Nội dung cơ bản của hiệp ước Giáp Tuất 1874 giữa triều Nguyễn và Pháp là gì

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất [1874]?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk trang 121 để suy luận trả lời

Trong khi phong trào đấu tranh của nhân dân ở miền Bắc đang trên đà thắng lợi, triều đình Huế lại kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất [1874]. Vì:

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Những câu hỏi liên quan

Nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Giáp Tuất [1874], ký giữa nhà Nguyễn với Pháp là

A. Triều đình Huế đã nhượng hẳn 6 tỉnh Nam kỳ cho Pháp

B. Nền ngoại giao của nước Việt Nam chiếu theo đường lối ngoại giao của Pháp.

C. Pháp được phép tự do buôn bán, đóng quân tại những vị trí then chốt ở Bắc kỳ.

D. Pháp được sử dụng toàn bộ các tỉnh Bắc kỳ phục vụ mục đích chiến tranh Pháp

Câu 1

a. Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đã kí với  chính phủ Pháp những hiệp ước nào? Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước đó.Tên Hiệp ước Nội dung chủ yếu

Hiệp ước Nhâm Tuất [1862]   :Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì [Gia Định, Định Tường, Biên Hoà] và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển [Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên] cho Pháp vào buôn bán; cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo...; bồi thường cho Pháp 288 vạn lạng bạc; Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

Hiệp ước Giáp Tuất [1874]  :Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tính Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

Hiệp ước Hác-măng [1883] :Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài [kể cả với Trung Quốc] đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.

Hiệp ước Pa-tơ-nôt [1884]   :Nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng, chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

b. Nhân dân ta có thái độ như thế nào khi triều đình nhà Nguyễn kí những hiệp ước trên?

- Nhân dân ta đã phản đối mạnh mẽ việc triều đình nhà Nguyễn kí các hiệp ước đầu hàng, "quyết đánh cả Triều lẫn Tây"...

- Nhân dân không tuân thủ lệnh của triều đình, tiếp tục đẩy mạnh kháng chiến chống thực dân Pháp..

Theo hiệp ước Giáp Tuất [1874] được kí kết giữa triều đình Huế và Pháp, quân Pháp

A. rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì

B. được ở lại Hà Nội

C. được ở lại các tỉnh đồng bằng Bắc Ki

D. chỉ được đóng tại một số địa điểm nhất định

A. rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

B. được ở lại Hà Nội

D. chỉ được đóng tại một số địa điểm nhất định.

Theo hiệp ước Giáp Tuất [1874] được kí kết giữa triều đình Huế và Pháp, quân Pháp

A. rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

B. được ở lại Hà Nội.

C. được ở lại các tỉnh đồng bằng Bắc Kì.

D. chỉ được đóng tại một số địa điểm nhất định

Cho các dữ kiện sau:

1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.

2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác măng.

3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

4. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.

Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian các bản Hiệp ước được kí kết giữa triều đình Huế với Pháp.

A. 1,3,2,4

B. 2,3,4,1

C. 3,1, 2,4

D. 4,1,2,3.

Cho các dữ kiện sau:

1. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất.

2. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Hác măng.

3. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.

Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian các bản Hiệp ước được kí kết giữa triều đình Huế với Pháp.

A. 1,3,2,4

B. 2,3,4,1

C. 3,1, 2,4

D. 4,1,2,3

Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp ước Giáp Tuất [1874]?

A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn. 

B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.

C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.

D. Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.

Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất [1874] là gì ?

A. Là mất chủ quyền của dân tộc ta.

B. Làm mất chủ quyền của 6 tỉnh Nam Kì.

C. Làm mất chủ quyền về ngoại giao của Việt Nam.

D. Làm mất một phần quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

Câu hỏi: Hiệp ước giáp tuất 1874 còn có tên gọi khác là

A.Hiệp ước hòa bình và hợp tác

B.Hiệp ước hợp tác và tương trợ lẫn nhau.

C.Hiệp ước hòa bình và liên minh.

D.Hiệp ước hòa bình và tương trợ.

Lời giải:

Đáp án đúng:C.Hiệp ước hòa bình và liên minh.

- Hiệp ước Giáp Tuất [1874] triều đình Huế kí với thực dân Pháp còn có tên gọi khác là Hiệp ước Hòa bình và liên minh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về nội dunghiệp ước giáp tuất 1874nhé:

Nguyên nhân dẫn đến Hiệp ước Giáp Tuất

Tại sao Triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bản hiệp ước này. Nhìn chung có 3 nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiệp ước này.

Triều đình Huế quá đề cao cũng như lo sợ thực dân Pháp. Triều đình không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

Triều đình Huế muốn hoà với Pháp nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp mình.

Triều đình Huế ảo tưởng vào những lời đường mật của thực dân Pháp, đó là dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

Năm 1862 thực dân Pháp và triều đình Huế kí với nhau bản hiệp ước Nhâm Tuất đồng ý để Pháp cai trị và chiếm đóng 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Đến năm 1867 Pháp chiếm đóng nốt 3 tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ. Sau khi củng cố Nam Kỳ, thực dân Pháp từng bước tiến ra với mục đích chiếm lấy Bắc Kỳ, lợi dụng sự rối ren tại miền Bắc nước ta.

Pháp ra những yêu sách ngang ngược với triều đình Huế, đưa quân chiếm lần lượt các tỉnh Bắc Kỳ. Pháp ngang nhiên vi phạm các thỏa thuận trong Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký. Không những thế chúng còn muốn đạt được nhiều hơn nữa đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến Hiệp ước Giáp Tuất 1874.

Hoàn cảnh của Hiệp ước Giáp Tuất1874

Chiến thắng của nhân dân ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ và tìm cách thương lượng, còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.

Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn thì lại lo sợ nên đã vội vã kí với quân Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất. Điều này trước mắt để quân Pháp rút khỏi Hà Nội cùng các tỉnh Bắc Kì, nhưng vẫn có điều kiện tiếp tục xây dựng cơ sở các bước xâm lược về sau.

Bên cạnh đó, năm 1874Hoàng Tá Viêmphối hợp với quân của Lưu Vĩnh Phúc đã giết chết Francis Garnier tại Hà Nội. Trước tình hình trên Pháp đồng ý nghị hòa bằng Hiệp ước Giáp Tuất.

Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874

Nội dung Hiệp ước Giáp Tuất 1874 bao gồm 22 điều với nội dung chính là Triều đình Huế công nhận công nhận quyền đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của Pháp. Cụ thể hơn nội dung bản hiệp ước này bao gồm:

Điều 1: Pháp và An Nam hợp tác hòa bình, hữu nghị, bền vững.

Điều 2: Pháp thừa nhận quyền độc lập An Nam.

Điều 3: Chính sách ngoại giao của An Nam cần phù hợp với chính sách ngoại giao của nước Pháp.

Điều 4: Pháp tặng một số thiết bị quân sự, cố vấn quân sự cho An Nam.

Điều 5: Triều đình An Nam công nhận chủ quyền của Pháp đối với các tỉnh Nam Kỳ.

Điều 6: Pháp miễn An Nam không phải trả tiền chiến phí cũ còn thiếu.

Điều 7: An Nam cam kết trả nợ số tiền chiến phí còn thiếu nước Tây Ban Nha bằng thu nhập thuế quan.

Điều 8: Ban bố đại xá đối với tài sản của công dân Pháp và An Nam làm tay sai.

Điều 9: Cho phép truyền đạo Gia tô tại An Nam.

Điều 10: Triều đình An Nam có thể mở một trường cao đẳng ở Sài Gòn đặt dưới quyền giám sát của Pháp.

Điều 11: Triều đình An Nam mở các cảng biển theo yêu cầu của Pháp.

Điều 12: Người Pháp hay người An Nam sống tại Nam Kỳ được quyền tự do kinh doanh.

Điều 13: Pháp có quyền mở lãnh sự tại các thương khẩu mới mở của An Nam.

Điều 14: Nhân dân An Nam có thể tự do buôn bán đi lại tại khu vực Nam Kỳ đã thuộc sở hữu của Pháp.

Điều 15: Người dân An Nam dân Pháp hay công dân nước ngoài cần đăng ký cơ quan Trú Sứ Pháp nếu muốn sinh sống, du lịch tại An Nam.

Điều 16: Các tranh chấp giữa công dân Pháp và ngoại quốc đều do Pháp xử lý.

Điều 17: Các vi phạm pháp luật của người Pháp và người ngoại quốc sẽ được người Pháp giải quyết.

Điều 18: Khi có người vi phạm pháp luật ở Pháp trốn sang An Nam thì người An Nam cần truy lùng và giao cho Pháp và ngược lại.

Điều 19: Người Pháp và ngoại quốc qua đời trên lãnh thổ An Nam và ngược lại sẽ được trao trả tài sản cho người thừa kế.

Điều 20: Một năm sau hiệp ước Pháp sẽ bổ nhiệm một viên Trú Sứ tại An Nam.

Điều 21: Hiệp ước năm 1874 thay thế cho hiệp ước năm 1872.

Điều 22: Hiệp ước năm 1874 được thực hiện một cách vĩnh viễn.

Hậu quả của Hiệp ước Giáp Tuất

Hiệp ước Giáp Tuất cho thấy sự yếu đuối, bất lực của Triều đình Huế. Chỉ với một bản hiệp ước triều đình đã mất đi phần quan trọng trong chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại. Triều đình đã dâng 6 tỉnh Nam Kỳ cho Pháp. Biến đất đai, đồng bào nước Nam thành thuộc địa và nô lệ của Pháp. Đồng ý cho Pháp can thiệp vào các vấn đề ngoại giao, quân sự, thương cảng, pháp luật,…

Hiệp ước Giáp Tuất đã biến nước ta thành một nửa thuộc địa của Pháp. Tạo ra cơ hội để Pháp đè đầu cưỡi cổ nhân dân ta, xâm lược và bành tránh thể hiện sự ngang ngược và hống hách của mình. Mở đường cho sự xâm lược của Pháp đối với nước ra trong những năm sau này.

Video liên quan

Chủ Đề