Những điểm khác biệt cơ bản giữa hợp tác xã và doanh nghiệp

        1.       Giống nhau:  

-        Về đặc điểm: HTX và CTCP đều có tư cách pháp nhân 

-        Thành viên của hợp tác xã và công ty cổ phần có thể là tổ chức, cá nhân, pháp nhân và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp.

-        Nguồn vốn chủ yếu dựa trên nguồn vốn của các thành viên, vay các tổ chức tín dụng, ngân hàng hay huy động hợp tác khác. Có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ theo quyết định của hội đồng thành viên.

-        Các quyền và nhiệm vụ của ban quản trị HTX và hội đồng quản trị CTCP [ngoại trừ một số quyền liên quan tới Chứng khoán đối với CTCP]. Quyền, nhiệm vụ và nghĩa vụ của ban kiểm soát và kiểm soát viên.

-        Các thủ tục tổ chức lại, giải thể và phá sản của công ty cổ phần và hợp tác.

2.       Khác nhau:

Đặc điểm Hợp tác xã Công ty cổ phần
Khái niệm

Khái niệm: HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân [sau đây gọi chung là xã viên] có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật HTX để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động SX, KD và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển KT

- XH của đất nước.

Đặc điểm:

- HTX mang tính XH và hợp tác cao.[1]

- HTX còn phân phối dựa theo công sức góp vào của xã viên và mức độ tham gia dịch vụ.

- Số lượng xã viên tối thiểu là 7 và mỗi xã viên đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát HTX và có quyền ngang nhau trong biểu quyết.

Khái niệm: CTCP là doanh nghiệp được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Đặc điểm:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp QĐ tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật Doanh nghiệp 2014.

- CTCP có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.

Quy chế pháp lý, thành viên

Xác lập tư cách thành viên:

- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi Dân sự.

- Cán bộ, công chức được tham gia HTX nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành HTX.

- Hộ gia đình, pháp nhân khi tham gia HTX phải cử người đại diện có đủ điều kiện tham gia.

Chấm dứt tư cách thành viên:

- Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ HTX; xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ HTX.

- Xã viên đã được chấp nhận ra HTX.

- Chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ HTX.

- Bị Đại hội xã viên khai trừ.- Các trường hợp khác do Điều lệ HTX quy định.

Quyền và nghĩa vụ:

- Được ưu tiên làm việc cho HTX.

- Hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của HTX.

- Tất cả các xã viên đều được dự Đại hội xã viên và có quyền biểu quyết.

- Vốn góp không được mua bán từ người này sang người khác. Chỉ có HTX mới được mua lại vốn góp của xã viên.

- Xã viên không được ủy quyền cho người khác biểu quyết thay. Mỗi xã viên có 1 phiếu biểu quyết.

Xác lập tư cách thành viên: Cá nhân, tổ chức tham gia thành lập công ty,nhận chuyển nhượng phần vốn góp , nhận cho tặng, nhận thừa kế, nhận thanh toán nợ và tán thành điều lệ của công ty đều trở thành cổ đông của công ty.

Chấm dứt tư cách thành viên:

- Chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một tổ chức, cá nhân khác.

- Cho, tặng toàn bộ số cổ phần của mình tại công ty.

- Thanh toán nợ bằng toàn bộ số vốn góp của mình tại công ty.

- Thành viên là cá nhân bị chết hoặc bị tòa án tuyên bố là đã chết, thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản.

Quyền và nghĩa vụ:

- Không nhất thiết phải tham gia trực tiếp vào sản xuất kinh doanh.

- Hưởng lãi chia theo cổ phần nắm giữ.

- Chỉ có cổ đông phổ thông và cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết mới có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông.

- Được tự do mua bán, chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết.

- Cổ đông phổ thông có thể thực hiện quyền biểu quyết thông qua đại diện được ủy quyền, mỗi cổ phần phổ thông có 1 phiếu biểu quyết.

Cơ cấu tổ chức

- Đứng đầu là Đại hội Xã viên.

- Ban quản trị HTX là bộ máy quản lý HTX do đại hội xã viên bầu trực tiếp. Số thành viên Ban quản trị HTX do điều lệ HTX quy định.

- BKS được BQT HTX bầu trực tiếp. HTX có ít xã viên có thể bầu một kiểm soát viên.  

- Đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông.

- HĐQT CTCP là cơ quan nắm thực quyền quản lý công ty, được bầu ra từ ĐHĐCĐ theo nguyên tắc bầu dồn phiếu. HĐQT gồm ít nhất 3 thành viên, nhiều nhất 11 thành viên nếu điều lệ công ty không quy định khác.

- BKS đc ĐHĐCĐ bầu dồn phiếu. CTCP có trên 11 cổ đông thì phải có BKS. BKS có 3-5 thành viên.

Vốn và chế độ tài chính

- Xã viên có nghĩa vụ góp một số vốn tối thiểu theo điều lệ HTX, mức vốn góp không quá 30% vốn điều lệ của HTX.

- HTX còn có thể nhận đươc nguồn vốn do nhà nước, hoặc các tổ chức các nhân trong và ngoài nước cung cấp trợ cấp.

- Giảm vốn điều lệ: trả lại vốn góp cho xã viên [trong các trường hợp 1, 3, 4, 5 chấm dứt tư cách thành viên].

- Vốn điều lệ được thể hiện một phần dưới dạng cổ phần phổ thông và các cổ đông sáng lập phải sở hữu ít nhất 20% số cổ phần phổ thông

.- CTCP có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.

- Giảm vốn điều lệ: mua lại cổ phần, hoàn lại vốn góp cho cổ đông sở hữu CP ưu đãi, điều chỉnh giảm tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.

Ưu nhược điểm:

Hợp tác xã

Công ty cổ phần

Ưu điểm

- Mang tính xã hội cao, nâng cao đời sống cho người lao động.

- Hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng không phân biệt nhiều vốn hay ít vốn.

- Xã viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn.

- Quy mô hoạt động lớn và khả năng mở rộng kinh doanh dễ dàng.

- Hoạt động đạt hiệu quả cao do tính độc lập giữa quản lý và sở hữu.

- Chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia rất rộng.

- Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn.

Nhược điểm

- Không khuyến khích được người nhiều vốn tham gia.

- Việc quản lý hợp tác xã phức tạp do số lượng xã viên đông.

- Sở hữu manh mún của các xã viên đối với tài sản của mình làm hạn chế các quyết định của Hợp tác xã.

- Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế thu nhập DN, cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ.

- Chi phí thành lập khá tốn kém.

- Bảo mật kinh doanh và tài chính hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

- Khả năng thay đổi lĩnh vực KD không linh hoạt do phải có Đại hội đồng Cổ đông quyết định.

Để được tư vấn pháp luật, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 024 32191780

Tags:

  • so sánh loại hình kinh doanh hợp tác xã và công ty cổ phẩn

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

Trang kế >>

Video liên quan

Chủ Đề