Nhiệm vụ của các Câu triển khai là gì

Kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

2020-08-04 10:37:00.0

In Kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

1. Lý do phải xây dựng Kế hoạch Theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Giúp xác định được mục tiêu của hoạt động và cách thức tổ chức huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện các công việc để đạt được mục tiêu đề ra;

- Giúp hướng các nguồn lực và các nỗ lực vào việc hoàn thiện mục tiêu, nhiệm vụ; giúp huy động và phối hợp được công sức và thời gian của các bộ phận, đơn vị trong cơ quan, tổ chức góp phần vào thực hiện mục tiêu;

- Là công cụ hữu hiệu để kiểm soát, đánh giá tiến độ thực hiện, chất lượng và kết qủa thực hiện công việc, giúp đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện mục tiêu;

- Giúp xác định được trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ, từ đó giúp đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng chủ thể.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về Theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 quy định Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm: Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân

- Điều 6 Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày ngày 15/5/2014 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật

3. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch Theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Bước 1: Căn cứ để xây dựng kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 14/2014/TT-BTP quy định: Căn cứ nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm và thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nghị quyết của Chính phủ được ban hành, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,Ủy bannhân dân cấp tỉnh phải ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành, địa phương mình, trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật đảm bảo đồng bộ với trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương trong năm đó

Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hằng năm và thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của địa phương mình, trong đó xác định lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật đảm bảo đồng bộ với trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong năm đó. UBND các cấp ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân. Ví dụ, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã chọn lĩnh vực để theo dõi tình hình thi hành pháp như sau:

Năm 2018: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực y tế, tài nguyên và môi trường, lao đông thương binh và xã hội;

Năm 2019: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Năm 2020: theo dõi tình hình thi hành pháp luật lĩnh vực bảo vệ môi trường: Việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước, đất, không khí, quản lý chất thải.

Sau khi xác định được căn cứ để xây dựng kế hoạch thì bước tiếp theo là xây dựng dự thảo kế hoạch, nhưng phải đảm bảo tiến độ về thời gian. [Lưu ý: Đây là một trong những tiêu chí khi chấm điểm PAR INDEX [chỉ số cải cách thủ tục hành chính]]

Bước 2: Xác định lĩnh vực trọng tâm, phạm vi theo dõi

Ủy ban nhân dân tỉnh phải căn cứ vào lĩnh vực trong tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước hằng năm và thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi, lĩnh vực quản lý để xác định lĩnh vực trong tâm theo dõi thi hành pháp luật đảm bảo đồng bộ với trọng tâm trong lĩnh vực kiểm soát thủ tục hành chính và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong năm đó. Điều này có nghĩa là một trong các lĩnh vực trọng tâm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phải trùng với lĩnh vực trọng tâm theo dõi thi hành pháp luật trong Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách nhà nước. Ngoài ra căn cứ vào thực tiễn thi hành pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý có thể lựa chọn thêm lĩnh vực trọng tâm theo dõi thi hành pháp luật khác.

Sau khi xác định được giới hạn về nội dung, lĩnh vực, địa bàn, đối tượng cần ưu tiên, người lập kế hoạch phải tính toán, cân nhắc tới nguồn thông tin nào cần thiết để phục vụ cho việc đánh giá, và những yếu tố khó khăn khi thu thập thông tin để xác định rõ những hoạt động ưu tiên đối với từng nhóm đối tượng cụ thể.

Bước 3. Xác định những cơ quan, đơn vị, tổ chức có lợi ích liên quan chủ yếu trong kế hoạch theo dõi

Bước này phải trả lời câu hỏi: Việc đánh giá này ảnh hưởng tới những ai? Việc đánh giá này là vì nhu cầu của ai? Ai có trách nhiệm với mỗi hoạt động?

Các bên có lợi ích liên quan cần phải được xác định rõ, chủ yếu gồm:

- Những đối tượng chủ yếu chịu sự tác động của chính sách hay quy phạm pháp luật;

- Những người điều hành hay quản lý hoặc những người ra quyết định trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan;

- Nhà nghiên cứu chính sách và các chuyên gia, người hành nghề trong lĩnh vực chuyên môn;

- Các cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan nhà nước.

Các bên có lợi ích liên quan tham gia thực hiện kế hoạch với vai trò gì, ở mức độ nào? Hay nói cách khác phải trả lời được câu hỏi ai nên là người chủ trì hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động theo dõi, đánh giá? Mức độ tham gia sâu tới đâu?

Bước 4. Xác định các yêu cầu tối thiểu đảm bảo thực hiện kế hoạch

Bước này phải trả lời các câu hỏi: Chúng ta đạt được mục tiêu của kế hoạch bằng cách nào? Những yêu cầu và trách nhiệm ràng buộc là gì?

Yêu cầu bao gồm các yếu tố sau:

- Nguồn lực: Kinh phí, nhân lực, thời gian để phục vụ thực hiện kế hoạch;

- Thông tin: Những thông tin có sẵn; Những thông tin cần phải tìm kiếm hoặc muốn có thêm; Thời gian cần thiết để thu thập và xử lý các thông tin.

- Kiến thức chuyên sâu: Những kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên sâu nào cần phải có để đạt được mục tiêu đánh giá? Cơ quan có thể tiếp cận được với nguồn kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên sâu đó không?

Bước 5. Xác định các hoạt động và cách thực thực hiện các hoạt động trong kế hoạch

Bước này trả lời câu hỏi: Thông tin nào cần phải có? Làm cách nào để có được thông tin đó?

Sự thành công của một kế hoạch theo dõi, đánh giá phụ thuộc vào nguồn thông tin tốt, tức là các thông tin có thể trả lời được câu hỏi đặt ra cho việc đánh giá

Cách thực thực hiện là phải xác định được bằng cách nào để có thể có được thông tin, dữ liêu có liên quan. Việc thu thập, quản lý và xử lý thông tin, dữ liệu đó như thế nào? Ví dụ: Các hoạt động cơ bản thường được lựa chọn để đưa vào kế hoạch là hoạt động kiểm tra và hoạt động điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn

Bước 6. Dự thảo và trình kế hoạch, Quyết định phê duyệt kế hoạch

Bước này là khâu quan trọng vì sau khi đã nhận diện, giới hạn các hoạt động cần thiết thì người xây dựng kế hoạch phải sắp xếp đưa bản dự thảo kế hoạch đảm bảo tính logic về nội dung hoạt động, thời gian biểu cho các hoạt động và người chịu trách nhiệm cho từng hoạt động, thể hiện rõ trách nhiệm của các bên có liên quan. Kế hoạch phải gồm các nội dung cơ bản sau:

a] Mục đích, yêu cầu;

b] Văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hoặc lĩnh vực pháp luật trọng tâm theo dõi, đánh giá;

c] Các hoạt động cụ thể và tiến độ thực hiện;

d] Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch;

đ] Kinh phí thực hiện kế hoạch.

Bước 7. Triển khai thực hiện kế hoạch

Họp, quán triệt nội dung kế hoạch: Tại cuộc họp, ngoài thông báo nội dung kế hoạch và phân công phạm vi trách nhiệm cụ thể của cac cơ quan, đơn vị thì tổ chức được giao chủ trì [Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp] cần lưu ý đến những ý kiến phản ánh từ phía các cơ quan, đơn vị có liên quan để kế hoạch được triển khai hiệu quả

Thường xuyên theo dõi, tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch và kịp thời giải đáp vướng mắc;

Định kỳ hàng quý cần tổ chức họp, rà soát kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị có liên quan về những công việc được triển khai theo nội dung kế hoạch đã được ký;

Thực hiện đầy đủ nghiêm túc các nội dung nêu trong kế hoạch;

Xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, vì qua đó xác định được rõ ràng lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật hàng năm, vai trò trách nhiệm của các chủ thể và đối tượng quản lý nhà nước, cũng như cách thức tổ chức các hoạt động, góp phần thúc đẩy nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp từng bước đi vào nền nếp, thực chất và hiệu quả./.

Nguyễn Thị Khanh

Các tin khác

  • Những qui định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong một số lĩnh vực Tư pháp - 2021-05-20 16:51:00.0
  • Một số bất cập về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - 2021-03-31 07:31:00.0
  • Tổng kết 8 năm thi hành Nghị định 81/2013/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên - 2021-03-18 16:45:00.0
  • Thái Nguyên tổng kết 08 năm thi hành Nghị định số 111/2013/NĐ-CP - 2021-03-15 14:06:00.0
  • Triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính - 2021-03-12 14:06:00.0
  • UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. - 2021-03-10 14:06:00.0
  • UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành kế hoạch tổng kết 08 năm thi hành Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính - 2021-02-26 17:18:00.0
  • Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục - 2021-02-26 17:17:00.0
  • Các hành vi vi phạm liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19 và các hình thức xử lý - 2021-02-03 15:49:00.0
  • Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2021 - 2021-01-28 08:12:00.0

Video liên quan

Chủ Đề