Nhón chân là gì

Đi bằng ngón chân là một hiện tượng bình thường đối với trẻ em từ 12 đến 15 tháng tuổi. Bởi khi đó, trẻ đang thử khám phá các tư thế đi khác nhau. Song, nếu trẻ vẫn tiếp tục đi trong tư thế này khi đã được 2 tuổi thì bố mẹ nên lưu tâm. Vì ngoài việc đi nhón chân để khám phá, có khả năng trẻ đang mắc phải một số bệnh tiềm ẩn nguy hiểm nếu sau 2 tuổi vẫn giữ kiểu đi này.

1. Cơ bắp chân bị căng cứng

Nhón chân là gì

Nếu trẻ không ngừng đi nhón chân liên tục sau 2 tuổi, bố mẹ cần đưa con đi bác sĩ kiểm tra xem con có bị cứng cơ bắp chân, đặc biệt là cứng ở gân Achilles - dải mô nối các cơ bắp ở phía sau chân dưới với xương gót chân hay không. Nếu có, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách trị liệu tại nhà cho con.

2. Loạn dưỡng cơ

Nhón chân là gì

Đây là một rối loạn di truyền làm suy yếu dần các cơ bắp của cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do sự thiếu hụt hoặc mất các thông tin di truyền ngăn cản cơ thể trẻ tạo ra dystrophin - một loại protein giúp hình thành và duy trì kết cấu khỏe mạnh của các cơ trong cơ thể.

Trẻ em bị bệnh loạn dưỡng cơ sẽ dần mất đi khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi lại, ngồi thẳng, hít thở một cách bình thường cũng như di chuyển cánh tay và bàn tay. Do đó, nếu bố mẹ thấy con đang đi đứng thường lại đột nhiên đi bằng ngón chân thì có thể trẻ đã bị mắc hội chứng loạn dưỡng cơ.

3. Một bất thường về tủy sống

Nhón chân là gì

Hội chứng tủy sống bị trói là một rối loạn thần kinh, do các mô dính vào nhau làm hạn chế sự di chuyển của tủy sống bên trong cột sống. Kết quả là khi cột sống phát triển, tủy sống bị kéo căng ra và dây thần kinh bị tổn thương.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ phải đi bằng ngón chân vì hội chứng tủy sống bị trói sẽ khiến trẻ khó có thể đi bình thường và nó thường mang lại đau đớn.

4. Bệnh bại não

Nhón chân là gì

Một nguyên nhân nữa khiến trẻ đi nhón chân là do trẻ bị mắc bệnh bại não. Căn bệnh này làm cho não không thể ra lệnh cho các vùng cơ ở chân thư giãn, khiến chúng co lại và căng cứng.

Trong trường hợp này, bố mẹ có thể nhận thấy các cơ trương lực cũng bị ảnh hưởng, trẻ không thể giữ vững tư thế và đi lại cũng không ổn định. Và việc được điều trị sớm là rất quan trọng, nó đảm bảo rằng sự co cứng không gây hại cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Xin lưu ý, bài viết này chỉ cung cấp thông tin một cách tương đối. Nếu bố mẹ nhận thấy con mình thường hay đi nhón chân sau 2 tuổi thì tốt nhất nên cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Nguồn: B.S

Dáng đi bất thường như đi nhón gót chân có thể là triệu chứng của bệnh tự kỷ thường gặp ở trẻ em. Phát hiện sớm các dấu hiệu này sẽ giúp phụ huynh nhanh chóng có hướng can thiệp kịp thời, ngăn chặn những tác động nguy hiểm khác đến tương lai của trẻ. Vậy tại sao trẻ tự kỷ đi nhón chân và hướng khắc phục thế nào, cùng tham khảo chi tiết ngay tại đây.

Tại sao trẻ tự kỷ đi nhón chân?

Thống kê cho thấy tỷ lệ số trẻ mắc bệnh tự kỷ hiện nay vẫn đang không ngừng tăng. Hiện tại vẫn chưa thể xác định rõ đâu là cơ chế gây bệnh chính xác, do đó việc điều trị cho trẻ tự kỷ vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn. Các phương pháp hiện nay chỉ giúp can thiệp các triệu chứng, giúp trẻ có nhận thức, ngôn ngữ hành vi phù hợp với xã hội để các bệnh nhân có thể tham gia một số hoạt động sinh hoạt như người bình thường.

Nhón chân là gì
Trẻ đi nhón chân có thể là triệu chứng đầu của hội chứng tự kỷ

Ngoài việc rối loạn ngôn ngữ, chậm nói thì một trong số những dấu hiệu hội chứng tự kỷ dễ nhận biết nhất chính là tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân. Các triệu chứng này thường xuất hiện ngay từ thời điểm bé bắt đầu học đi lại tuy nhiên không nhiều phụ huynh phát hiện mà chỉ cho rằng con muốn đi theo cách này. Cách đi này của trẻ về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của chân nên cần sớm được điều trị.

Những nguyên nhân chính khiến bé có xu hướng khi đi thường nhón gót lên bao gồm

  • Rối loạn xử lý giác quan: ở trẻ tự kỷ thường có trạng thái lo lắng, bứt rứt hơn bình thường, điều này khiến trẻ có thể sợ hãi, lo lắng nếu để gót chân chạm đất. Việc đi nhón gót lên sẽ giúp con có cảm giác thoải mái dễ chịu hơn.
  • Trương lực cơ yếu: khiến trọng lực sẽ có xu hướng dồn về phía trước, tại các ngón chân. Điều này làm cho trẻ bị tự kỷ có thói quen đi nhón chân
  • Rối loạn tiền đình: trẻ bị tự kỷ cũng có thể mắc chứng rối loạn tiền đình. Đây là cơ quan quan trọng có liên quan đến khả năng giữ thăng bằng và các vận động, đảm nhiệm việc đưa thông tin đến cho não về các vấn đề chuyển động. Chức năng này bị rối loạn khiến trẻ có xu hướng dồn trọng lực về phía trước và đi bằng đầu ngón chân lên để giữ thăng bằng
  • Sự nhạy cảm quá mức của cơ bắp chân: trẻ bị tự kỷ thường nhảy cảm quá mức tại các cơ quan quản nhận, theo đó việc đi bằng cả bản thân bình thường có thể làm con có cảm giác chân bị cứng cứng hay rút ngắn. Vì vậy mà bé sẽ đi nhón gót lên giảm các cảm giác này.

Bên cạnh việc đi nhón gót lên trẻ còn có thể kết hợp với xoay vòng. Trẻ tự kỷ đi nhón chân có thể là dấu hiệu giúp  cách phân biệt trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ đạt kết quả chính xác hơn. Tuy nhiên nếu chưa xác định chính xác trẻ bị tự kỷ thì tình trạng này cũng có thể liên quan đến các nguyên nhân khác như bại não, loạn dưỡng cơ, sinh non, các vấn đề nhiễm trùng tại não. Do đó nếu trong giai đoạn tập đi con xuất hiện tình trạng này phụ huynh không nên chủ quan mà đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt.

Những ảnh hưởng do trẻ tự kỷ đi nhón chân

Hầu hết theo các nghiên cứu tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân thường đánh giá là lành tính vì các triệu chứng này thường bắt đầu trong giai đoạn 1 năm tuổi hoặc chậm hơn nhưng sẽ kết thúc trước 2 tuổi.

Nhón chân là gì
Việc đi nhón gót chân có thể gây nguy hiểm nếu con leo cầu thang

Tuy không nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp theo dõi các hoạt động của trẻ kịp thời thì tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân cũng có thể gây ra các vấn đề khác như

  • Trẻ dễ dàng bị té ngã, đặc biệt nếu leo cầu thang nếu không được cha mẹ chú ý kịp thời
  • Đi nhón gót chân làm bắp chuối phát triển nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng của mắt cá chân
  • Các cơ phía trước có xu hướng yếu dần đi do không được vận động nhiều, gây đau đớn và khó khăn trong đi lại
  • Kỹ năng vận động chậm
  • Đi bằng ngón chân có thể khó giữ được thăng bằng và trong lượng khi trẻ đứng nên cũng rất dễ ngã

Bên cạnh đó các triệu chứng bất thường khác như tự hành hạ bản thân, bị kích động ở trẻ nhỏ nếu xuất hiện ngay thời điểm bé đang đi nhón gót cũng có thể làm tăng các yếu tố nguy hiểm nếu bé bị té ngã từ trên cao.

Hướng cải thiện tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân

Do những yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra trên nên nếu bé bị tử kỷ có triệu chứng này vẫn nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Phụ huynh có thể tham khảo bác sĩ để tiến hành các biện pháp can thiệp tự nhiên, tránh phải áp dụng các biện pháp y khoa. Điều trị cho bé ngay từ giai đoạn đầy sẽ dễ dàng cải thiện hơn rất nhiều.

Nhón chân là gì
Phụ huynh cần sớm đưa con đến bác sĩ để có các biện pháp can thiệp kịp thời

Phụ huynh mỗi ngày cần hướng dẫn cho con hiểu về việc con phải sử dụng bàn chân. Trẻ tự kỷ trong giai đoạn đầu có thể không đáp ứng với lời dạy từ cha mẹ hay chưa thực sự hiệu cha mẹ nói gì nên cần thực sự kiên nhẫn. Hãy hướng dẫn con kết hợp với thực hành để con nhìn và hiểu, sau đó mới có thể thực hành.

Ngoài ra một số phương pháp cũng thường được chỉ định để can thiệp tình trạng trẻ tự kỷ đi nhón chân bao gồm

  • Các biện pháp kích thích đi bằng bàn chân: phụ huynh có thể hướng dẫn con chơi một số trò chân cần sử dụng bàn thân để giữ thăng bằng  như nhảy trên tấm bạt lò xo, chạy bộ, đạp xe hay cho trẻ tập đi ở những nơi không bằng phẳng như ghế sô pha, nệm,… Tuy nhiên cần phải hướng dẫn con trước về cách sử dụng bàn chân trước khi cho con tham gia các hoạt động này để tránh con vẫn dùng nhón chân và bị chấn thương.
  • Cho trẻ đi giày: việc cho con dùng các loại  lựa chọn giày cổ cao, đế nặng để cố định kéo bàn chân xuống cũng giúp bé thể đi bằng bàn chân như bình thường
  • Vật lý trị liệu: nếu các triệu chứng này đã kéo dài bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp vật lý trị liệu để kéo các cơ bàn chân, giảm sự nhạy cảm tại các cơ quan từ đó giúp bé có cảm giác an toàn khi đi bằng bàn chân.
  • Nẹp chân: bác sĩ cũng có thể yêu cầu bó bột hay nẹp chân trẻ nếu bé vẫn không thể chạm bàn chân xuống đất. Phương pháp này giúp bé làm quen với việc tiếp nhận trọng lực cơ thể bằng cả lòng bàn chân.

Trên đây là các thông tin giúp bạn giải đáp băn khoăn tại sao trẻ tự kỷ đi nhón chân và cách xử lý thế nào. Tất nhiên việc điều trị cho trẻ tự kỷ cũng không hề dễ dàng, đây chỉ là một phần trong suốt quá trình điều trị. Gia đình cần thực sự kiên trì, trao đổi với bác sĩ thường xuyên để sớm giải quyết các vấn đề bất thường ở trẻ tự kỷ.