Những dấu hiệu để ngắt nhịp thơ

Thơ lục bát là gì, cách gieo vần thơ lục bát

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 có đề cập đến luật thơ, sự hình thành luật thơ và một số thể thơ tiêu biểu. Trong đó có thể thơ lục bát. Vậy thể thơ lục bát là gì, cách gieo vần thế nào và cách làm một bài thơ lục bát ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dafulbrightteachers.org cung cấp bên dưới.

Những dấu hiệu để ngắt nhịp thơ

Tìm hiểuthơ lục bát

Thơ lục bát là gì?

Thơ lục bát là thể loại thơ nằm trong thể loại thơ dân tộc của Việt Nam.

Thơ lục bát là thể loại thơ dân gian gồm các cặp câu thơ kết thành một bài. Thường thì câu đầu là 6 chữ, câu sau là 8 chữ, cứ nối tiếp cho tới hết bài.

Nguồn gốc thơ lục bát

Thơ lục bát có nguồn gốc từ rất lâu. Cho tới ngày nay nó vẫn được kế thừa và phát huy, giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nguồn văn học dân gian của dân tộc. Ở Việt Nam, thơ lục bát tồn tại dưới nhiều hình thức. Chúng ta thường được nghe những bài ca dao, dân ca, những bài đồng dao thấm đượm tình cảm và nồng nàn hồn quê con người. Thơ lục bát vì vậy mà trở thành thể loại đặc trưng trong những sáng tác của người dân quê.

Người dân lao động làm việc vất vả, để quên đi mệt nhọc họ trở thành những nhà sáng tác thơ. Thể thơ trong các sáng tác của họ thường là lục bát. Vì vậy nó chân chất, giản dị, diễn tả đúng tâm trạng và các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn người dân lao động. Thể loại thơ của dân tộc này còn có nguồn gốc từ những câu ru hời của bà, của mẹ nồng nàn tình cảm thương yêu; những bài đồng dao đi vào lòng người.

Cấu trúc thơ lục bát

– Số tiếng trong bài thơ lục bát: mỗi cặp lục bát gồm có 2 dòng (lục: 6; bát: 8). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế. Số câu trong bài không giới hạn.

– Nhịp: nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (trừ 2,4,6), nhịp 2/2/2 tạo sự hài hòa, nhịp nhàng cho các cặp lục bát trong bài.

– Hài thanh:

+ Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

Ví dụ:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2,4,6. Câu lục là B – T – B “năm – cõi – ta”; câu bát là B – T – B – B “tài – mệnh – là – nhau”

+ Thơ lục bát có sự chặt chẽ về cách phối thanh: tiếng thứ 4 bắt buộc là trắc, các tiếng 2,6,8 phải là bằng. Trong đó trong câu bát tiếng thứ 6 và 8 cùng là bằng nhưng phải khác dấu, nghĩa là tiếng thứ 6 là dấu huyền thì tiếng thứ 8 phải không có dấu hoặc ngược lại.

Ví dụ:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy đau đớn lòng”

(Trích Kiều thăm mộ Đạm Tiên – Nguyễn Du)

Các từ “qua – cuộc – dâu/ điều – thấy – đau – lòng” tuân thủ luật B – T – B

Ta thấy câu bát tiếng 6 và 8 đều là vần bằng nhưng có sự ngược nhau: tiếng 6 thanh bằng, tiếng 8 thanh huyền.

Xem thêm >>>Thơ Lục Bát là gì

Cách gieo vần thơ lục bát

Thơ 6 – 8 cũng có quy định nghiêm ngặt về cách gieo vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

+ Vần bằng: là các vần có thanh huyền và thanh ngang (không dấu)

Ví dụ: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.

“Trang – da” là vần bằng các tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

+ Vần trắc: là các vần có các dấu còn lại: sắc, hỏi, nặng, ngã

Ví dụ: “Tò vò mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi”

“Nhện – quện” là vần trắc.

+ Vần chân: hiệp vần ở tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

Ví dụ: “Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

“Quanh – ngang” là vần chân cuối các câu lục và bát.

+ Vần yêu: là vần ở cuối câu lục hiệp với tiếng thứ 6 câu lục.

Ví dụ: “Thanh minh trong tiết tháng Ba

Lễ là tảo mộ, hội đạp thanh”

“Ba – là” gọi là vần yêu hiệp ở tiếng thứ 6 của 2 dòng.

Cách làm thơ lục bát

Thơ lục bát là loại thơ đơn giản, dễ làm. Người làm thơ cần tuân thủ đúng luật thơ về hài thanh và cách gieo vần là đã hoàn thành một bài thơ lục bát. Câu đầu 6 tiếng, câu sau 8 tiếng tạo thành một cặp lục – bát.

+ Làm câu lục trước tuân thủ luật thơ ở các tiếng 2,4,6 là B – T -B, các tiếng còn lại tự do

+ Tiếp đến câu bát: cân chỉnh cho có sự đối xứng ở các tiếng 2,4,6 là B – T – B – B, các tiếng còn lại tự do

+ Cách gieo vần: sau khi hoàn chỉnh 2 câu thơ thì xem lại cách hiệp vần trong cặp câu. Để ý tiếng thứ 6 của 2 dòng xem đã hiệp vần chưa nếu chưa thì đổi lại đảm bảo cùng là vần bằng. Hoặc cách hiệp vần ở cuối mỗi câu.

+ Đọc lại hai câu thơ đảm bảo nhịp 2/2/2 hoặc 3/3 cho cân đối và nhịp nhàng.

+ Nếu thấy chưa hài hòa về mặt từ ngữ lúc này mới tìm các từ tương ứng có thể thay thế được để câu thơ được tự nhiên, tránh gò ép về cách hiệp vần.

Một số thể thơ khác

Thể song thất lục bát (gián thể, song thất)

– Số tiếng: cặp song thất và cặp lục bát luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

– Vần: hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.

– Nhịp: 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát.

– Hài thanh: Cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc trắc nhưng không bắt buộc; cặp lục bát sự đối xứng B – T chặt chẽ hơn.

Các thể ngũ ngôn đường luật

– Gồm: ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng, 4 dòng) và ngũ ngôn bát cú (5 tiếng, 8 dòng)

– Bố cục: 4 phần đề, thực, luận, kết

– Số tiếng: 5 tiếng, số dòng: 8 dòng (4 dòng)

– Vần: 1 vần, gieo vần cách

– Nhịp lẻ: 2/3

– Hài thanh: có sự luân phiên B – T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ hai và thứ tư

Các thể thất ngôn đường luật

Gồm:

Thất ngôn tứ tuyệt

– Số tiếng: 7 tiếng, số dòng: 4 dòng

– Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách

– Nhịp: 4/3

Thất ngôn bát cú

– Số tiếng: 7 tiếng, số dòng: 8 dòng ( chia 4 phần: đề, thực, luận, kết)

– Vần: vần chân, độc vận

– Nhịp: 4/3

Chúng tôi đã cung cấp các thông tin về thể thơ lục bát là gì cũng như cách làm thơ lục bát. Ngoài ra còn một số thể thơ khác thường gặp. Hi vọng bài viết giúp các bạn hiểu rõ về thể loại thơ 6 – 8 đậm chất dân tộc này và có cách vận dụng linh hoạt.

Thuật Ngữ -
  • Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm văn học nổi tiếng

  • Văn nghị luận là gì, các dạng văn nghị luận thường gặp

  • Các thể thơ Việt Nam thường gặp

  • Văn biểu cảm là gì? Cách làm văn biểu cảm

  • Điệp ngữ là gì? Tác dụng và lấy ví dụ điệp ngữ

  • Câu nghi vấn là gì, tác dụng và lấy ví dụ

  • Truyện cười là gì, phân loại truyện cười

PHẦN TÌM HIỂU VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT

(Loạt bài tìm hiểu về thơ  của Lê Trọng Hồng)

1. NGẮT NHỊP TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT

Trong những bài viết trước đây tác giả đã có nhiều bài  tìm hiểu về luật thơ Đường luật, trong đó những yếu tố về vần, niêm, đối và về cấu trúc đề, thực, luận, kết. Tuy nhiên đó chỉ là những khuôn cữ để ta xếp thể loại mà thôi, còn những yếu tố chính của thơ chưa nói được gì nhiều. Cũng như các thể loại văn học khác, thơ vốn là những văn bản kiệm lời nhưng giầu hình tượng và rất giầu xúc cảm. Để có được điều đó không thể không nói đến vật liệu làm ra nó đó chính là ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ và nhịp điệu thơ. Cái mà người làm thơ muốn đó là khi ta đọc bài thơ ta như thấy từ bên trong sự sâu xa của hình ảnh của câu chữ những tình, những ý đầy xúc cảm trong thơ. Điều đó cho thấy những gì là khúc chiết là rõ ràng và mạch lạc sẽ làm mất đi bao cảm nhận phong phú của người đọc.

Dường như ai cũng biết thơ Đường luật xuất hiện ở Việt Nam từ khi người Việt còn dùng chữ nôm và chữ Hán. Nhiều bài thơ Đường luật còn đến ngày nay đều chưa có các dấu phân cách như trong văn bản tiếng Việt hiện nay. Cho dù  những câu thơ viết liền nhau từ đầu đến cuối vẫn không làm cho người viết sợ độc giả không hiểu được ý của nhà thơ và cũng như vậy các độc giả chả bao giờ phải tìm đến tác giả để hỏi xem tôi phải hiểu như thế nào vì tác giả và độc giả đều đã hiểu rằng thơ Đường luật có nhịp điệu riêng của nó thông qua cách ngắt nhịp quen thuộc ở từ thứ 2 hoặc từ thứ 4 trong câu. Hoàn toàn khác với cách ngắt nhịp ở từ thứ 3 và đôi khi ở từ thứ 5 của các câu thất trong thể thơ song thất lục bát.

Về thực tế trong nhìn nhận chung của các nhà thơ thì bài thơ Đường luật tốt nhất thường đạt được sự hài hòa trong âm thanh và nhịp điệu. Dẫn chứng cho điều này ta có thể xét 56 từ trong bài thơ nếu giữ được tỷ lệ 28 thanh bằng trên 28 thanh trắc thì bài thơ êm dịu và sâu lắng. Cũng như thế ta duy trì được duy nhất một chính vần thì bài thơ như nước chảy xuôi và nếu như trong mỗi câu thơ Đường luật ta giữ được tiết tấu: 4/3; 2/2/3 hoặc 2/5 thì bài thơ càng mềm mại và uyển chuyển như các ví dụ dưới đây

Ví dụ 1: Ngắt nhịp ở từ thứ hai trong câu (2/5)

Nhớ nước/ đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà/ mỏi miệng cái da da

      (Thơ Bà huyện Thanh Quan)

Ví dụ 2: Ngắt nhịp ở từ thứ tư trong các câu (4/3)

Bước tới đèo Ngang/ bóng xế tà
Cỏ cây chen đá/ lá chen hoa

Lom khom dưới núi/ tiều vài chú

Lác đác bên sông/ chợ mấy nhà

       (Thơ Bà huyện Thanh Quan)

Cũng đã có người bảo rằng: nếu như ta có thể ngắt nhịp 3/4 thì có khi gây được xúc cảm cao hơn kiểu ngắt nhịp truyền thống. Đây có phải là một phát kiến hay không thì chắc cũng chưa có nhiều người tán thành vì các tác giả thơ Đường luật cho rằng có nhiều thể loại thơ lắm, nếu như muốn thống thiết hơn, muốn hùng hồn hơn thì ta hãy làm thơ song thất lục bát, hoặc thơ tự do vv… lý gì cứ phải vận dụng vào thơ Đường luật cho vất vả (!). Dưới đây là vài ví dụ về cách ngắt nhịp trong thơ song thất lục bát

Ví dụ 1: Ngắt nhịp ở từ thứ 3 trong câu (3/4)

Chí làm trai/ dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn/ nhẹ tựa hồng mao

                        Hay là:

Tiếng địch thổi/ nghe chừng đồng vọng,

Hàng cờ bay/ trong bóng phất phơ.

                 (Thơ Đoàn Thị Điểm)

2. Ý KIẾN SAU CÙNG

Qua những tư liệu nêu trên ta thấy cho dù là thơ nào thì người ta cũng nói đến luật của nó, phàm những yếu tố cần thiết mà không hội đủ thì chưa phải là thơ. Còn nói đến thơ Đường luật (cần nhấn mạnh chữ luật) thì phải kể hàng trăm, ngàn những bài dài có, ngắn có. Đâu là chuyện các nhà thơ Đường chính hiệu viết thơ theo dải trên và dải dưới, mỗi dải theo một niêm luật khác nhau. Cũng có bài thì cho rằng thơ Đường tuân thủ theo một niêm luật nhất định là những bài dùng trong thi cử vv…

Về những đề tài như thế này sai hay đúng thật khó mà thẩm định vì rằng không thấy ai nói rõ rằng có một người cụ thể nào đặt ra, càng không ai nói rằng một bộ phận cụ thể nào đặt ra mà chỉ thấy rằng luật này xuất hiện vào thời nhà Đường mà đặt thành như vậy. Tuy là mọi cái còn đang chưa rõ ràng nhưng nếu tập trung lại các ý kiến thì chắc không ai cho rằng thơ Đường luật tách khỏi những điều cần có, đó chính là thanh âm, là vần điệu, là niêm luật, là ngôn ngữ thơ, hình ảnh thơ.

Những người làm thơ Đường luật từ lâu đã hiểu đây là một thể thơ hơi buồn, thơ mang tính hoài niệm, đi vào chiều sâu nội tâm hơn là mang khí thế hừng hực bút chiến. Khi đọc bài thơ lên ta nghe đâu đó trong hơi thơ có sự dàn trải, nhấn nhá ngấm sâu vào lòng người để lại suy tư, trăn trở. Cũng đã có nhiều người bằng cách này hay cách khác dụng công để cho bài thơ có sức biểu đạt mạnh mẽ hơn nhưng cũng chỉ có tác dụng một thời rồi sau đó không còn nhiều người biết đến nữa.

Một trong những nghiên cứu có khá đông người cho quan điểm về nghệ thuật của thơ và đặc biệt bao trùm toàn bộ bài thơ Đường luật là “ý tại ngôn ngoại” vì thế sự chia tách mạch lạc trong thơ Đường luật chả hóa làm mất đi cái thần thái đó chăng. Qua những ý trên, nên chăng thơ Đường luật hãy cố gắng sắp xếp ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu của chính nó. Điều đó cho thấy chẳng cần thiết phải có các dấu phân cách, dấu biểu cảm trong thơ Đường luật

                                                                                Phả Lại ngày 15/01/2010


Page 2