Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại là gì

Hoạt động đối ngoại [Foreign activities] là gì? Hoạt động đối ngoại tiếng Anh là gì? Nội dung chính của hoạt động đối ngoại? Nội dung hoạt động đối ngoại của một số cơ quan nhà nước?

Khái niệm và nội dung của hoạt động đối ngoại

Các quốc gia trên thế giới đều có sự giao lưu, trao đổi với nhau. Chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia là chiến lược, lối đi được chỉ ra trong đối ngoại, giao lưu của các quốc gia. Để thực hiện các chính sách đối ngoại đó, thì cần thông qua hoạt động đối ngoại. Hoạt động đối ngoại được thực hiện giữa các quốc gia với nhau. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về hoạt động đối ngoại cũng như các nội dung chính của hoạt động đối ngoại.

1. Hoạt động đối ngoại là gì?

Hoạt động đối thoại là hoạt động thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước, thông qua các hoạt động khác nhau, để thực hiện sự giao lưu, trao đổi giữa các quốc gia với nhau

2. Hoạt động đối ngoại tiếng Anh là gì?

Hoạt động đối ngoại tiếng Anh là: Foreign activities.

3. Nội dung chính của hoạt động đối ngoại?

Những nội dung chính của hoạt động đối ngoại bao gồm:

Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh.

Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế.

Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.

Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế, các nguồn lực về vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến.

Tham gia các cơ chế hợp tác chính trị, an ninh song phương và đa phương vì lợi ích quốc gia trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc. Thực hiện tốt công việc tại các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc.

Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề dân chủ, nhân quyền; chủ động, kiên quyết đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị của Việt Nam.

Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, việc xác định ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới. Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh, tăng cường quan hệ với các đối tác, tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong các khuôn khổ hợp tác ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới. Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.

Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại; chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.

4. Nội dung hoạt động đối ngoại của một số cơ quan nhà nước

Hoạt động đối ngoại của Ủy ban thường vụ Quốc hội: gồm các hoạt động đoàn ra, đoàn vào, nhận, tặng các hình thức khen thưởng có yếu tố nước ngoài; gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực; đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo liên nghị viện thế giới và khu vực; đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo liên nghị viện thế giới và khu vực; hợp tác quốc tế, tiếp khách quốc tế; trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài và đưa tin về hoạt động đối ngoại.

Hoạt động đối ngoại của Bộ Ngoại giao

Thông tin và tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn đềliên quan đến tình hình thế giới và quan hệ quốc tế của Việt Nam;

Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

Thực hiện quản lý nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; hướng dẫn, quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế;

Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài

Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương, đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;

Xâydựng cơ sở pháp lý và chính sách về công tác ngoại giao văn hóa;

Chủ trìcác hoạt động của Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam; đảm nhiệm các chức năng Chủ tịch và Ban Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài;

Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế;

Thực hiện công tác hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại giao quản lý theo quy định của pháp luật;

Phối hợp quản lý di cư hợp pháp, ngăn chặn di cư bất hợp pháp và xử lý các vấn đề có liên quan;

Tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài trong các mối liên hệ với trong nước và ngược lại, đóng góp vào sự phát triển đất nước;

Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoàiổn định cuộc sống, hòa nhập vào đời sống xã hội nước sở tại, giữ gìn bản sắc văn hóadân tộc Việt Nam.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan thực hiện nghiên cứu, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá tình hình quản lý biên giới, lãnh thổquốc gia, vùng trời, các vùng biển, các hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam; giải quyết tranh chấp, đấu tranh bảo vệ biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đềxuất chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý thích hợp;

.

Hoạt động đối ngoại của Bộ Công thương:

Xây dựng kế hoạch, mục tiêu, định hướng phát triển hoạt động đối ngoại dài hạn của Bộ Công Thương

Các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương;

Đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật hiện hành, các dự án, chương trình, kế hoạch, thỏa thuận quốc tế của Bộ với các đối tác nước ngoài, kể cả việc ký kết hợp tác với các cơ quan, tổ chức nước ngoài của các đơn vị thuộc Bộ [Tổng cục, Cục, Vụ, Viện,];

Tổ chức các Kỳ họp Ủy ban liên chính phủ/Ủy ban hỗn hợp do Lãnh đạo Bộ làm đồng chủ tịch;

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học, khảo sát, tập huấn có sự tham gia hoặc tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài [sau đây gọi là hội nghị, hội thảo quốc tế];

Tổ chức và quản lý đoàn ra, đoàn vào hàng năm;

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế;

Đón tiếp các đoàn khách quốc tế, các hoạt động lễ tân đối ngoại;

Phối hợp chuẩn bị và tham gia hoạt động đối ngoại của các Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Chính phủ;

Quyết định khen thưởng, tổ chức trao tặng theo thẩm quyền Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển ngành Công Thương Việt Nam cho các cá nhân là người nước ngoài có công xây dựng, củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại của ngành Công Thương Việt Nam hoặc có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất cho sự phát triển ngành Công Thương Việt Nam.

Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng các hình thức khen thưởng cao [theo Luật Thi đua, Khen thưởng] cho tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong lĩnh vực Công Thương.

Quản lý hoạt động của đại diện Bộ Công Thương tại nước ngoài và quản lý, sử dụng chuyên gia nước ngoài vào công tác, thực tập.

-. Trao đổi văn bản và thông tin với đối tác nước ngoài.

Tuyên truyền về hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương.

Tổng hợp việc thực hiện các hoạt động đối ngoại và thực hiện các hoạt động đối ngoại khác.

Hoạt động đối ngoại của Bộ Tư pháp:

Đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, các dự án, chương trình, kế hoạch hợp tác quốc tế về pháp luật của Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật.

Vận động, điều phối, trình phê duyệt, tiếp nhận, sử dụng nguồn tài trợ của nước ngoài và tổ chức quốc tế, bao gồm cả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA], nguồn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài và nguồn tài trợ cho các hoạt động hợp tác quốc tế nằm trong các chương trình, dự án do Bộ, ngành khác chủ trì quản lý.

Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn, họp, gặp gỡ, hội thảo có sự tham gia hoặc tài trợ của đối tác nước ngoài [sau đây gọi là hội nghị, hội thảo quốc tế].

Tổ chức và quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài [đoàn ra]; đón tiếp các đoàn nước ngoài vào Việt Nam [đoàn vào]; tiếp khách quốc tế, xác nhận chuyên gia nước ngoài làm việc dài hạn tại Việt Nam.

Hoạt động thông tin đối ngoại trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, việc phóng viên nước ngoài đăng ký xin phỏng vấn lãnh đạo Bộ.

Tiếp nhận các hình thức khen thưởng do Nhà nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tặng; tặng, xét các hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân nước ngoài đã và đang làm việc với Bộ Tư pháp và có thành tích xuất sắc được Bộ Tư pháp công nhận.

Hoạt động đối ngoại của Bộ Giáo dục và đào tạo

Xây dựng kế hoạch hằng năm về hoạt động đối ngoại và điều phối hoạt động đối ngoại;

Đàm phán, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;

Triển khai thực hiện các đề án, dự án, chương trình, kế hoạch và hoạt động hợp tác quốc tế của Bộ;

Vận động, điều phối nguồn tài trợ của nước ngoài, bao gồm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA], nguồn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài và nguồn tài trợ cho các hoạt động hợp tác quốc tế nằm trong các chương trình, dự án do bộ, ngành khác hoặc đối tác nước ngoài chủ trì quản lý thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo;

Tổ chức hoặc tham gia tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn, hợp, gặp mặt, tiếp xúc, hội thảo, diễn đàn, triển lãm có sự tham gia hoặc tài trợ của đối tác nước ngoài [sau đây gọi tắt là hội nghị, hội thảo quốc tế];

Đón, tiễn và làm việc với đối tác nước ngoài [đoàn vào];

Tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài [đoàn ra];

Giao dịch với đối tác nước ngoài bằng văn bản;

Lễ tân đối ngoại;

Khen thưởng các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề