Nợ công của mỗi người việt nam là bao nhiêu năm 2024

Theo bản tin nợ công số 16 của Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 vừa được Bộ Tài chính công bố thì tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam có xu hướng giảm dần thời gian qua. Tính đến hết năm 2022, nợ công tương đương 37,4% GDP. So với GDP, nợ nước ngoài tính đến hết năm 2022 khoảng 36,1% GDP.

Khách hàng giao dịch tại Vietcombank chi nhánh Vĩnh Phúc. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Đặc biệt trong giai đoạn 2021 - 2025, trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng Bộ Tài chính cho biết, việc điều hành chính sách tài khóa tích cực, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm đã góp phần tích cực tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ phục hồi kinh tế, trong khi vẫn cải thiện được cân đối ngân sách nhà nước và các chỉ tiêu nợ công.

Triển khai Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, đến nay các mục tiêu cụ thể, chỉ tiêu định lượng Quốc hội đề ra đều đạt.

Theo đó, giai đoạn 2021 - 2023, tổng mức vay của Chính phủ đạt 42,9% kế hoạch. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đạt 53,3% kế hoạch. Việc rút vốn các khoản Chính phủ vay về cho vay lại đảm bảo trong hạn mức. Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu chính phủ năm 2021, năm 2022, năm 2023 đảm bảo mục tiêu 9 - 11 năm, theo Nghị quyết 23/2021/QH15. Tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh chính phủ năm sau đảm bảo không vượt quá tốc độ tăng GDP danh nghĩa năm trước.

Các khoản vay chính phủ bảo lãnh cho dự án đầu tư chưa sử dụng đến hạn mức rút vốn ròng. Tổng mức vay của ngân sách địa phương đạt 26,3% kế hoạch được Quốc hội phê duyệt. Nghĩa vụ trả nợ của chính quyền địa phương đạt 41,1% kế hoạch Quốc hội phê duyệt. Các chỉ tiêu an toàn nợ từng năm giai đoạn 2021 - 2023 đảm bảo trong các mức trần và ngưỡng an toàn được phê duyệt.

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại [Bộ Tài chính] nhận định, giai đoạn 2021 - 2023, quản lý nợ công đã đạt được một số kết quả nổi bật như an toàn nợ công được đảm bảo trong phạm vi mức trần, ngưỡng cảnh báo được Quốc hội phê duyệt. Đảm bảo huy động vốn vay cho ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển. Thực hiện thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, góp phần cải thiện hệ số tín nhiệm quốc gia.

"Năm 2022, trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam được 2 tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia, tổ chức Fitch giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm", ông Trương Hùng Long nói.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc nâng hạng tín nhiệm của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu còn có nhiều biến động và thách thức có ý nghĩa hết sức tích cực, góp phần nâng cao uy tín quốc gia, tạo hiệu ứng lan toả cho toàn bộ nền kinh tế, có tác động giảm chi phí vay của Chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức tín dụng, thu hút thêm các nguồn vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại một hội thảo vừa diễn ra gần đây, ông Andrea Coppola - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới [WB] tại Việt Nam cho biết, Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về quản lý nợ công bao gồm tăng cường khung pháp lý và quản lý nợ công…

Tuy nhiên, việc quản lý nợ công của Việt Nam vẫn gặp phải một số khó khăn như việc giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tiến độ đề ra, nhất là đối với vốn ODA. Việc tổ chức thực hiện các chương trình dự án về cơ bản đạt mục tiêu đề ra, nhưng có dự án triển khai còn chậm, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, áp lực tăng vay, điều kiện thị trường vốn quốc tế và trong nước không thuận dẫn đến mặt bằng lãi suất tăng, phản ứng chính sách của các nước cũng gây sức ép giảm giá của đồng Việt Nam ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ, đặc biệt đối với nợ bằng USD và rủi ro cho việc thực hiện các chỉ tiêu an toàn nợ công, nợ nước ngoài quốc gia.

Do đó, để tăng cường quản lý và triển khai hiệu quả kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 2024 - 2025, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý ngân sách nhà nước, đầu tư công, đồng bộ với hoàn thiện khuôn khổ quản lý nợ công, trong đó có việc khắc phục rào cản, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân; nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư công; hình thành cơ quan quản lý nợ thống nhất trong Chính phủ và Bộ Tài chính theo đúng Nghị quyết 07-NT/TW chủ trương giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước quản lý nợ công 2016.

Theo ông Andrea Coppola, Việt Nam cần phải cải cách thể chế tạo điều kiện cho việc huy động nợ công, trên cơ sở đó hỗ trợ phát triển thị trường vốn trong nước và góp phần quản lý ngân sách hiệu quả.

Chiều 23/10, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, trình bày Báo cáo của Chính phủ sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, 3 năm 2021-2023 triển khai Kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, công tác huy động, trả nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công, hạn mức vay và bảo lãnh Chính phủ, vay nợ chính quyền địa phương đều thực hiện bảo đảm mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội.

Theo đó, tổng mức vay của Chính phủ khoảng 1,317 triệu tỷ đồng [đạt 42,9% kế hoạch], trong đó vay của ngân sách trung ương khoảng 1,279 triệu tỷ đồng [đạt 44,1% kế hoạch].

Vay của Chính phủ chủ yếu huy động với kỳ hạn dài [kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2021-2023 từ 12,6-13,92 năm, bảo đảm mục tiêu 9-11 năm]; lãi suất ưu đãi và tập trung vào vốn vay trong nước.

Trả nợ thực hiện theo đúng cam kết, trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 906,7 nghìn tỷ đồng [đạt 53,3% kế hoạch].

Nợ công được kiểm soát trong giới hạn an toàn, đến cuối năm 2023 nợ công khoảng 4 triệu tỷ đồng, khoảng 39-40% GDP, giảm từ mức 42,7% GDP năm 2021. Nợ Chính phủ khoảng 3,7 triệu tỷ đồng, khoảng 36-37% GDP, giảm từ mức 38,7% GDP năm 2021.

Về cơ cấu nợ của Chính phủ, đến cuối 2023, nợ trong nước chiếm 73% dư nợ Chính phủ, tăng từ mức 67% năm 2021.

Nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 3,8 triệu tỷ đồng, khoảng 37-38% GDP, tương đương với mức 38,1% GDP năm 2021. Trong cơ cấu dư nợ nước ngoài của quốc gia, nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng tăng từ mức 61,4% năm 2021 lên 70,7% năm 2023, nợ Chính phủ và Chính phủ bảo lãnh vay nước ngoài giảm từ mức 38,6% năm 2021 xuống 29,3% năm 2023.

Quang cảnh phiên họp của Quốc hội chiều 23/10. [Ảnh: THỦY NGUYÊN]

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ [không bao gồm nghĩa vụ trả nợ đối với các khoản cho vay lại] trên tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 20-21%, giảm nhẹ so với mức 21,5% năm 2021.

Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia [không bao gồm nghĩa vụ trả nợ gốc ngắn hạn dưới 12 tháng] trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ khoảng 7-8%, tăng so với mức 6,2% năm 2021 do trong điều kiện thị trường tài chính toàn cầu thắt chặt, lãi suất tăng cao, các doanh nghiệp ít vay mới, chủ yếu trả nợ.

Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, trong thời gian qua, công tác quản lý nợ công cũng phát sinh một số khó khăn, hạn chế như quy mô thị trường trái phiếu Chính phủ trong nước chưa phát triển, điều kiện vay ngày càng thắt chặt hơn trong khi áp lực huy động vốn vay cho đầu tư phát triển lớn; việc huy động nguồn vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài ngày càng khó khăn, giải ngân đạt thấp so với dự toán; công tác quản lý nợ của chính quyền địa phương cần được tiếp tục củng cố.

Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về tăng cường quản lý ngân sách, nợ công; thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 23, số 43 của Quốc hội; chủ động triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Chính phủ để khắc phục các tồn tại đã nêu.

Tích cực các biện pháp kiểm soát an toàn nợ công

Trình bày Báo cáo thẩm tra đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nêu rõ, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong công tác chỉ đạo, điều hành công tác quản lý vay, trả nợ công.

Trong bối cảnh trong nước và thế giới có nhiều biến động khó lường ảnh hưởng lớn tới kinh tế trong nước, các chỉ tiêu Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 đã được Chính phủ chủ động kiểm soát.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. [Ảnh: THỦY NGUYÊN]

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cũng cho biết, báo cáo của Chính phủ đã đánh giá thẳng thắn về những vấn đề còn hạn chế trong công tác quản lý vay, trả nợ.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhận thấy, các chỉ tiêu, tỷ lệ an toàn nợ công trong giai đoạn 2021-2023 và dự kiến 2 năm còn lại của giai đoạn trong hạn mức được Quốc hội quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng; tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách nhà nước năm 2024 đã tiệm cận mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ phân tích kỹ những vấn đề này, có giải pháp điều hành cân đối ngân sách nhà nước chủ động, bảo đảm an toàn nợ công.

Ngoài ra, việc huy động nguồn vốn vay ODA, ưu đãi nước ngoài ngày càng khó khăn; việc giải ngân vốn ODA, ưu đãi nước ngoài rất chậm, nhiều năm không đạt dự toán [lũy kế thanh toán vốn đầu tư công năm 2021 đạt 32,85% kế hoạch, năm 2022 đạt 45,45%, đều dưới 50%].

Trước những hạn chế nêu trên, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh nhất trí với giải pháp Chính phủ đã nêu. Theo đó, tiếp tục thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước, các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội. Đồng thời, Chính phủ tích cực, chủ động, triển khai thực hiện các giải pháp về điều hành thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách đề nghị Chính phủ tiếp tục theo dõi, đánh giá kỹ về một số vấn đề nổi lên liên quan vay để trả nợ gốc có xu hướng tăng; tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách nhà nước năm 2024 tăng khá lớn; tình hình huy động vốn trái phiếu Chính phủ hằng năm trong khi tồn dư ngân sách lớn từ số chuyển nguồn tăng thu ngân sách nhà nước năm 2021, 2022, số dư nguồn cải cách tiền lương không thể sử dụng... để trong điều hành ngân sách nhà nước, xây dựng kế hoạch huy động, sử dụng vốn vay tiết kiệm, hiệu quả và đề xuất giải pháp cân đối ngân sách nhà nước chủ động, bảo đảm an toàn nợ công…

Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xem xét nghiêm túc, đánh giá toàn diện về nguyên nhân bất cập, vướng mắc kéo dài; hiệu quả của các dự án; tính hợp lý của phương án huy động vốn; trách nhiệm trong huy động, phân bổ, sử dụng vốn ODA... để đề xuất giải pháp thiết thực, xử lý dứt điểm các tồn tại, hạn chế kéo dài, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay.

Nợ công Việt Nam 2023 là bao nhiêu?

Theo báo cáo sơ kết giai đoạn 2021-2023 của Bộ Tài chính, đến cuối năm 2023, nợ Chính phủ khoảng 3,7 triệu tỷ đồng, tương đương 36-37% GDP, trong đó nợ trong nước chiếm 73% dư nợ Chính phủ. Nợ nước ngoài là 3,8 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 37- 38% GDP.

Nợ công Việt Nam chiếm bao nhiêu phần trăm?

Nợ công được kiểm soát trong giới hạn an toàn, đến cuối năm 2023 nợ công khoảng 4 triệu tỷ đồng, khoảng 39-40% GDP, giảm từ mức 42,7% GDP năm 2021. Nợ Chính phủ khoảng 3,7 triệu tỷ đồng, khoảng 36-37% GDP, giảm từ mức 38,7% GDP năm 2021.

Ai nợ nhiều nhất Việt Nam?

Theo trên, tính đến cuối năm 2022, các chủ nợ song phương chủ yếu của Việt Nam gồm Nhật Bản cho Chính phủ Việt Nam vay hơn 10,6 tỷ USD [tương ứng 252.000 tỷ đồng]; Hàn Quốc, Pháp cho vay hơn 1 tỷ USD tương ứng khoảng 27.000 tỷ đồng; Đức cho vay hơn 500 triệu USD [trên 13.000 tỷ đồng]…

Việt Nam vay nợ bao nhiêu tiền?

Năm nay, Chính phủ vay hơn 604.300 tỷ đồng [bằng 94% kế hoạch]. Trong số này, khoảng 589.000 tỷ đồng vay để trả nợ gốc ngân sách trung ương. Cơ quan thẩm tra nhận xét, tỷ lệ này có xu hướng tăng trong năm 2024 [khoảng 42%] cho thấy xu hướng phải tăng vay để trả nợ gốc.

Chủ Đề