Những khó khăn khi dạy ngữ pháp cho học sinh tiểu học

1. Nếu chúng ta cho rằng học ngữ pháp có hiệu quả, thì tại sao người học vẫn liên tục mắc lỗi?

Có hai nguyên nhân. Một là lý do về tu từ [rhetorical slots]. Nếu chúng ta dạy một lượng ngữ pháp dày quá, người học không thể tiếp thu nổi. Cần giảm bớt ngữ liệu. Hai là lý do về khoảng trống kiến thức [mental slots], tức là có những hiện tượng ngữ pháp xuất hiện ở ngôn ngữ này nhưng không có trong hệ thống ngôn ngữ kia, ví dụ phạm trù số nhiều tồn tại trong tiếng Anh nhưng không có trong tiếng Việt. Điều này gây khó khăn cho người học, cần có những bài tập đặc thù để khắc phục.

2. Nên dạy ngữ pháp theo phương pháp suy diễn hay không?

 Nếu chúng ta quan niệm rằng dạy ngữ pháp suy diễn có nghĩa là tạo cho người học một cơ hội hiểu phương thức các yếu tố ngôn ngữ trong tiếng Anh kết hợp với nhau như thế nào, nó hoạt động ra sao, chứ không phải đưa ra quy tắc cho người học nhớ thuộc lòng, thì việc dạy ngữ pháp suy diễn sẽ có hiệu quả. Trên thực tế dạy ngữ pháp suy diễn và ngữ pháp quy nạp không thể tách rời được. Một yếu tố nữa tác động đến hiệu quả là đối với một [số] yếu tố ngữ pháp nhất định, chúng ta dành cho nó bao nhiêu thời gian và tạo bao nhiêu tình huống tiếp cận.

3. Đưa ngữ pháp vào chương trình như thế nào? Những lợi ích và hạn chế của việc tách ngữ pháp thành những giờ dạy riêng trong một khóa học kỹ năng?

Có hai cách đưa ngữ pháp vào chương trình: [1] Sau khi luyện kỹ năng mới đưa ngữ pháp vào [skills-based]; [2] Đưa ra những bài tập ngữ pháp trước, sau đó bổ xung những bài tập kỹ năng [grammar-based]. Cả hai biện pháp này đều có thể đạt hiệu quả như nhau.

Sự lựa chọn tùy thuộc vào tình huống. Ví dụ ở những nơi chỉ có ba giờ tiếng Anh một tuần chẳng hạn, cách thứ nhất có hiệu quả. Nhưng nếu một tuần có tới 25 giờ tiếng Anh hoặc hơn nữa thì nên tách một số giờ để học riêng ngữ pháp.

Như vậy có thể tập trung thời gian vào luyện những điểm ngữ pháp quan trọng, có thể đánh giá được bài học ngữ pháp có hiệu quả như thế nào, có thời gian trả lời mọi câu hỏi của người học, có thời gian để nâng cao khả năng sử dụng chính xác ngôn ngữ mục tiêu, có thời gian cho người học thực hành sử dụng cấu trúc ngữ pháp.

Về mặt tâm lý, người học luôn luôn mong muốn biết được toàn cảnh của một bức tranh, biết được đầy đủ quan điểm, tránh được việc dạy từng mẩu một, tuần này một ít rồi chờ đến tuần sau lại một ít. Như vậy chúng ta cần quan niệm một giờ ngữ pháp là một giờ phát triển tri thức [mental development], hỗ trợ những bài tập kỹ năng, không phải giờ học thuộc lòng quy tắc. Đồng thời giờ ngữ pháp cũng làm giảm bớt sự ám ảnh của ngôn ngữ mới.

4. Chúng ta giúp học sinh phát triển độ chính xác về ngôn ngữ trong giao tiếp ứng biến bằng lời như thế nào?

Một trong các kỹ thuật thường được sử dụng là nghe ngữ pháp [grammar listener], tức là bài tập chỉ định một học sinh trong lớp giám sát lời nói của những người đang giao tiếp, ghi lại lỗi, sau đó cả nhóm rút kinh nghiệm.

5. Ngữ pháp trong văn cảnh [Grammar in context]

Có bằng chứng nào cho thấy học sinh học có hiệu quả hơn khi ngữ pháp được giới thiệu và luyện tập trong văn cảnh?

Ngôn ngữ chỉ được cảm thụ trong quá trình giao tiếp. Hiểu về một mẫu câu chỉ có thể có được trong một văn cảnh lớn hơn chứ không phải trong khi đang học một điểm ngữ pháp. Nên sử dụng cách luyện mẫu câu một cách cơ học theo phương pháp truyền thống  [old-style mechanical sentence practice], nếu mẫu câu đó khó cảm thụ.

6. Có cần sửa tất cả các lỗi của học sinh, ví dụ khi chấm luận, hay chỉ tập trung vào những cấu trúc quan trọng mà thôi?

Không có một quy tắc khái quát cho mọi trường hợp. Giáo viên là người xử lý vấn đề này một cách linh hoạt: đôi khi cần sửa mọi lỗi, đôi khi chỉ cần sửa những lỗi cụ thể theo yêu cầu của mình. Tùy thuộc vào tình huống. Nhưng người thày cần biết những lỗi nào học sinh không thể tự sửa được, để sửa lỗi giúp họ.

7. Khi nào cần đưa ngữ pháp vào trong một chương trình dạy viết, nếu chúng ta không có giờ dạy ngữ pháp riêng?

Chỉ sau khi hiểu được câu học sinh nói/viết, chúng ta mới bàn đến ngữ pháp. Nếu học sinh dựng một câu mà bạn không hiểu thì yêu cầu anh ta viết lại, cho đến khi hiểu được, chứ không nên sửa lỗi ngay khi mình chưa hiểu được câu đó có nghĩa gì. Tuy nhiên không nên bỏ sót lỗi. Sửa lỗi phải mang tính sản sinh ngôn ngữ chứ không phải chỉ cần đạt được độ chuẩn xác.

8. Ngữ pháp viết và ngữ pháp nói khác nhau. Chúng ta có cần dạy điều này không?

Học sinh cần biết sự khác nhau này.

9. Chúng ta phải làm gì trước những thay đổi trong sử dụng tiếng Anh, ví dụ Everyone has their own opinions. Chúng ta xử lý như thế nào khi sách giáo khoa nói rằng động từ "love" không được dùng ở thời đang tiến hành [progressive tenses], nhưng học sinh lại đọc được quảng cáo viết I'm loving it.

Chúng ta phải giải thích cho học sinh về hiện tượng biến đổi này: Có được toàn xã hội công nhận hoặc chỉ do thành phần nào đó tạo ra? Ví dụ I'm loving it là quảng cáo của cửa hàng ăn nhanh MacDonald.

10. Có nghiên cứu nào đề xuất cần phải cấm dùng tiếng mẹ đẻ khi dạy ngữ pháp? Có biện pháp nào xác nhận kết luận này là đúng?

Tiếng mẹ đẻ có thể sử dụng khi học sinh trong lớp đều là người một nước. Tuy nhiên còn tùy thuộc tình huống.

11. Chúng ta không có đủ thời gian dạy mọi thành tố ngữ pháp. Vậy cái gì là cần thiết? Không có thời gian để dạy nhiều ngữ pháp, vậy bình diện nào là quan trọng nhất cần phải dạy cho một lớp trình độ high-intermediate hoặc advanced với thời lượng 20 giờ/tuần?

Giáo viên là người thích hợp nhất đưa ra quyết định này trong tình huống giảng dạy của mình vì giáo viên là người hiểu rõ nhất học sinh của mình hay lầm lẫn điều gì và ảnh hưởng của nó đến khả năng hiểu [comprehensibility] và khả năng chấp nhận [acceptability] của học sinh mình.

12. Coi như chúng ta chỉ có một thời lượng hạn chế để dạy tất cả những điểm ngữ pháp phức tạp trong khóa học, vậy có một liệt kê nào về những lỗi quan trọng mà người học hay mắc, cần phải luyện kỹ?

Xem Learner English  Michael Swan & Bernard Smith

13. Trong một lớp học ngữ pháp chúng ta nên nói về thuật ngữ tới mức nào để học sinh có thể hiểu được mình đang học cái gì mà không cảm thấy choáng ngợp hoặc lúng túng? Học sinh cần biết thuật ngữ đến mức dộ nào? Ví dụ, chúng ta có nên bắt học sinh dùng thuật ngữ "quá khứ phân từ" hay chỉ dùng dạng thứ 3 của động từ, hoặc chỉ giơ ba ngón tay là cũng đạt hiệu quả như dùng thuật ngữ?

Học sinh cần hiểu được ý nghĩa của thuật ngữ chứ không phải chỉ biết thuật ngữ ấy, không phải chỉ cần ghi nhớ quy tắc là được. Người thày cần giảng giải  và đưa ra ví dụ minh họa để học sinh nắm được cách sử dụng một thuật ngữ. Xin lưu ý: chúng ta đang dạy cách sử dụng [teaching usage] chứ không dạy nội hàm của thuật ngữ [teaching subject matters]

14. Dạy ngữ pháp cho trẻ [Teaching Grammar to young learners]

"Tôi là giáo viên dạy trẻ, 3-8 tuổi. Chúng ta dạy ngữ pháp như thế nào cho trẻ ở nhóm tuổi này?" Khi dạy tiếng Anh cho trẻ ở lứa tuổi tiền học đường và mẫu giáo, chúng tôi tập trung chủ yếu vào từ vựng, nhưng cũng phải làm mẫu những hiện tượng ngữ pháp cần thiết. Vào thời điểm nào chúng ta nên làm mẫu theo phương pháp suy diễn [explicit approach] để giới thiệu cấu trúc ngữ pháp?

Trước hết chúng ta cần phân biệt hai tình huống giảng dạy, đó là ESL hay EFL để lựa chọn phương pháp thích hợp, theo xu hướng đương thời.Các bạn có thể đọc thêm các tài liệu:


NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤCPHẦN DẠY HỌC VĂNI. Nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú, gặp khó khăn với phân môn Tập đọc- Học sinh ham chơi hơn ham học, chưa có thái độ học tập đúng đắn, chưa chịu khó học tập.- Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của phân môn Tập đọc, chưa có ý thức tự rèn đọc.- Giáo viên chưa chú ý rèn đọc, kèm cặp những học sinh học yếu thiếu thường xuyên và chưa kiên trì.- Trong các tiết học, giáo viên dạy theo một khuôn mẫu nhất định, học sinh học theo quy trình không thay đổi, cho nên không phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập của học sinh.- Trong suốt quá trình một tiết tập đọc học sinh không được giải lao - thư giãn giữa tiết làm cho học sinh chóng mệt mỏi, thiếu khả năng tập trung học tập.- Cuối tiết học các em không được tập trung tham gia vào các trò chơi học tập, làm cho phần học tập kém hiệu quả [vì các em không được học mà chơi, chơi mà học]- Phụ huynh chưa quan tâm, nhắc nhở thường xuyên việc học của con em mình. - Nguyên nhân chủ yếu của việc phát âm sai ở học sinh là do ngôn ngữ riêng của địa phương, và "cái phương ngữ " đó được các em sử dụng tương đối nhiều khi giao tiếp [nói và viết], khiến người đọc, người nghe khó hiểu. Trong khi những người gần gũi với các em, tiếp xúc với các em hằng ngày như ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, … của các em cũng nói sai. Khi đến trường, nơi các em học tập, nhận thức ghi nhớ lại cũng có không ít giáo viên phát âm sai [do phương ngữ]. Vì thế, một số em còn đọc sai là lẽ đương nhiên.- Chương trình học còn một số vấn đề:+ Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết dễ bị nhầm lẫnVí dụ: dạy/dậy, nhảy/nhẩy, giầy/giày…+ Quá nhiều vần khó trong cùng một bài [Bài 42, trang 86-87, vần “ưu/ươu”]+ Học sinh dễ bị nhầm lẫn khi phát âm các vần: at/ac, ai/ay, iêu/iu, q/c [quấn/cuốn, quốc/cuốc], ch/tr, l/n, iu/ưu, iêu/ươu, r/d/gi, s/x …1 II. Các biện pháp khắc phụcViệc tổ chức dạy tập đọc cho học sinh chính là quá trình làm việc của thầy và trò để thực hiện hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm [đọc hiểu]. Chỉ khi nào học sinh thực hiện thành thạo 2 hình thức này mới xem là biết đọc.Để thực hiện tốt công việc này, nhóm tôi xin đề xuất một số biện pháp để rèn kĩ năng phát âm [đọc thành tiếng] khi dạy luyện đọc cho học sinh lớp 1 như sau: Biện pháp 1: Giáo viên xác định và năm rõ chủ đề trong chương trình môn họcĐiều trước tiên, giáo viên phải xác định và nắm rõ mục tiêu chính của chủ đề cần luyện nói là gì? Chính chủ đề là điểm tựa, gợi ý cho phần luyện đọc, phần luyện nói. Gợi ý sao để tất cả học sinh đều được đọc, được nói, không đi quá xa với chủ đề.Trong quá trình dạy học, học sinh là nhân tố quan trọng nhất, việc tích cực hoá là làm cho học sinh hoạt động được nhiều, cụ thể là được đọc, nghe, nói, viết nhiều trong giờ học Tích cực hoá hoạt động của học sinh dưới nhiều hình thức như:- Cho học sinh làm nhiều dạng bài tập khác nhau, để phát triển óc tư duy, sáng tạo, khả năng độc lập, suy nghĩ cho các em .* Ví dụ : + Điền âm [vần] mới học .+ Nối tiếng [từ] thích hợp .+ Nối tiếng [từ] với hình vẽ thích hợp .- Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em lớp 1 là rất ham chơi và hiếu động cho nên trong giờ học nên thay đổi cách học cho các em tạo không khí thoải mái như: giữa tiết học cho các em giải lao, chơi trò chơi. Nhằm thư giản, bớt sự căng thẳng, mệt mỏi.- Cuối tiết học để củng cố luyện tập đạt kết quả tốt, giáo viên tổ chức các trò chơi học tập để các em được học mà chơi, chơi mà học. Nhằm tạo cho lớp học thêm sinh động hứng thú hơn.2 Biện pháp 2: Giáo viên lựa chọn chuẩn chính âm phù hợp với phương ngữMuốn học sinh phát âm đúng thì mỗi giáo viên khi luyện phát âm phải có sự vận dụng mềm dẻo, trong phần luyện tập có chia ra nội dung bắt buộc và nội dung lựa chọn. Chấp nhận nhiều chuẩn chính âm. Giáo viên sẽ lựa chọn chuẩn phát âm nào gần nhất với giọng đia phương của mình đối chiếu với cách phát âm tự nhiên theo phương ngữ của mình còn những điểm nào sai lạc.Trước hết giáo viên phải tự chữa lỗi cho mình rồi xây dựng kế hoạch chữa lỗi phát âm cho học sinh trong giờ tập đọc và cả giờ học khác. Giáo viên cần đọc đúng đọc diễn cảm. Tiếp đó, cần bồi dưỡng cho học sinh có mong muốn, có ý thức đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt. Giáo viên tập cho học sinh biết quan sát mặt âm thanh lời nói của người khác và của bản thân mình để điều chỉnh đọc, nói cho tốt. Đồng thời chúng ta cần nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm biện pháp luyện theo mẫu, biện pháp cấu âm và biện pháp luyện âm đúng qua âm trung gian. Tuỳ thuộc âm thanh sai lạc, tuỳ thuộc vào học sinh mà giáo viên lựa chọn biện pháp thích hợp.Thái độ sư phạm đúng đắn của người giáo viên là sự hướng dẫn tận tình, đặc biệt là động viên tinh thần thương yêu giúp đỡ học sinh để các em có hứng thú rèn phát âm đúng Mặt khác, vốn sống, vốn hiểu biết sâu rộng và khả năng úng đối nhanh nhạy thông minh của giáo viên và chọn phương phát sửa phát âm sai cho học sinh sao cho mới mẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành bại của việc rèn kĩ năng nói sao cho chuẩn. Đồng thời giáo viên cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh phát âm sai ở chỗ nào để từ đó có biện pháp sửa sai, rèn đúng cho thích hợp. Các phương pháp luyện tập cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Các mục tiêu luyện tập phải rõ ràng tường minh,trực quan và lượng hoá. - Cường độ luyện tập phải cao, nghĩa là về nguyên tắc, luyện càng nhiều càng tốt. - Phải lựa chọn ngữ điệu [ từ ngữ, câu, đoạn] để luyện đọc sao cho tiết kiệm thời gian luyện tập. - Trong khi luyện tập cần phối hợp đồng bộ tối đa các biện pháp luyện đọc.Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và việc rèn phát âm chuẩn cho học sinh nói riêng thì cần phải phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường và xã hội.3 Biện pháp 3: Giáo viên tự bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ - Giáo viên cần nghiên cứu bài dạy và sử dụng có nghệ thuật thời gian của tiết dạy để giờ dạy vần đạt kết quả cao - Ngoài vốn kiến thức cơ bản của người giáo viên với nội dung kiến thức phải dạy theo qui định trong chương trình giáo viên cần và rất cần tự bồi dưỡng, không ngừng nghiên cứu, làm giàu hơn vốn kiến thức và nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của mình " Học, học nữa, học mãi " [ Lê nin ]nhằm mở rộng tầm hiểu biết để phục vụ cho sự nghiệp giáo dục ngày được nâng cao.- Đối với nhà trường cần mở lớp bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên để giáo viên có thể học hỏi, nâng cao tay nghề, hổ trợ đủ cơ sở, điều kiện, vật chất, kỹ thuật cho việc dạy học vần. Đầu tư xây dựng nhiều tiết mẫu để giáo viên dự có điều kiện nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy. Biện pháp 4: Giáo viên là tấm gương - Trước hết người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nếu là tấm gương sáng điều cần trước hết là phải có năng lực chuyên môn chuẩn. Mẫu mực về tác phong, lời nói, cử chỉ, việc làm Bởi vì đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 6 - 7 tuổi là hay bắt chước, hay làm theo cô. nếu cô đọc đúng thì trẻ cũng cố gắng đọc đúng như cô. Nếu cô nói ngọng, hoặc phát âm sai thì trẻ cũng sai theo. - Giáo viên cần rèn luyện kĩ năng phát âm chuẩn+ Giáo viên phải biết làm mẫu bởi ta đã thống nhất với nhau rằng giáo viên không được quyền yêu cầu học sinh làm cái gì mà chính mình cũng không làm được. Muốn học sinh đọc tốt trước hết giáo viên phải đọc tốt.+ Phải biết cách quan sát cách đọc của học sinh, biết nghe học sinh đọc nghĩa là có khả năng nhanh chóng nhận ra được những gì học sinh đọc đúng mẫu đồng thời nhanh chóng nhận ra hiệu số sai lệch giữa bài đọc của các em và bài đọc mẫu của thầy.+ Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thể đối chiếu với lời đọc mẫu. Giáo viên phải tạo điều kiện cho các em tự quan sát lời đọc của mình một cách khách quan. Muốn thế, thầy cô giáo phải có khả năng thay thế một cái máy ghi âm; ghi và phát lại lời đọc của học sinh với một thái độ chân thành; một mong mỏi tha thiết "cô muốn giúp các em đọc được đúng, đọc hay hơn''.4+ Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc và làm mẫu. Nghĩa là có sự hài hoà giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách phát âm, cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu, chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo vi. Vì vậy cô giáo phải thật mẫu mực để trẻ noi theo, được như vậy thầy cô giáo mới là " Tấm gương sáng cho học sinh noi theo” Biện pháp 5: Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp luyện theo mẫuBằng phát âm mẫu của mình giáo viên đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn ,các từ cần luyện, yêu cầu học sinh phát âm theo. Đặc biệt với học sinh lớp 1, trong các giờ học vần giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách phát âm chuẩn thông qua việc luyện đọc theo mẫu của giáo viên. Giáo viên phát âm trước, sau đó gọi những học sinh phát âm chuẩn đọc trước tiếp theo gọi các học sinh khác. Giáo viên đặc biệt chú ý đến những học sinh hay phát âm sai, gọi các em đọc nhiều. Giáo viên nên để những âm, vần, tiếng, từ mà học sinh hay phát âm lẫn lộn bên cạnh nhau để hướng dẫn các em phát âm và sửa sai cho học sinh Ví dụ: Giáo viên phát âm chuẩn các âm: Âm tr : Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng,bật ra,không có tiếng thanh. Âm ch:Lưõi trước chạm lợi rồi bật nhẹ,không có tiếng thanh [ tre – che, trú – chú, trăn-chăn,trai- chai…]Âm x: Khe hẹp giữa đầu lưỡi và răng-lợi,hơi thoát ra xát nhẹ không có tiếng thanhÂm s: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh [xe – se, xinh – sinh, xương- sương… ] Âm n: Đầu lưỡi chạm lợi,hơi thoát ra qua cả miệng lẫn mũi Âm l: Lưỡi cong lên chạm lợi, hơi đỉa phía hai bên rìa lưỡi Vần an – ang: bàn - bàng, hàn – hàng, làn gió- buôn làng…… Vần uôi- ui: nuôi- nui, quả chuối – chúi về phía trước,tuổi thơ - tủi thân. Vần ao –au: ngôi sao- phía sau, con báo – kho báu, Vần ăn- ăng: ăn năn- siêng năng, thợ lặn - yên lặng, …  Biện pháp 6: Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm- Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm là nghiên cứu cách phát âm của từng âm, vần, thanh bằng cách phát âm trước gương để quan sát vị trí của lưỡi, 5cử động ra sao, lưỡi đặt ở vị trí nào, rồi chuyển lưỡi ra sao, răng, môi, sự kết hợp của lưỡi, răng, môi.- Khi hướng dẫn học sinh cách phát âm bằng biện pháp cấu âm này cần đặc biệt chú ý tới sự kết hợp cách mô tả với làm mẫu sao cho hài hoà, học sinh dễ hiểu và bắt chước một cách chủ động. Ví dụ: + Sai phát âm /p/ pờ thành /b/ bờ .[ p và b] đều là hai phụ âm đồng vị về mặt cấu âm, môi - môi nhưng khác nhau về mặt thanh tính, /p/ là phụ âm vô thanh, /b/ là phụ âm hữu thanh. Để luyện đọc đúng /p/, tôi đã hướng dẫn học sinh đặt lòng bàn tay trước miệng, một tay đặt lên thanh quản. Khi phát âm /b/ là âm vốn có sẽ cảm nhận được độ rung nhẹ của thanh quản và không thấy luồng hơi phát ra. Cho trẻ bậm hai môi lại và bật hơi qua môi mạnh hơn, tạo âm /p/ câm. Cho trẻ làm lại như trên nhưng phát thành tiếng /p/ hay ''đèn pin ", pí pa -pí pô'' pọ pạ Cho trẻ đặt một tay lên thanh hầu và lòng bàn tay trước miệng, trẻ sẽ rễ ràng nhận biết được sự khác biệt giữa hai âm. Khi phát âm /p/ dây thanh rung mạnh và có luồng hơi từ miệng phát ra đập vào lòng bàn tay. + Sai phát âm /n/ nờ- /l/ lờ lẫn lộn: Học sinh hay phát âm lẫn giữa l/n và phần lớn các em không ý thức được mình đang phát âm âm nào. Để chữa lỗi phát âm cho học sinh tôi phải trực quan hoá sự mô tả âm vị và hướng dẫn học sinh quan sát, tự kiểm tra xem mình đang phát âm âm nào: /n/ là một âm mũi, khi phát âm, sờ tay vào mũi sẽ thấy mũi rung, còn khi phát âm âm/l /mũi không rung. Sau đó, ta cho học sinh luyện phát âm /l/ bằng cách bịt chặt mũi đọc la,lo,lô,lu,lư, Khi bịt chặt mũi học sinh không thể phát âm các tiếng na, no, nô, nu, nư. Cho học sinh luyện nói câu ''con lươn nó lượn trong lọ, ''cái lọ lộc bình nó lăn lông lốc '' Hoặc hướng dẫn học sinh khi phát âm âm /l/ thì đưa lưỡi lên phía bên trên lợi của hàm trên ngạc cứng, còn khi phát âm /n/ thì đưa đầu lưỡi vào mặt trong của hàm răng. Sau đó, học sinh luyện nói các câu “lúa lên lớp lớp lòng nàng nâng nâng”  Biện pháp 7: Phương pháp luyện theo mẫu kết hợp với phân tích cấu âm- Cho các em luyện phân biệt l/n bằng cách nói những từ ngữ, câu tập trung nhiều phụ âm l/n6 Ví dụ: + nước non ,nôm na, nườm nượp + lầm lẫn, lấp ló, lơ láo, lũ lượt + Năm nay nước non nơi nơi + Ấm đẹp lòng người lúa lổ lung linh + Đi Hà Nội mua cái nồi nấu cơm nếp - Chọn những từ có l/n đứng cạnh nhau. Ví dụ: lại nói, lúa non ,nắng lửa, nóng lòng, nương lúa - Để luyện đọc đúng, chống nói ngọng, đọc nhịu có thể cho học sinh đọc nhanh các từ, câu. Ví dụ: + Khuếch khoác, nguệch ngoạc + Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch + Chăn rách giặt sạch vắt cành chanh + Đũa cả quấy cám, que cời quấy kê- Sau đó, các em luyện nói theo nhóm, tổ dưới sự phân công của giáo viên những nội dung trên.  Biện pháp 8: Biện pháp chữa lỗi bằng âm trung gianLà biện pháp chuyển từ âm sai về âm đúng qua âm trung gian. Biện pháp này thường được dùng để chữa từ thanh nặng về thanh hỏi, thanh sắc về thanh ngã. Để chữa lỗi này cho học sinh tôi đã làm công việc tạo mẫu luyện cho trẻ phát âm riêng từng thanh hỏi, ngã. Phát âm các tiếng có thanh hỏi ngã cần qua các bước sau đây:+ Đầu tiên chắp các tiếng có cùng thanh ,cùng vần với tên gọi thanh. Ví dụ: Hỏi: sỏi, thỏi ,gỏi,giỏi, . Ngã: bã, đã, giã, mã 7+ Tiếp theo chắp các tiếng cùng thanh, cùng loại âm tiết với tên gọi thanh. Ví dụ : Hỏi : thảo, phải, kẻo. [âm tiết nửa mở ] Ngã : ngõ, khẽ, cũ. [ âm tiết mở ].+ Cuối cùng chắp bất kỳ âm đầu các vần với các thanh Biện pháp 9: Khai thác kinh nghiệm âm thanh của học sinh trong phần giới thiệu bài mới để giúp các em ý thức về sự tương hợp giữa âm thanh và nghĩa với chữ viết của từ ngữ- Cho học sinh nghe một câu hát hay câu thơ và đề nghị học sinh lắng nghe xem trong đó có tiếng nào là vần hay âm sẽ học. Khi đó, giáo viên cần phát âm nhấn mạnh tiếng chứa âm, vần học sinh sẽ học. Ngay sau khi học sinh nêu ra tiếng chứa âm vần ấy, giáo viên giới thiệu mặt chữ ghi âm và viết lên bảng.Ví dụ: Khi dạy bài 80, giáo viên đọc “Quê hương là con diều biếc”, giáo viên nhấn mạnh tiếng “biếc”. Giáo viên yêu cầu học sinh tìm tiếng sẽ học hôm nay [biếc]. Sau đó giáo viên giới thiệu vần “iêc” và ghi bảng.- Giáo viên đưa ra một chủ đề, ví dụ như : Trái cây, rau, cá… đề nghị học sinh nêu ra các từ thuộc về chủ đề, giáo viên dừng lại và nhấn mạnh vào tên một loại trái cây, rau quả, cá… nào đó có mang âm vần sẽ học. Từ đó giáo viên giới thiệu âm vần và chữ ghi âm, vần cần học. Ví dụ: Khi dạy bài 35, trước đây, giáo viên dùng vật thật trái bưởi, trái chuối nhưng chưa gây được hứng thú cho học sinh. Sau này, giáo viên yêu cầu học sinh nêu tên các loại trái cây, học sinh nêu, giáo viên dừng lại ở từ: Trái chuối, trái bưởi. Từ đó giáo viên giới thiệu vần “uôi” và vần “ươi” sẽ học hôm nay. Khi áp dụng phương pháp trên, tôi thấy học sinh hứng thú hơn trong học tập. Biện pháp 10: Tăng cường hoạt động tạo từ, tiếng có chứa âm, vần đang học- Ghép các con chữ thành vần hay tiếng: Học sinh chọn những con chữ thích hợp trong những con chữ cho trước để ghép các con chữ thành vần hay tiếng và đọc chúng.Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh chọn các con chữ và dấu thanh: n, m, k, h, a, c, o, u, e, ê, I, s, ?, `, ‘, . để ghép các vần, tiếng, từ có nghĩa.Học sinh sẽ ghép được: Khe khẽ, kì cọ, na, su su, … phương pháp này giúp cho học sinh biết thêm nhiều tiếng, từ mới ngoài những tiếng, từ đã học.8- Chơi trò chơi “Tôi có vần gì” hoặc “Tôi có âm gì”? Giáo viên đưa ra một bảng gồm các từ chứa âm, vần đã học và đang học. Đến mỗi từ, một học sinh tự giới thiệu từ của mình và hỏi: Tôi có âm đầu [vần] là gì? Ví dụ: Giáo viên đưa ra bảng từ: Tháp chuông, ngọn cây, quả chuối, chuồn chuồn. Giáo viên đọc và dừng lại ở từ ngọn cây và yêu cầu học sinh giới thiệu từ ngọn cây. Học sinh giới thiệu: Tôi là ngọn cây. Tôi có âm đầu là ng và c. Biện pháp 11: Thường xuyên tạo điều kiện cho học sinh đối chiếu cấu tạo của chữ viết, nói thành lời miêu tả cấu tạo của chữ viết, đặc biệt đối với các vần khó- Trình bày các vần có cấu tạo gần giống nhau thành bảng, đề nghị học sinh cho ví dụ kèm theo mỗi vần, nhóm nào có nhiều từ ví dụ sẽ thắng.Ví dụ: Giáo viên đưa ra vần: am - an học sinh đưa ra vị dụ quả cam - lan can.Giáo viên đưa ra một bảng từ gồm nhiều từ khác nhau, đề nghị học sinh nhóm từng cặp từ có cấu tạo gần giống nhau.Ví dụ: Giáo viên đưa ra bảng từ: Nhộn nhịp - nhẹ nhàng, chào mào - lao xao, vỉa hè - đĩa cá. - Đưa ra các thẻ từ hay bảng gồm các từ chứa các vần mà học sinh ở lớp thường viết sai và yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét và đưa ra cách sửa.Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh sửa các từ: con ciến, con mòe, sôn sao, cây cao, gộn gàng,… Học sinh nêu cách sửa và viết lại từ đúng vào bảng con [con kiến, con mèo, xôn xao, cây cao, rộn ràng] Biện pháp 12: Tăng cường hoạt động nhận diện âm, vần, từ đã học trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài học Học sinh có thể ghi âm, vần đã học, nghe giáo viên đọc một dãy từ, nếu nghe thấy tiếng mang âm vần ấy thì giơ thẻ vần đang có và đọc trơn tiếng ấy.Ví dụ: Ở bài 25, giáo viên đọc: Mẹ bé Hà là nghệ sĩ, thì lúc đó học sinh giơ cao thẻ có âm “ngh” và đọc trơn từ “nghệ sĩ”.- Giáo viên đọc một câu ngắn có từ bỏ trống, yêu cầu học sinh lắng nghe và tìm từ để điền vào chỗ trống. Lưu ý, từ cần điền là từ chứa âm hay vần đã và đang học. Sau mỗi lần điền từ, giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại cả câu và phân tích cấu tạo từ đã điền. - Trước đây, giáo viên viết sẵn nội dung bài học lên bảng, học sinh tìm hiểu tiếng chứa âm, vần mới, sau đó giáo viên gạch chân yêu cầu học sinh đọc 9và phân tích nên kết quả học sinh tiếp thu bài một cách thụ động. Sau này, khi dạy ở các bài nhận diện âm, vần tôi áp dụng phương pháp mới.Ví dụ: Khi đọc bài 55, giáo viên đọc: “Dù ai nói ngả nói …”, học sinh thêm tiếng “nghiêng” vào chỗ trống và phân tích cấu tạo tiếng “nghiêng” gồm có âm “ngh” ghép với vần “iêng”. - Giáo viên đọc một cụm từ hay một câu ngắn yêu cầu học sinh lắng nghe và tìm từ thay thế cho một từ nào đó trong câu mà không làm cho ý của câu thay đổi. Lưu ý, từ cần điền là từ chứa âm hay vần đang học. Sau mỗi lần điền từ cho học sinh đọc lại cả câu và phân tích cấu tạo từ đã điền. Ví dụ: Khi học bài 76, giáo viên nêu câu: “Bài hát rất hay”, giáo viên yêu cầu học sinh thay thế từ “bài hát” thành một từ khác, học sinh sẽ thay thế từ “bài hát” thành từ “bản nhạc”, kết hợp phân tích tiếng “nhạc” gồm có âm “nh” ghép với vần “ac” và dấu lặng.Trò chơi “lô tô”: Giáo viên phát cho mỗi học sinh một bản gồm các âm vần đã và đang học, học sinh chuẩn bị các hòn sỏi, hòn đá nhỏ. Giáo viên đọc tiếng, từ chứa các âm, vần đó, học sinh lắng nghe các vần được đọc lên. Đặt hòn sỏi vào các vần trong bảng [nếu có]. Khi học sinh nào có đủ các vần theo một hàng trên thẻ thì các em sẽ hô lên “thắng rồi”. Giáo viên kiểm tra lại và nêu gương người thắng cuộc. Học sinh thắng sẽ đọc trơn các từ, vần trong bảng của mình.  Biện pháp 13: Tập hát để giúp học sinh phát âm đúng một vài thanh: Chẳng hạn, âm vực của thanh huyền thấp hơn thanh sắc [hoặc thanh không] nên tập hát thanh sắc [hoặc thanh không] thành thanh huyền rất thuận lợi.Ví dụ : Cho học sinh đọc đúng thanh huyền bằng cách tập cho các em câu hát '' Bé bé bằng bông, hai má hồng hồng''. Để luyện phát âm thanh điệu nên cho học sinh hát câu: “Mặt trời soi rực rỡ” [ Em đưa cơm cho mẹ đi cày - Hàn Ngọc Bích ] Khi giáo viên đã nắm chắc các biện pháp chữa lỗi phát âm và đã phát âm đúng, chuẩn, rõ ràng, đọc diễn cảm rồi. Để việc phát âm chuẩn đem lại kết quả cao thì đối với người học cũng phải tuân theo những yêu cầu nhất định . 10 Biện pháp 14: Thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học trực quanTranh ảnh, vật thật, mô hình chữ mẫu cũng như lời nói, cử chỉ, điệu bộ… giáo viên đưa ra để dạy và minh họa trong các giờ học vần phải đẹp, hấp dẫn. Sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ mới có tác dụng hỗ trợ cho bài học, mới có sức thuyết phục và gây hứng thú học tập cho học sinh. Biện pháp 15: Đổi mới phương pháp dạy - học Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp với nội dung từng bài học. Vì mỗi phương pháp đều có đặc thù riêng, tác dụng riêng nhưng đều chung mục đích là giúp học sinh hiểu bài một cách dễ dàng, kết quả học tập cao .Hầu hết các bài Học Vần đều kết hợp sử dụng các phương pháp sau đây:+ Phương pháp trực quan. + Phương pháp hỏi đáp.+ Phương pháp phân tích tổng hợp. + Phương pháp luyện tập thực hành + Phương pháp trò chơi.Giáo viên đặc biệt chú trọng đến phương pháp trò chơi vì học sinh lớp 1 thích chơi. Nếu giáo viên tổ chức trò chơi học tập tốt thì gây được hứng thú học tập cho học sinh, lớp học thêm sinh động các em chủ động tích cực học tập giờ học sẽ đạt kết quả cao.- Để tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh giáo viên phải đầu tư thời gian cho mỗi bài giảng và thiết kế các phiếu bài tập cho từng bài học cụ thể. Từng bài Học Vần mà giáo viên có thể chọn và sử dụng các dạng bài tập sau:+ Nối kênh hình với kênh chữ.+ Nối kênh chữ với kênh chữ.+ Điền âm [vần] vừa học.+ Tìm âm [vần] trong tiếng từ bằng cách gạch chân hoặc đóng khung các tiếng có chứa âm, vần cần tìm.+ Tìm tiếng, từ có vần cho sẵn.+ Điền âm [vần] vào chỗ trống.+ Nhìn tranh vẽ ghi chữ.+ Tô vẽ tranh và ghi chữ.+ Ghi thêm dấu thanh để được từ hoặc câu đúng.+ Gạch chân tiếng sai, sửa câu, viết lại cho đúng ý trong bài.11 Biện pháp 16: Các hoạt động bổ trợ- Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh , đặc biệt là những em học yếu.- Giáo viên luôn khiêm tốn học hỏi bạn bè và đồng nghiệp.- Phụ huynh cần dành nhiều thời gian để quan tâm, động viện các em.- Học sinh phải nêu cao ý thức tự học, tự rèn, tích cực học tập.- Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập.- Tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu buổi, các bổi học ngoại khoá có chất lượng: Thi đua nhóm đôi cách đọc một đoạn văn, đoạn thơ hay các từ ngữ khó.- Cán bộ phụ trách học tập của lớp phải nhiệt tình, có năng lực để quản lí lớp. - Học sinh phải nêu cao tinh thần phê và tự phê để cùng nhau tiến bộ.- Tổ chức trò chơi học tập nhắm tạo hững thú cho HS trong giờ Tập đọcTrong quá trình dạy học sinh thông qua phân môn Tập đọc, nên tổ chức một số trò chơi học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kĩ năng đọc đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú. Thông qua trò chơi học tập, học sinh còn được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúp cho công việc học Tiếng Việt thêm nhẹ nhàng và hiệu quả. Trò chơi “Thi đọc đồng thanh”: - Mục tiêu: Trong các tiết ôn, giáo viên ngoài rèn kĩ năng đọc đúng và rõ ràng còn tạo cho các em phối hợp nhịp nhàng với các thành viên nhóm. - Cách tiến hành: Giáo viên chia lớp thành 4 hoặc 8 nhóm. Mỗi nhóm được phát 4 bảng chứa các từ liên quan đến bài học hôm nay [những từ thuộc phần Tập đọc trong SGK Tiếng Việt 1 tập 1]. Sau khi phân công nhiệm vụ, giáo viên dành thời gian cho các nhóm tự luyện tập. Hết thời gian quy định, các nhóm lần lượt đọc đồng thanh. Nhóm nào đọc đúng, đều là nhóm thắng cuộc.12 Biện pháp 17: Đối với công tác chủ nhiệm- Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh nhằm giải quyết mâu thuẩn cách dạy đánh vần của giáo viên và cách hướng dẫn sai lầm của một số phụ huynh dạy ở nhà .Do lần cải cách năm 1981 cách đánh vần đã làm cho đa số phụ huynh hướng dẫn học sinh cách đánh vần âm [vần] trước, phụ âm đầu sau nên giáo viên nên phối hợp với gia đình để hướng dẫn cách đánh vần cho con em mình:* Ví dụ : Tiếng Sàn Không đánh vần vần trước phụ âm đầu: a - nờ - an - sờ - an - san - huyền - sàn .Mà phải đánh vần như sau :Sờ – an – san – huyền - sànChẳng hạn như đa số phụ huynh hướng dẫn học sinh cách đánh vần âm [vần] trước, phụ âm đầu sau. Ví dụ: Tiếng “Cau”: Đánh vần: a - u - au - cờ - au - cauHay tiếng “Mẹ”: Đánh vần : e – mờ – e – me – nặng – mẹ - Vì tâm lý của các em là thích được khen, chẳng hạn khi cô giáo đưa ra câu hỏi các em trả lời đúng, làm đúng giáo viên khen thưởng cho các em tràng vỗ tay. Hoặc khi các em viết chữ đẹp, cô mượn bảng con của em đó làm mẫu tuyên dương, cho các em khác cần học tập bạn, viết đẹp như bạn Sự động viên, khích lệ khéo léo của giáo viên sẽ làm cho các em say mê học tập hơn. Bên cạnh có sự năng nổ, cố gắng đua chen để được học giỏi như bạn .Nếu các em trả lời sai thì giáo viên không nên chê trách, không nên nặng lời nhục mạ, mà phải hướng dẫn các em một cách nhẹ nhàng, tế nhị để các em tiếp thu một cách thoải mái, không nặng nề, mặc cảm để lần sau các em sẽ hăng hái hơn. Nếu khen chê không khéo léo và không đúng lúc thì không những không giúp các em hứng thú học tập mà trái lại làm cho các em rụt rè, nhút nhát, không dám giơ tay, phát biểu và còn mặc cảm làm ảnh hưởng đến kết quả học tập. Biện pháp 18: Quan tâm đồng đều đến tất cả các đối tượng học sinh bằng cách khuyến khích và tạo cơ hội cho tất cả học sinh hoạt động - Trước tiên, GV phân loại đối tượng học sinh để nắm được trình độ của từng em 13- Luôn kết hợp cả 3 hình thức học tập: Cá nhân, nhóm [cặp], toàn lớp trong một tiết dạy. - Tránh sử dụng quá nhiều kiểu đàm thoại cả lớp.- Tạo điều kiện cho mỗi cá nhân học sinh làm việc với SGK, sử dụng SGK như phương tiện tìm tòi, khám phá.- Để chuẩn bị kĩ việc rèn đọc cho học sinh, bản thân tôi đã kiên trì phấn đấu để thực hiện tốt các mặt như: Đọc mẫu thật diễn cảm, biết "nghe" và "phát hiện" để nhận xét, uốn nắm và hướng dẫn các em đọc đúng. - Có những biện pháp gợi mở, dẫn dắt khéo léo, phù hợp giúp học sinh tìm hiểu bài văn, cảm thụ tốt bài văn. Để từ đó các em có khả năng đọc đúng, trôi chảy và lưu loát [thể hiện nội dung cảm thụ bằng giọng đọc], có cơ sở để trau dồi cách diễn đạt bằng ngôn ngữ [thể hiện những cảm xúc của bản thân bằng lời nói và chữ viết].Để đọc mẫu tốt, tôi đã rèn luyện khá công phu về cả giọng đọc, kỹ thuật đọc và năng lực cảm thụ văn học. Tìm hiểu kỹ nội dung bài văn, bài thơ để cảm thụ sâu sắc nhất , tinh tế nhất. Từ đó sẽ tìm được cách đọc hay, hấp dẫn đối với học sinh.Trong tiết dạy Tập đọc, giáo viên chọn những tiếng, từ học sinh hay phát âm sai để hướng dẫn học sinh đọc luyện tiếng khó. Với những tiếng đọc sai do phương ngữ, giáo viên đọc mẫu một đến hai lần, thậm chí giáo viên đọc mẫu nhiều lần, rồi cho học sinh đọc lại. Nếu học sinh đọc không được giáo viên phải hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn.Ví dụ : Khi đọc các từ: "ưu" , "ươu" tôi hướng dẫn các em đọc từng tiếng như thế nào, lưỡi và môi, tiếng nào đọc phải cong lưỡi, tiếng nào đọc phải tròn môi. Với những tiếng có thanh hỏi, thanh ngã thì phát âm như thế nào ? .Công việc này quả thật công phu, đòi hỏi mất nhiều thời gian nên yêu cầu cả cô và trò phải kiên trì, cố gắng. Để luyện cho học sinh đọc đúng, tương đối chuẩn không phải chỉ trong một số tiết là xong, mà có khi phải thực hiện trong cả một học kỳ hoặc cả một năm học. Về hoạt động nối tiếp của kế hoạch bài dạy ở tiết tập đọc, học thuộc lòng, tôi thường dự kiến trò chơi đọc đúng, đọc nhanh cho các em luyện tập. Trong các tiết học luyện, tôi còn cho các em sưu tầm, tìm tiếng các em 14hay đọc sai [do phương ngữ], các em tự nêu cách khắc phục ở người đọc. Vì vậy học sinh lớp tôi thực hiện phần rèn đọc ở các tiết học rất có hiệu quả, đặc biệt các em rất thích học tiết luyện thêm, thích được chấm điểm thi luyện đọc, thi tổ chức trò chơi trong phần luyện đọc. ←  Tạo hứng thú học phân môn tập đọc cho học sinh lớp 1:* Giáo viên cần nắm vững nội dung, mục tiêu trương trình.* Giáo viên phải thật sự tâm đắc với nghề, có tinh thần và trách nhiệm cao, phải chịu khó kiên nhẫn trong việc uốn nắn học sinh.* Phải luôn tích cực tự bồi dưỡng, sưu tầm trau dồi ở đồng nghiệp và không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt phải tích cực sáng tạo tìm tòi để thiết kế được một giờ học có nhiều hình thức, phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.* Luôn đào sâu suy nghĩ, tìm tòi cái mới để dạy. Phối hợp linh hoạt các phương pháp tổ chức học tập, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng thu hút học sinh. * Không nên bằng lòng với kết quả đạt được, nên tìm tòi khám phá, cập nhật thông tin để làm phong phú phương pháp và hình thức dạy học cho mỗi tiết học luôn là điều mới mẻ tạo cho học sinh hứng thú, say mê môn học.15

Video liên quan

Chủ Đề