Giá mua và giá bán vàng là gì

Thời báo kinh doanh - 30/05/2022 8:52:48 SA

Phiên đầu tuần [30/5], giá vàng thế giới giảm xuống 1.850,6 USD/ounce. Trong nước, giá vàng giao dịch quanh 69,5 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá mua và bán khoảng 1 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, đầu giờ sáng ngày 30/5 [giờ Việt Nam], giá vàng giao ngay chốt phiên tại Mỹ giảm 3 USD/ounce xuống 1.850,6 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6/2022 trên sàn Comex New York tăng 1,4 USD lên mức 1.850,6 USD/ounce.


Chênh lệch giá mua và bán vàng miếng SJC khoảng 1 triệu đồng/lượng. [Ảnh: Int]

Giới phân tích cho rằng, tuần này sẽ chứng kiến cuộc giằng co tăng – giảm trên thị trường kim loại quý. Trong khi tiếp tục được hưởng lợi từ việc đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu giảm, tâm lý rủi ro thay đổi khi thị trường chứng khoán Mỹ tuần trước đã đạt mức tăng 6% sau chuỗi 7 tuần liên tiếp giảm điểm sẽ cản bước tiến của vàng.

Chiến lược gia trưởng kim loại Nicky Shiels tại MKS PAMP Group dự báo, đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu giảm có thể giúp vàng tăng vững chắc trên 1.850 USD/ ounce. Tuy nhiên, sự thay đổi tâm lý rủi ro giữa các nhà đầu tư cổ phiếu sẽ khiến thị trường trở nên khó đoán.

Trong khi giá vàng thế giới có xu hướng giảm, trong nước, rạng sáng hôm nay, các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý giữ nguyên mức giá giao dịch của ngày trước đó. Chênh lệch giá mua và bán vẫn neo ở mức cao, khoảng 1 triệu đồng/lượng.

Cụ thể, Vàng bạc Đá quý Sài Gòn khu vực Hà Nội và Đà Nẵng niêm yết ở mức 68,5 - 69,52 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang được mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng/lượng.

Tập đoàn DOJI tại khu vực Hà Nội giao dịch ở mức 68,5 - 69,4 triệu đồng/lượng. Tại TP Hồ Chí Minh, giá vàng đang giao dịch ở mức tương tự như ở Hà Nội nhưng bán ra thấp hơn 50.000 đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý giao dịch ở mức 68,65 - 69,4 triệu đồng/lượng.

Quy đổi theo tỷ giá Vietcombank, giá vàng thế giới tương đương 52,1 triệu đồng/lượng [chưa thuế, phí], chênh lệch với giá vàng trong nước khoảng 17,3 triệu đồng/lượng.

Tuần qua, bất chấp giá vàng thế giới tăng tuần thứ hai liên tiếp, song giá vàng trong nước lại ghi nhận xu hướng giảm. Nếu mua vàng vào đầu tuần và bán vào cuối tuần, nhà đầu tư sẽ lỗ nặng.

Chẳng hạn, nếu mua vàng DOJI vào phiên 22/5 với giá 69,6 triệu đồng/lượng và bán ra vào phiên cuối tuần [29/5] sẽ lỗ 1,1 triệu đồng/lượng. Còn nếu mua vàng tại Vàng bạc Đá quý Sài Gòn sẽ thua lỗ 1,35 triệu đồng/lượng.

Có thể thấy, mọi rủi ro trên thị trường vàng đang được đẩy cho người mua, khi các đơn vị kinh doanh đều có động thái kéo quá rộng độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Trong khi mức chênh lệch giữa giá mua và bán được các chuyên gia nhận định chỉ nên rơi vào khoảng 300.000 đồng/lượng, thì thực tế con số này vẫn dao động trong khoảng từ 700.000 đồng đến trên 1 triệu đồng, là mức quá cao.

Cụ thể, khi nhà đầu tư quyết định mua vàng sẽ phải mua với mức giá cao, nhưng khi bán lại cho các đơn vị kinh doanh lại phải giao dịch với mức giá thấp hơn khá nhiều, ít nhất là khoản chênh lệch lớn. Giới kinh doanh thì trong bất cứ trường hợp nào cũng có lợi, bởi họ luôn có "phòng đệm" trị giá trên dưới 1 triệu đồng/lượng.

Theo đại diện một doanh nghiệp vàng, ngay tại thời điểm này, mua vàng có thể chưa phải là quyết định khôn ngoan bởi đã hết yếu tố bất ngờ. Tuy nhiên, với các nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi trong dài hạn, vàng là kênh đầu tư không nên bỏ qua. Bằng chứng là vài tháng nay, ngân hàng trung ương của hàng loạt quốc gia [như Trung Quốc] và các quỹ đầu tư lớn ào ạt mua vào.

“Nếu bỏ vốn vào vàng, nhà đầu tư nên xác định đầu tư dài hạn, chỉ đầu tư một tỷ lệ nhất định, tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của mình. Đồng thời, phải cập nhật thường xuyên giá vàng để chốt lời vào thời điểm thích hợp”, vị này nói.

Nhìn nhận theo một góc độ khác, chuyên gia Bùi Minh Long cho rằng, vàng không phải một kênh đầu tư phù hợp cho dài hạn. Tài sản chúng ta nên đầu tư nhất là tài sản đem lại giá trị gia tăng tốt nhất. Những kênh như vàng thường tạm ổn trong ngắn hạn, nhưng xét về dài hạn thì vàng thường không mang lại hiệu suất cao. Cứ mỗi chu kỳ 10 năm, thị trường thường sẽ có 1-2 năm biến động, tạo cơ hội cho vàng. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư xem vàng như một kênh dài hạn thì họ đã bỏ qua cơ hội trong 8 năm còn lại.

Theo tính toán của nhóm phân tích Dragon Capital, xét trong khung thời gian 10 năm và 20 năm, tỷ suất sinh lời của vàng chỉ cao hơn việc nắm giữ USD, và thấp hơn so với 3 kênh đầu tư còn lại là bất động sản, trái phiếu và cổ phiếu.

Mua - bán vàng chênh lệch kỷ lục, ai hưởng lợi?

Có thời điểm giá vàng SJC cao hơn thế giới 4-5 triệu đồng/lượng và biên độ giá mua - bán giãn rộng chưa từng có

  • Giá vàng SJC tăng sốc, cán mốc 57 triệu đồng/lượng

  • Giá vàng SJC lại giảm mạnh

  • Chuyện gì đang xảy ra với giá vàng?

  • Giá vàng rớt cả chục triệu đồng/lượng, nhiều người tranh thủ mua vào

Ngày 14-8, giá vàng SJC tiếp tục "nổi sóng" khi tăng gần 2 triệu đồng/lượng lên gần 58 triệu đồng/lượng vào đầu giờ sáng rồi quay đầu giảm lại. Cuối ngày, giá vàng SJC được giao dịch phổ biến quanh mức 54,63 triệu đồng/lượng mua vào, 56,67 triệu đồng/lượng bán ra, tăng khoảng 600.000 đồng/lượng so với hôm trước. Đáng chú ý, ngoài biến động giá thì biên độ mua - bán luôn được doanh nghiệp [DN] neo ở mức cao từ 2-2,77 triệu đồng/lượng.

Điều này được duy trì suốt 1 tuần qua, khi giá vàng SJC vọt lên trên 62 triệu đồng/lượng rồi rơi tự do xuống 51 triệu đồng/lượng. Có ngày, biên độ mua - bán được các đơn vị kinh doanh vàng nới rộng lên tới trên 4 triệu đồng mỗi lượng, giá bán vàng SJC cao hơn thế giới tới 4-5 triệu đồng/lượng.

Biên độ mua - bán vàng được nới rộng lên tới 4-5 triệu đồng/lượng giúp người kinh doanh giảm rủi ro nhưng có thể đẩy người mua vàng vào cảnh thua lỗ lớn .Ảnh: TẤN THẠNH

Tính đến cuối ngày 14-8, theo giờ Việt Nam, giá vàng thế giới được giao dịch ở mức 1.945 USD/ounce, tương đương khoảng 55,3 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC khoảng 1,4 triệu đồng/lượng. Câu hỏi được đặt ra: "Ai là người được lợi khi giá vàng trong nước neo cao và biên độ mua bán quá lớn?".

Theo ghi nhận, những ngày qua, khi giá vàng nóng sốt, nhiều người có vàng để dành đã băn khoăn không biết nên mua hay bán? Anh Tấn Minh [ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM] cho biết vừa lập gia đình, gom vàng cưới lại được khoảng 1 lượng. Thấy giá cao tính bán rồi chờ giá xuống thấp mua lại.

"Nhưng với biên độ giá mua - bán các DN neo cao vậy thì khó quá. Giờ giá vàng SJC thấy lên 56,7 triệu đồng/lượng rất cao nhưng nếu tôi bán thì DN mua giá thu vào chỉ 54,7 triệu đồng/lượng. Vậy tôi phải chờ khi nào giá bán ra xuống thêm 2-3 triệu đồng nữa mới mua vào được, tính ra cũng không lời bao nhiêu, lại rủi ro" - anh Minh băn khoăn.

Ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia vàng, cũng đặt nghi vấn: "Phải chăng các DN vàng vì lợi ích của mình mà neo mức chênh lệch lớn trong bối cảnh giá vàng biến động mạnh để đẩy rủi ro về phía khách hàng?".

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đào Trung Kiên, Giám đốc khối Chiến lược, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận [PNJ], phân tích giá vàng trong nước biến động theo giá thế giới nhưng thực chất thị trường trong nước và thế giới chưa liên thông hoàn toàn. Từ nhiều năm nay, Ngân hàng Nhà nước tạm thời không cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng; đồng thời vàng miếng SJC được sản xuất và chuyển cho thị trường vàng dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Giá vàng miếng được bán trên thị trường đã phải bao gồm thuế phí, chi phí gia công, chế tác…

"Thống kê tại PNJ những ngày qua, giao dịch vàng không tăng đột biến nhưng ở một số thời điểm nhất định khi giá vàng SJC biến động mạnh thì nhu cầu có tăng cao. Do đó, trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng giảm rất mạnh, có ngày rớt cả 100-120 USD/ounce, rơi từ vùng 2.000 USD/ounce xuống còn khoảng 1.870 USD/ounce như vừa qua thì việc DN điều chỉnh nới biên độ mua - bán là cần thiết" - ông Đào Trung Kiên lý giải.

Cũng theo vị này, vàng thế giới chủ yếu giao dịch qua tài khoản [vàng tài khoản] và được giao dịch bởi các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính và nhà đầu tư kinh doanh vàng phái sinh, trong khi giao dịch vàng ở Việt Nam là vàng vật chất nên sẽ có độ trễ biến động nhất định. Vì vậy, DN cũng cần thời gian để điều chỉnh biên độ giá phù hợp.

Giải thích về việc "đẩy khó" cho khách hàng khi neo giá chênh lệch mua - bán ở mức kỷ lục, đại diện một công ty vàng lớn tại TP HCM cho rằng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, những ngân hàng, DN được cấp phép kinh doanh vàng miếng sẽ phải đáp ứng mọi nhu cầu của khách đến giao dịch. "Lúc nào khách tới mua hoặc bán, DN đều phải đáp ứng chứ không có chuyện không mua vào hoặc không có vàng bán ra. Dù biên độ giá chênh lệch mua - bán giãn rộng nhưng vẫn có giao dịch cho thấy thị trường chấp nhận mức giá này, chứ không phải DN muốn để giá nào cũng được. Các DN cũng có sự cạnh tranh lẫn nhau và khách hàng quyết định thời điểm mua vào hay bán ra" - vị đại diện công ty vàng này nêu.

Không nên đầu cơ, lướt sóng

Lãnh đạo nhiều DN vàng nhìn nhận những thời điểm giá vàng trong nước biến động mạnh như vừa qua, rủi ro cho người tham gia thị trường, nhất là khách hàng nhỏ, lẻ là rất lớn. Xu hướng của giá vàng thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chưa được giải quyết triệt để, nhiều nước lớn tiếp tục đưa ra các gói kích thích kinh tế… Nhưng sau mỗi đợt tăng giá, giá vàng sẽ quay đầu giảm sốc và có thể rớt cả 100 USD/ounce như vừa qua nên rủi ro với người mua vàng để đầu cơ, lướt sóng là rất lớn. "Chỉ những ai có khoản tiền nhàn rỗi, không phải vay mượn, xem vàng như một kênh tiết kiệm trong trung dài hạn thì mới nên mua vàng lúc này" - ông Đào Trung Kiên khuyến cáo.

LINH ANH

Video liên quan

Chủ Đề