Nhiệm kỳ đại hội đại biểu toàn quốc hội sinh viên việt nam là bao nhiêu năm?

Đại hội Đại biểu toàn quốc là đại hội then chốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Ban Chấp hành Trung ương triệu tập thường lệ 5 năm 1 lần, theo Điều lệ là "cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng". Đại biểu dự đại hội gồm các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

Đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu toàn quốc gồm các Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và Đại biểu do Đại hội cấp dưới bầu; Đại biểu dự Đại hội phải được Đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận.

Đại hội Đại biểu toàn quốc bất thường có thể được triệu tập khi Ban Chấp hành Trung ương thấy cần hoặc khi có hơn một nửa số Cấp ủy trực thuộc yêu cầu. Đại biểu dự Đại hội bất thường là các Uỷ viên Trung ương đương nhiệm, đại biểu đã dự Đại hội đại biểu toàn quốc đầu nhiệm kỳ, đủ tư cách.

Ở các cấp, cơ quan lãnh đạo cao nhất là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên, với đại biểu tham dự gồm các ủy viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

Một số kỳ có Đại hội trù bị họp kín một số ngày giải quyết các công việc quan trọng, còn Đại hội chính thức hay có đại biểu quốc tế tham dự, họp công khai. Các Đại hội gần đây bỏ thể lệ này, thường chỉ họp trù bị một ngày để chuẩn bị công việc Đại hội chính. Thông thường, Tổng Bí thư sẽ đọc Báo cáo chính trị tổng kết nhiệm kỳ.

Mục lục

  • 1 Nhiệm vụ
  • 2 Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc
  • 3 Tham khảo
  • 4 Liên kết ngoài

Nhiệm vụSửa đổi

  • Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết của nhiệm kỳ vừa qua;
  • Quyết định đường lối, chính sách của Đảng nhiệm kỳ tới;
  • Bầu Ban Chấp hành Trung ương; Số lượng Ủy viên Trung ương chính thức và Ủy viên Trung ương dự khuyết do Đại hội quyết định;
  • Bổ sung, sửa đổi Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng khi cần.

Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốcSửa đổi

Đại hội đại biểu toàn quốc Thời gian Địa điểm Số đại biểu Số đảng viên Nội dung
Lần thứ I 28 - 31/3/1935 Ma Cao 13 600 Đại hội đánh dấu sự khôi phục và phát triển của tổ chức Đảng sau đợt khủng bố trắng của Pháp trong Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Lần thứ II 11 - 19/2/1951 Tuyên Quang 158 [53 dự khuyết] 766.349 Khởi xướng Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam.

Hoàn chỉnh đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và sự can thiệp của Mỹ.

Biểu dương khích lệ tinh thần toàn đảng, toàn quân, toàn dân. Đại hội thể hiện được năng lực tư duy của Đảng.

Lần thứ III 5 - 12/9/1960 Hà Nội 525 [51 dự khuyết] 500.000 Đề ra đường lối cách mạng của cả nước và nhiệm vụ riêng cho cách mạng 2 miền: Xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở miền Bắc, tiến hành Cách mạng Dân tộc Dân chủ ở miền Nam.
Lần thứ IV 14 - 20/12/1976 Hà Nội 1008 1.550.000 Đại hội đầu tiên sau thống nhất.
Lần thứ V 27 - 31/3/1982 Hà Nội 1033 1.727.000 Đường lối xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thời kì quá độ bắt đầu có sự điều chỉnh, bổ sung, phát triển, cụ thể hóa theo từng chặng đường, từng giai đoạn cho phù hợp với những điều kiện lịch sử.
Lần thứ VI 15 - 18/12/1986 Hà Nội 1129 2.109.613 Khởi xướng chính sách đổi mới.
Lần thứ VII 24 - 27/6/1991 Hà Nội 1176 2.155.022 Đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội. Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
Lần thứ VIII 28/6 - 1/7/1996 Hà Nội 1198 2.130.000 Đại hội đã tổng kết đánh giá, kiểm điểm 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của đại hội VI và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội 7, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được; điều chỉnh bổ sung, phát triển đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.
Lần thứ IX 19 - 22/4/2001 Hà Nội 1168 2,4 triệu Đại hội khẳng định tiếp tục nắm vững 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Lần thứ X 18 - 25/4/2006 Hà Nội 1176 3,1 triệu Đảng viên làm kinh tế tư nhân không giới hạn về quy mô- Việc Đại hội ra Nghị quyết cho phép Đảng viên của Đảng được làm kinh tế tư nhân, kể cả kinh tế tư bản tư nhân là bước tiến quan trọng trong nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 20 năm đổi mới, thể hiện bước đột phá trong thay đổi tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội cũng làm rõ mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam.
Lần thứ XI 11 - 19/1/2011 Hà Nội 1377 3,6 triệu [Đây là đại hội đầu tiên tổ chức trước Tết Nguyên Đán]. Đại hội đề ra "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011]", trong đó đề ra đường lối xây dựng Đảng, tổng kết và ghi nhận thành tựu phát triển kinh tế đã đạt được.
Lần thứ XII 21 - 28/1/2016 Hà Nội 1510 hơn 4,5 triệu [1] Tiếp tục tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Lần thứ XIII 25/1-1/2/2021 Hà Nội 1587 ~5.300.000 [tính đến 10/2020]
  • Chủ đề Đại hội dự kiến: "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy ý chí, khát vọng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa."
  • Phương châm chỉ đạo dự kiến: "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển"

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ Thông tấn xã Việt Nam

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam

Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh lần thứ VI

[ĐCSVN] – Ngày 27/12, Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2023 chính thức khai mạc với sự tham dự của 420 đại biểu.

Toàn cảnh Đại hội [ảnh: Hùng Khoa]

Tham dự Đại hội có các đồng chí: nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP Nguyễn Hồ Hải; nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP, nguyên Bí thư Thành đoàn TP Phạm Phương Thảo; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Nguyễn Hữu Hiệp; Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Bùi Quang Huy…

Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2023 diễn ra trong không khí sôi nổi chào mừng thành công của Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chào mừng kỷ niệm 71 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam [09/01/1950 - 09/01/2021], hướng tới kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh [26/3/1931 - 26/3/2021].

Đây là sự kiện chính trị quan trọng của hội viên, sinh viên Thành phố, đánh dấu bước phát triển mới của công tác Hội và phong trào sinh viên Thành phố, là diễn đàn để hội viên, sinh viên Thành phố thảo luận, đúc kết thực tiễn, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 - 2020; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác Hội và phong trào sinh viên Thành phố giai đoạn 2020 - 2023, khẳng định quyết tâm “Xây dựng lớp sinh viên có lý tưởng, bản lĩnh, có lối sống đẹp; không ngừng học tập, nghiên cứu khoa học, nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ; luôn đổi mới sáng tạo, khát vọng hội nhập và phát triển, tích cực tham gia xây dựng và phát triển Thành phố”.

Nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi

Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP Nguyễn Đức Nguyên cho biết: Trong nhiệm kỳ V, Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố đã tiếp tục có bước phát triển mới, với nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi, phương thức tổ chức hoạt động có sự điều chỉnh phù hợp với nhu cầu đa dạng của sinh viên.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã vận động 135.222 tỷ đồng học bổng cho học sinh; giới thiệu 412.415 việc làm thêm; giới thiệu 312.028 chỗ thực tập; giới thiệu 299.546 chỗ trọ cho sinh viên; gần 11 triệu ngày tình nguyện của sinh viên; có 24.564 đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp trường trở lên; có 17.539 “sinh viên 5 tốt” cấp trường; có 694 “sinh viên 5 tốt” cấp thành.

Cùng với đó, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã triển khai 1 công trình, 2 đề án và 1 chương trình gồm: Công trình “Không gian truyền thống phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định – TP Hồ Chí Minh”; Đề án “Hỗ trợ nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên TP” giai đoạn 2015 - 2020; Đề án “Trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho sinh viên TP” giai đoạn 2015 - 2020; Chương trình “Âm nhạc dân tộc học đường”.

Với khẩu hiệu hành động “Sinh viên TP Hồ Chí Minh - Bản lĩnh, Sáng tạo, Khát vọng, Hội nhập, Phát triển”, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 - 2023 đặt mục tiêu phấn đấu 100% cán bộ, hội viên được quán triệt và học tập về các Nghị quyết của Đảng, Đoàn và Hội các cấp; Ít nhất 300 sinh viên và 15 tập thể đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và “Tập thể Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương; 500 sinh viên và 20 tập thể đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và “Tập thể Sinh viên 5 tốt” cấp Thành; 10.000 sinh viên và 450 tập thể đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” và “Tập thể Sinh viên 5 tốt” cấp trường.

Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh giới thiệu việc làm cho 250.000 lượt sinh viên, trong đó ít nhất 12.500 sinh viên có việc làm ổn định; Vận động ít nhất 60 tỷ đồng trao học bổng, giải thưởng cho sinh viên; Hội viên, sinh viên đề xuất ít nhất 300.000 ý tưởng, sáng kiến; Tổ chức ít nhất 400 hoạt động hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; Kết nạp mới ít nhất 350.000 hội viên…

Đồng thời, một số công trình, chương trình, đề án trọng điểm sẽ được trình bày và thảo luận tại Đại hội như công trình “Xây dựng không gian truyền thống phong trào học sinh, sinh viên Sài Gòn - Gia Định - TP Hồ Chí Minh”; chương trình “Âm nhạc dân tộc học đường” giai đoạn 2020 - 2023; đề án “Hỗ trợ nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên Thành phố” giai đoạn 2020 - 2023 và đề án “Phát triển Ứng dụng hỗ trợ sinh viên SV360” giai đoạn 2020 – 2023”.

Khơi gợi niềm tự hào về truyền thống, lý tưởng cách mạng cho các bạn trẻ

Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải phát biểu tại đại hội [ảnh: SGGP]

Phát biểu tại Đại hội, thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP Hồ Chí Minh ghi nhận, biểu dương và chúc mừng những kết quả mà Hội Sinh viên Việt Nam TP, các hội viên, sinh viên đã đạt được trong 5 năm qua, góp phần xứng đáng vì một TP Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Theo đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Hội Sinh viên Việt nam TP Hồ Chí Minh cần quyết liệt hơn trong việc triển khai công tác giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng cho hội viên, sinh viên, nhằm khơi gợi niềm tự hào về truyền thống, lý tưởng cách mạng cho chính các bạn trẻ. Tổ chức Hội Sinh viên Việt Nam, đặc biệt là vai trò của Hội Sinh viên Việt Nam TP trong thời gian tới cần có những những phương thức nào để tiếp tục thực hiện vai trò đồng hành với sinh viên, khai thác các nguồn lực để hiệu triệu sinh viên đồng lòng thực hiện khẩu hiệu hành động “Sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh thi đua là Sinh viên 5 tốt, Bản lĩnh - Sáng tạo – Khát vọng - Hội nhập - Phát triển”.

Thống nhất với 11 chỉ tiêu, 02 đề án, 01 chương trình, 01 công trình cụ thể hóa mục tiêu của công tác Hội và phong trào sinh viên Thành phố giai đoạn 2020 - 2023 đã được xác lập trong dự thảo Văn kiện Đại hội; đồng thời nhất trí với những niệm vụ, giải pháp nêu ra trong dự thảo Văn kiện, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Hồ Hải lưu ý Hội Sinh viên TP cùng với việc triển khai các phong trào, chương trình của Hội phải gắn với tổng thể 04 chương trình phát triển Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Hội Sinh viên các cấp, cán bộ Hội phải tập trung nghiên cứu sâu, cụ thể hóa bằng những nhiệm vụ, giải pháp thực tế, sát sườn vào công tác Hội và phong trào sinh viên TP.

“Chúng ta phải phát huy “Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong” và khắc phục “Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng” như lời nhắc nhở của Bác Hồ”. Đồng chí Nguyễn Hồ Hải nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh xác định văn hóa là mục tiêu, là nền tảng phát triển xã hội, được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XI. Vì vậy, Hội Sinh viên Thành phố phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác Hội và phong trào sinh viên Thành phố trong nhiệm kỳ tới; Hội sinh viên Thành phố và các cấp Hội không ngừng suy nghĩ để có những hoạt động thiết thực cho hội viên, sinh viên nhận thức được niềm vinh dự, tự hào này, làm sao để việc được mang tên Bác trở thành một động lực cho sự phát triển của công tác Hội và phong trào sinh viên Thành phố.

Phát biểu tại Đại hội Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Bùi Quang Huy đề nghị Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố cần quan tâm xây dựng khát vọng, xây dựng TP phát triển mạnh mẽ hơn trong giới sinh viên. Đồng thời, tập trung giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành pháp luật trong hội viên, sinh viên. Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố cần tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận nguồn học liệu tiên tiến trong và ngoài nước; khuyến khích sự học tập sáng tạo, nghiên cứu khoa học, tiếp cận phương pháp học tập và giảng dạy hiện đại.

Mặt khác, tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng sinh viên trong quá trình trang bị những kiến thức, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng thực hành xã hội giúp sinh viên tự tin trong quá trình hội nhập; tích cực hỗ trợ phát huy “Sinh viên 5 tốt” sau tuyên dương giới thiệu “Sinh viên 5 tốt” với đơn vị có nhu cầu tuyển dụng. Bên cạnh đó, quan tâm định hướng, hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực TP Hồ Chí Minh.

Dịp này, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam tặng Bằng khen cho 23 tập thể và 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ V [2015 - 2020]; UBND TP Hồ Chí Minh tặng Bằng khen cho 5 tập thể, 1 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ V [2015 - 2020].

Đồng chí Phan Thị Thanh Phương phát biểu tại đại hội [ảnh: Ngô Tùng]

Chiều 27/12, tiếp tục các nội dung làm việc trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2023, đại hội đã diễn ra Hội nghị lần thứ nhất để hiệp thương thông qua các đề án nhân sự Ban Thư ký, đề án nhân sự Trưởng ban Kiểm tra, đề án nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội SVVN TP Hồ Chí Minh nhiệm kỳ VI.

Theo đó, Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ nhất với sự tham dự của 45 đồng chí đã thống nhất bầu Ban Thư ký Hội SVVN Thành phố nhiệm kỳ VI gồm 15 đồng chí; Ban Kiểm tra gồm 7 đồng chí.

Trong đó, đồng chí Phan Thị Thanh Phương, Bí thư Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố nhiệm kỳ V tiếp tục giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội nhiệm kỳ VI [2020 – 2023].

PV

Video liên quan

Chủ Đề