữ

   D. Nói về những câu chuyện bà kể cho cháu nghe khi bà còn ở Huế

Hiển thị đáp án

Câu 10: Tuổi thơ người cháu bên bà được tái hiện như thế nào?

   A. Một tuổi thơ nhiều niềm vui sướng, hạnh phúc

   B. Một tuổi thơ trong chiến tranh biến động dữ dội

   C. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà

   D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Câu 11: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào?

   A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp

   B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945

   C. Nạn đói năm 1945

   D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Hiển thị đáp án

Câu 12: Nhận định nói đúng nhất tiếng chim tu hú trong bài?

   A. Báo hiệu một mùa hè đã đến

   B. Gợi ra tình cảnh vắng vẻ của hai bà cháu

   C. Nói lên nỗi nhớ mong của hai bà cháu

   D. Cả B và C đều đúng

Hiển thị đáp án

Câu 13: Từ “nhóm” nào sau đâu được dùng theo nghĩa chuyển?

   A. Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

   B. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

   C. Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

   D. Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án: B

Giải thích: Từ nhóm được dùng theo nghĩa ẩn dụ, làm bừng lên tình yêu thương, tình thân ruột thịt

Câu 14: Ý nghĩa của ba câu thơ sau

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm

   A. Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà

   B. Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà

   C. Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm của người bà

   D. Cả A, B, C đều sai

Hiển thị đáp án

Câu 15: Nhận định nói đúng nhất ý nghĩa hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa nhóm lên đối với người cháu khi đã trưởng thành, khôn lớn và đi xa?

   A. Là một kỉ niệm làm ấm lòng người cháu khi giá rét

   B. Tạo thành niềm tin thiêng liêng và kì diệu

   C. Là chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua mọi khó khăn

   D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án

Bài giảng: Bếp lửa - Cô Nguyễn Dung [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề