Nhức tai phải làm sao

Đau nhức tai khi nuốt nước bọt gây ra cảm giác vô cùng khó chịu và cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn như ăn, uống hay nói chuyện. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng đau nhức tai khi nuốt nước bọt và cách chữa trị nhé.

Nguyên nhân phổ biến gây đau nhức tai khi nuốt nước bọt là nhiễm trùng tai. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai được gây ra bởi vi khuẩn hoặc vi rút ở tai giữa. Chúng thường gây sưng tấy, tích tụ chất lỏng và kích ứng bên trong tai của bạn, từ đó gây đau nhức tai khi nuốt nước bọt.

Nhiễm trùng tai thường gặp ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Các triệu chứng khi nhiễm trùng tai ở người lớn có thể khác so với trẻ em.

Nhức tai phải làm sao

ĐAU ĐẦU NHẸ CÓ NÊN UỐNG THUỐC GIẢM ĐAU KHÔNG?

Đau đầu là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Các cơn đau đầu có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo dài trong nhiều ngày. Một cơn đau đầu có thể làm hỏng cả ngày của bạn. Vậy đau…

b. Viêm tai giữa

Viêm tai giữa hay còn gọi là viêm tai giữa cấp tính cũng là nguyên nhân gây đau nhức tai khi nuốt nước bọt. Chúng ảnh hưởng đến không gian phía sau màng nhĩ, nơi chứa các xương nhỏ cho phép bạn nghe thấy âm thanh, và được nối với cổ họng của bạn bằng một cặp ống nhỏ gọi là ống Eustachian.

Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai đều bắt đầu bởi một tình trạng khác, chẳng hạn như cảm lạnh, cúm, viêm xoang hoặc dị ứng. Các ống Eustachian thường hút chất lỏng từ tai giữa. Khi các ống Eustachian bị tắc nghẽn, chất lỏng tích tụ xung quanh chỗ tắc nghẽn có thể bị nhiễm trùng.

Các ống Eustachian cũng làm nhiệm vụ duy trì áp suất trong tai giữa. Khi bạn nuốt, ngáp hoặc hắt hơi. các ống Eustachian mở ra để giải phóng áp lực, có thể gây đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái.

c. Nhiễm trùng tai ngoài

Đây là một loại nhiễm trùng khác ảnh hưởng đến tai ngoài của bạn. Khi bạn bơi hoặc tắm dưới vòi hoa sen, nước có thể tràn vào lỗ tai bạn. Điều này tạo ra một môi trường ấm thấp, lý tưởng cho vi khuẩn và nấm phát triển.

Tuy nhiên, nước không phải lúc nào cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai ngoài. Vi trùng cũng có thể xâm nhập vào ống tai thông qua một vật lạ, chẳng hạn như ngón tay của bạn. Móng tay có thể làm tổn thương lớp màng mỏng manh của tai trong giúp bảo vệ tai khỏi bị nhiễm trùng. Các tình trạng da, chẳng hạn như bệnh chàm, cũng có thể khiến một người dễ mắc phải loại nhiễm trùng này.

Đau nhức 2 lỗ tai do nhiễm trùng tai ngoài thường trở nên tồi tệ hơn khi tai bị kéo căng. Cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn khi bạn nhai và nuốt và có thể lan ra khắp vùng mặt quanh tai bị nhiễm trùng.

d. Nhiễm trùng mũi và cổ họng

Mặc dù nhiễm trùng tai là nguyên nhân phổ biến gây đau nhức tai khi nuốt nước bọt, nhưng đôi khi nguyên nhân cũng có thể đến từ nhiễm trùng mũi hoặc họng.

Các adenoids là mô của hệ thống miễn dịch nằm ở phía sau của đường mũi. Chúng phình to ra khi bắt được vi trùng xâm nhập vào mũi và miệng. Nếu chúng phát triển quá lớn, chúng có thể làm tắc các ống Eustachian. Chứng viêm adenoid này có thể gây đau nhức tai khi nuốt nước bọt.

Người bị viêm amidan sẽ cảm thấy đau khi nuốt, và cơn đau đó có thể được chuyển đến tai. Đây là điều thường gặp ở bệnh nhân sau khi phẫu thuật amidan. Tương tự, áp xe phúc mạc có thể gây đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái và trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh nuốt hoặc mở miệng.

Nhức tai phải làm sao

Viêm họng có thể gây đau nhức tai khi nuốt nước bọt

2. Cách chữa trị đau nhức tai khi nuốt nước bọt 

Nhiễm trùng tai được xem là nguyên nhân chính gây đau nhức tai khi nuốt nước bọt. Để điều trị nhiễm trùng tai, bạn có thể thực hiện các phương pháp trị liệu tại nhà để làm giảm các triệu chứng như:

  • Đắp khăn ấm vùng bị đau
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai
  • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol như Hapacol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen.

Nhức tai phải làm sao

Dùng thuốc giảm đau khi bị đau nhức tai

Nếu bạn bị đau nhức 2 lỗ tai và cơn đau không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu trở nặng, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và điều trị hợp lý.

Nguồn tham khảo: https://vi.drderamus.com/pain-in-ear-when-swallowing-11739

Đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể gây khó chịu và là dấu hiệu của một số bệnh lý cần điều trị y tế. Do đó, nếu đau bên trong lỗ tai kéo dài, khiến bạn khó tập trung hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị.

Nhức tai phải làm sao
Các cơn đau bên trong tai có thể liên quan đến các bệnh lý nhiễm trùng tai

Tai là một cơ quan phức tạp chứa rất nhiều mô nhạy cảm và xương nhỏ giúp con người có thể nghe được. Do tai được nối với mũi, họng và gần với hàm và cơ mặt nên các đau trong tai có thể liên quan đến bệnh lý ở các cơ quan này. Cơn đau nhức bên trong tai có thể bắt nguồn từ tai ngoài hoặc tai giữa khi người bệnh bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

Trong hầu hết các trường hợp, đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc cả hai tai là do nhiễm trùng gây ra. Nhiễm trùng tai có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng đến màng nhĩ và các xương trong tai. Điều này có thể gây mất thính giác trong vài tuần hoặc vĩnh viễn.
  • Nhiễm trùng không được điều trị có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Các cơ quan phổ biến dễ bị ảnh hưởng bao gồm xoang mũi và xương xọ nằm sau tai. Điều này có thể gây viêm màng não.
  • Đau nhói bên trong tai kéo dài có thể là dấu hiệu vỡ màng nhĩ. Các dấu hiệu kèm theo bao gồm chảy má từ tai.
  • Gây các bệnh liên quan đến đường hô hấp và viêm Amidan.

Tùy thuộc vào các nguyên nhân mà mức độ nghiêm trọng của đau nhức bên trong lỗ tai phải, trái có thể khác nhau. Tuy nhiên, để tránh các trường hợp không mong muốn, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và được điều trị phù hợp.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau trong tai trái (phải) phổ biến bao gồm:

Ráy tai là phàn phần sáp được sản xuất bên trong ống tai. Ráy tai được hình thành để bảo vệ tai khỏi bụi và nước bên ngoài cơ thể. Thông thường ráy tai có thể tự làm sạch và đẩy ra khỏi ống tai. Tuy nhiên, đôi khi sáp tai quá dày hoặc quá nhiều khiến tai không để tự đào thải. Khi đó, ráy tai sẽ từ từ được tích tụ, tăng lên về kích thước, khối lượng dẫn đến tình trạng đầy tai và cảm giác đau nhức bên trong tai.

Để xử lý tình trạng này, người bệnh có thể dùng dụng cụ lấy ráy rai để lấy ráu tai ra ngoài. Hoặc nếu không thể tự thực hiện các thao tác, hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám tai, mũi, họng để được xử lý.

Ngoài ra, không nên dùng tăm bông hoặc các dụng cụ tương tự khác để lấy ráy tai ra ngoài. Điều này có thể vô tình đẩy ráy tai vào sâu hơn. Đôi khi có thể gây tổn thương tai gây đau nhói, chảy mủ hoặc nhiễm trùng.

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng tai bên ngoài của bạn. Đây là một nguyên nhân gây đau nhức bên trong lỗ tai trái hoặc phải phổ biến. Đôi khi cơn đau có thể lan rộng ra đến cổ hoặc phía sau tai.

Tình trạng viêm tai ngoài thường là do nhiễm trùng khi người bệnh cố gắng làm sạch tai bằng tăm bông hoặc các vật khác. Ngoài ra đôi khi bệnh chàm hoặc vẩy nến cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm tai ngoài.

Nhức tai phải làm sao
Tình trạng viêm tai hoặc nhiễm trùng tai có thể dẫn đến các cơn đau nhói bên trong tai

Ngoài việc gây đau bên trong tai, viêm tai ngoài có thể kèm theo các triệu chứng như:

  • Ngứa bên trong tai dữ dội
  • Đỏ xung quanh tai
  • Khiếm thính tạm thời
  • Các cơn đau lan ra mặt hoặc một bên đầu (cùng bên với tai bị tổn thương)

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng sâu hơn bên trong tai và gây các cơn đau nhức ở tai giữa. Nhiễm trùng tai giữa thường xảy ra cùng với cảm lạnh hoặc cảm cúm. Lúc này các chất lỏng có thể tích tụ bên trong ống tai gây nhiễm khuẩn, hình thành mủ và gây đau nhói bên trong tai.

Viêm tai trong hoặc nhiễm trùng tai trong cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến đau nhức bên trong tai. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến các cấu trúc bên trong tai và đôi khi có thể gây nhức đầu, chóng mặt, chảy mủ từ tai.

Xương chũm là xương nằm phía sau tai. Viêm tai xương chũm thường là do tình trạng nhiễm vi khuẩn do viêm tai giữa mãn tính gây ra. Viêm xương chũm có thể gây ra cơn đau nhói liên tục ở tai. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Sưng và đỏ tai
  • Đau phía sau tai
  • Sốt

Đôi khi một cơn đau nhức bên trong lỗ tai phải hoặc trái có thể là dấu hiệu vỡ màng nhĩ. Vỡ màng nhĩ có thể là do nhiễm trùng, tổn thương màng nhĩ hoặc do các tiếng ồn lớn hoặc sấm sét. Điều này sẽ gây ra một cơn đau nhói ở tai. Đôi khi người bệnh có thể bị mất thính giác hoặc bị ù tai.

Nhức tai phải làm sao
Đau nhức bên trong lỗ tai có thể là dấu hiệu của việc vỡ màng nhĩ

Thông thường vỡ màng nhĩ không cần điều trị, không cần phẫu thuật. Màng nhĩ có xu hướng tự cải thiện sau vài tháng. Tuy nhiên, ống tai có nguy cơ bị nhiễm trùng bởi vì chức năng bảo vệ của màng nhĩ bị ảnh hưởng. Do đó, điều quan trọng là giữ cho tai luôn khô và không bị ẩm ướt.

Viêm và nhiễm trùng tai có thể cản trở không khí lưu thông giữa tai và họng. Tình trạng này gây sưng nang niêm mạc ở phía sau tai, gây áp lực ở tai giữa và gây khô và các cơn đau bên trong tai.

Nhiễm trùng cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh các tổn thương đến cấu trúc tai. Nếu không điều trị, nhiễm trùng tai có thể dẫn đến áp xe trong tai hoặc viêm màng não.

Cấu trúc của tai, mũi và họng thông với nhau. Do đó, việc nhiễm trùng vòm họng hoặc các bệnh lý ở mũi có thể dẫn đến tình trạng đau nhức bên trong lỗ tai trái hoặc phải. Các bệnh lý phổ biến bao gồm:

  • Dị ứng như viêm mũi dị ứng, cảm lạnh hoặc các tình trạng tương tự có thể gây gây đau nhói ở trong tai. Các triệu chứng khác thường bao gồm chảy nước mũi, hắt hơi, sốt và ho.
  • Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng xoang hàm. Tình trạng này thường gây ảnh hưởng đến mũi và cổ họng. Viêm xoang thường gây sưng niêm mạc và tăng tiết dịch ở niêm mạc. Điều này có thể gây tắc nghẽn niêm mạc gây nhiễm trùng, xuất hiện mủ và gây đau. Đôi khi các cơn đau có thể lan đến gà má, phía trên mắt, quai hàm và bên trong tai.
  • Đau họng thường là do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Đau họng làm lượng chất lỏng tăng lên và có thể chảy vào tai giữa và gây các cơn đau nhức ở tai. Các triệu chứng kèm theo bao gồm sưng hạch ở cổ và thay đổi giọng nói.
  • Viêm Amidan hoặc các tình trạng nhiễm trùng khác có thể làm Amidan sưng lên gây đau họng khi nuốt hoặc thở. Trong một số trường hợp, viêm Amidan có thể gây sốt cao, ho và đau nhói bên trong tai.

Đôi khi các cơn đau nhức bên trong lỗ tai phải, trái có thể bắt nguồn ở các bộ phận khác, ví dụ như đau răng hoặc tổn thương cơ mặt. Điều này được giải thích là do các dây thần kinh ở mặt và cổ rất gần với tai. Do đó, các cơn đau nhói ở tai có thể bắt nguồn từ:

Nhức tai phải làm sao
Một số nguyên nhân khác như đau răng có thể dẫn đến tình trạng đau nhói bên trong tai
  • Sâu răng, áp xe răng hoặc do mọc răng hàm (răng số 8) có thể dẫn đến các cơn đau tai cùng bên. Bác sĩ có thể kiểm tra các cơn đau bằng cách chạm vào răng hoặc nướu của người bệnh.
  • Hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) có thể liên quan đến các cơn đau nhói ở trong tai. Khớp thái dương hàm là nơi hàm được kết nối với hộp sọ và nằm gần ngay bên tai. Do đó, bất cứ rối loạn hoặc chấn thương nào ở khớp này đều có thể gây đau nhức bên trong tai.
  • Một số nguyên nhân khác có thể bao gồm khối u trong tai, viêm mô tế bào, bệnh Zona thần kinh hoặc các bệnh lý khác.

Cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị tình trạng đau nhức bên trong lỗ tai phải, trái là đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị hợp lý. Nhiễm trùng tai có thể trở nên nghiêm trọng và gây khó khăn cho việc điều trị khi nhiễm trùng lan rộng.

Bạn nên tham khảo thêm