Nòng cốt của kinh tế tập thể là gì năm 2024

MC Kim Oanh: Chuyển từ tư duy “sản xuất nông nghiệp” sang tư duy “kinh tế nông nghiệp”; chuyển từ “chuỗi liên kết cung ứng nông sản” sang “chuỗi liên kết giá trị ngành hàng”, hay như việc phá vỡ sự manh mún, tự phát, nhỏ lẻ của nông nghiệp - đó là những vấn đề, là bài toán rất lớn được bàn luận tại nhiều diễn đàn về phát triển tam nông "nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trên toàn quốc trong thời gian vừa qua. Rất nhiều chuyên gia kinh tế đều có nhận định chung rằng: Phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, hợp tác xã (HTX) sẽ là lời giải hiệu quả của bài toán này. Kinh tế tập thể đã được phát triển tại Thái Nguyên như thế nào? việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới theo tinh thần của Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ được thực hiện ra sao? Vấn đề này sẽ được bàn luận trong chương trình Toạ đàm trực tuyến “Thời cơ và thách thức của kinh tế tập thể trong giai đoạn mới” trên Cổng TTĐT tỉnh Thái Nguyên.

Tham gia Toạ đàm hôm nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu các vị khách mời: Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên; Tiến sĩ Vũ Quỳnh Nam, Phó viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên); ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Công nghệ phát triển quốc tế KTS PRO.

Xin được cảm ơn các khách mời đã tham gia chương trình Toạ đàm của chúng tôi ngày hôm nay. Trước hết, để hiểu rõ hơn về thực trạng phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Thái Nguyên, mời quý vị cùng theo dõi video clip ngắn ngay sau đây.

MC Kim Oanh: Thưa ông Nguyễn Văn Dũng, chúng tôi được biết thời gian qua Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh Thái Nguyên là đơn vị thường xuyên đồng hành cùng các HTX của tỉnh Thái Nguyên. Vậy ông đánh giá như thế nào về việc phát triển kinh tế tập thể - trong đó HTX đóng vai trò nòng cốt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian gần đây thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Kinh tế tập thể bao gồm tổ hợp tác, liên hiệp HTX. Trong đó, thành phần chính của kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh là các HTX. Thái Nguyên có hơn 700 HTX, trong đó có hơn 400 HTX nông nghiệp, trên 200 HTX lâm nghiệp và hơn 4500 tổ hợp tác. Tuy nhiên, hiện nay theo Nghị định 77, tổ hợp tác không có dấu và tư cách pháp nhân, chỉ có liên kết làm ăn; có 5 liên hiệp HTX. Chính vì vậy, HTX là nòng cốt của kinh tế tập thể. Bởi vì, trong quá trình phát triển các sản phẩm chủ lực của địa phương, HTX đóng vai trò nòng cốt trong sản phẩm du lịch, sản phẩm OCOP vì trong 160 sản phẩm OCOP của tỉnh thì có đến 140 sản phẩm có chủ thể là của các HTX. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, theo tiêu chí 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, HTX cũng đóng vai trò chủ chốt, làm thay đổi diện mạo nông thôn, thu hút lao động, giải quyết việc làm, ổn định tình hình kinh tế địa phương.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên

MC Kim Oanh: Như vậy là bên cạnh những thuận lợi cả về mặt chính sách, nguồn lực cũng như nội lực từ mỗi HTX, thì vẫn còn những khó khăn nữa. Thưa Tiến sĩ Vũ Quỳnh Nam, trực tiếp nghiên cứu về vấn đề kinh tế, trong đó có kinh tế tập thể. Chúng tôi cũng được biết, bà cũng như Viện Nghiên cứu Kinh tế và phát triển nguồn nhân lực đã và đang nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, trong đó có kinh tế tập thể (KTTT) của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy, bà đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của KTTT trong cục diện chung của các nền kinh tế?

Bà Vũ Quỳnh Nam: Với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, mô hình HTX đã có tầm quan trọng nhất định. Theo báo cáo của Liên đoàn HTX Quốc tế, trên thế giới mô hình HTX đã phát triển trên 200 năm, đến năm 2021 trên toàn thế giới có 3 triệu HTX. Các HTX đóng góp vào GDP của toàn thế giới trên 10%, tạo việc làm ổn định cho ½ dân số thế giới và có một số quốc gia phát triển mô hình HTX như: Đức, Hà Lan, Nhật Bản… Tại Đức, phần lớn hộ nông dân họ tham gia mô hình HTX; tại Hà Lan có 25,5 nghìn thành viên HTX và đóng góp của các HTX vào GDP của Hà Lan chiếm đến hơn 18%...

Như vậy, có thể thấy đối với thế giới mô hình HTX là một yếu tố quan trọng. Còn đối với Việt Nam, mô hình kinh tế tập thể nòng cốt là mô hình HTX đã phát triển gần 70 năm. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13, hơn 10 năm thực hiện Luật HTX sửa đổi năm 2012, có thể thấy được tầm quan trọng của mô hình kinh tế tập thể nói chúng và mô hình HTX là quan trọng. Theo báo cáo của Liên minh HTX xã Việt Nam, đến hết năm 2021 Việt Nam có 27 nghìn HTX, có 140 nghìn Tổ hợp tác và hơn 100 Liên hiệp HTX, tạo việc làm gần 50 % dân số ở khu vực nông thôn Việt Nam. Kinh tế HTX cũng đã khẳng định được vai trò nhất định trong việc liên kết các thành viên tham gia HTX, liên kết để cùng sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Đặc biệt vai trò rất lớn trong việc nâng cao nhận thức cho người nông dân nói chung và các thành viên tham gia HTX nói riêng về sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản Việt Nam. Có thể nói, đối với các HTX hiện nay mô hình HTX chuyển đổi đã khẳng định đóng góp quan trọng nâng cao thu nhập người dân, cải thiện đời sống cho các thành viên tham gia HTX.

TS. Vũ Quỳnh Nam, Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển nguồn nhân lực, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh (Đại học Thái Nguyên)

MC Kim Oanh: Vâng, đó là những kinh nghiệm rất đáng quý từ việc phát triển kinh tế tập thể từ nhiều quốc gia cũng như thực tế tại Việt Nam.

Quý vị khán giả thân mến, tại Nghị quyết số 20 - Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới có đánh giá như thế này ạ. Tôi xin trích dẫn nguyên văn “Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, khu vực kinh tế tập thể nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, mà trọng tâm là hợp tác xã trong hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân được nâng lên”. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng chỉ ra những tồn tại của khu vực kinh tế tập thể của nước ta đến nay là: “Chưa phát triển như mục tiêu, yêu cầu Nghị quyết đề ra. Đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tập thể vào GDP còn thấp và có xu hướng giảm. HTX phát triển không đồng đều giữa các địa phương, vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; số lượng HTX tuy tăng, nhưng số lượng thành viên bình quân trong hợp tác xã có xu hướng giảm; không ít thành viên tham gia hoạt động của HTX còn hình thức, chưa thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong HTX. Năng lực nội tại của HTX còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, mô hình tổ chức lỏng lẻo, chưa phù hợp, trình độ cán bộ quản lý HTX còn hạn chế”.

Chúng tôi rất muốn lắng nghe quan điểm của các vị khách mời về vấn đề này. Trước hết xin mời ông Nguyễn Văn Dũng?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Đánh giá Nghị quyết 20 kỳ họp thứ Năm BCH Trung ương Đảng khoá XIII đã nêu những tồn tại. Trong bối cảnh này qua hơn 20 thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX, tức là Nghị quyết 13 về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế tập thể trong bối cảnh, bắt đầu vào giai đoạn đổi mới, ngày 18/02/2003 ban hành nghị quyết số 13. Qua quá trình thực hiện có những nguyên nhân chủ quan, đó là sự quan tâm của cấp uỷ chính quyền một số nơi chưa thực sự quan tâm; việc quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể rất hạn hẹp, thể hiện ở chỗ nguồn đầu tư, cách đào tạo, bố trí người làm quản lý về kinh tế tập thể; cơ chế chính sách khuyến khích cho HTX rất hạn chế. Bên cạnh đó còn nguyên nhân chủ quan là các HTX chưa nỗ lực, chưa vươn lên, trình độ quản lý HTX còn có hạn chế, nhiều thành viên trong HTX ở mô hình HTX cũ chưa tin tưởng phối hợp chuyển sang mô hình HTX mới; việc hỗ trợ các tổ chức quốc tế phi Chính phủ cho kinh tế khu vực HTX so với bây giờ rất hạn chế. Từ những nguyên nhân có những tồn tại được đánh giá từ cơ sở và đã được tổng kết ở nghị quyết số 20.

Nòng cốt của kinh tế tập thể là gì năm 2024

Các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và các Hiệp hội doanh nghiệp của tỉnh ký kết Chương trình phối hợp đẩy mạnh phát triển KTTT giai đoạn 2022 - 2025

MC Kim Oanh: Xin được mời ý kiến của bà Vũ Quỳnh Nam.

Bà Vũ Quỳnh Nam: Nghị quyết 20 thời gian vừa qua có những mục tiêu, chiến lược và kế hoạch rất cụ thể, đây là chính sách đổi mới rất lớn và cũng là cơ hội để HTX phát triển. Tuy nhiên, tôi cũng đồng tình với nhận định trên trong Nghị quyết và tôi sẽ tiếp cận ở góc độ những hạn chế nhất định, nội tại của các HTX: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu tại HTX tại Thái Nguyên, Hà Giang và Lào Cai, cũng như báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đến hết năm 2021 trình độ quản lý của Giám đốc HTX, Ban quản trị HTX là còn khá thấp, số liệu thống kê là 16% tổng số cán bộ quả lý HTX có trình độ cao đẳng và đại học 33%, cán bộ có trình độ sơ cấp và trung cấp 51%, còn lại chưa qua đào tạo. Đây là một hạn chế rất lớn cho việc phát triển HTX của Việt Nam. Thứ hai, về vấn đề vốn, bản chất HTX là do các hộ dân cùng tham gia góp vốn, góp sức để thành lập nên HTX để tận dụng các nguồn vốn ở trong dân cư, tuy nhiên nội lực về vốn của HTX còn khá thấp; việc tiếp cận về các nguồn tín dụng và tín dụng ưu đãi cũng rất khó khăn đối với HTX hiện nay. Một yếu tố rất quan trọng đó là hiện nay nhận thức của đại đa số các thành viên của HTX, đặc biệt khi chúng tôi nghiên cứu tại Hà Giang và Lào Cai vẫn có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào việc hỗ trợ từ Nhà nước, chưa nhận thức đúng đắn vai trò, quyền và nghĩa vụ khi tham gia HTX. Một yếu tố nữa đó là nguồn nhân lực trẻ được đào tạo để tham gia vào hình thức tổ chức HTX còn đang thiếu hụt một yếu tố, một lĩnh vực đó là thúc đẩy thế hệ trẻ là thanh niên lập nghiệp, khởi nghiệp, tham gia theo mô hình HTX mà hiện nay đang rất chú trọng vào mô hình doanh nghiệp và nhận thức về việc cần phải thay đổi tư duy sản xuất, nhận thức về quản trị doanh nghiệp, về maketing, về thị trường, về chuyển đổi số của đối tượng là các thành viên tham gia HTX còn chưa cao. Theo tôi đây là những yếu tố còn hạn chế, cũng đã có thay đổi nhất định tại các HTX, xong cũng là những yếu tố cần phải có giải pháp quyết liệt và triệt để và hỗ trợ nhất định đối với các HTX để các HTX phát triển bền vững.

MC Kim Oanh: Một trong những nhiệm vụ rất quan trọng được Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo tại văn bản số 560/UBND-CNN&XD về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 2/2/2023 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới chính là việc triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các HTX. Và để hiểu hơn về thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của các HTX trên địa bàn tỉnh hiện nay, xin mời quý vị cùng chúng tôi theo dõi 1 video clip ngắn ngay sau đây.

MC Kim Oanh: Tham gia chương trình hôm nay, chúng tôi có mời đến trường quay ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Công nghệ phát triển quốc tế KTS PRO. Với vai trò của một doanh nghiệp cung cấp các giải pháp về số cho rất nhiều HTX trên toàn quốc, ông đánh giá như thế nào về thực trạng chuyển đổi số của các HTX hiện nay thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Huy: Với vai trò là Công ty có hơn 9 năm bề dày nghiên cứu nền tảng và hơn 3 năm phát triển thị trường ở các tỉnh, thành phố, chúng tôi có tổng hợp và đưa ra thực trạng chung của chuyển đổi số. Đó là: Lĩnh vực chuyển đổi số vẫn còn đang rất mới mẻ, không những ở Việt Nam mà ở trên toàn cầu. Chính vì vậy, chúng ta cần đánh giá đúng đây là giai đoạn học hỏi, tìm hiểu và chuẩn bị tốt cho công việc chuyển đổi số. Vấn đề thứ hai là để làm được chuyển đổi số, ở Việt Nam cũng như nhiều nước phát triển trên thế giới cần phải đầu tư nhiều ngân sách, thậm chí lên đến hàng trăm nghìn tỷ. Tại Việt Nam sự đầu tư và tiếp cận với chuyển đổi số còn dè dặt, cho nên rất khó để có sự bài bản. Vấn đề thứ ba là thiếu đơn vị công nghệ đồng hành cùng HTX để giải quyết những bỡ ngỡ, những băn khoăn, giúp họ có thể an tâm chuyển đổi số và có lộ trình, kế hoạch rõ ràng. Vấn đề thứ tư, ngoài tài chính còn là thời gian, quy trình. Chuyển đổi số là một quá trình thay đổi từ cái cũ sang cái mới, cần đưa ra lộ trình, kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên các HTX, doanh nghiệp mong muốn có hiệu quả ngay, có thể dùng ngay các giải pháp, ứng dụng thông minh và nghĩ đó là chuyển đổi số. Nhưng thực tế lại chưa đúng quy trình, lộ trình. Vấn đề nữa là hiện nay có quá nhiều nền tảng công nghệ, ứng dụng thông minh làm cho các HTX rất khó lựa chọn, hơn nữa giá thành lại rất mắc. Đôi khi chúng ta sốt ruột sử dụng ngay một ứng dụng nào đó trong một quy trình của HTX, nhưng chưa tổng thể lại chưa đồng bộ được, dẫn đến về dài hạn hiệu quả chưa cao, tốn kém chi phí. Vấn đề tiếp theo là chưa đồng nhất được nội dung, khái niệm nên khi nghĩ đến chuyển đổi số là cảm thấy đây là vấn đề rất phức tạp, rườm rà, khó hiểu, không giải nghĩa được.

Tôi được biết, Liên minh HTX có rất nhiều hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho các HTX của tỉnh. Tôi cũng mong muốn rằng, đơn vị của chúng tôi tuy xuất hiện ở Thái Nguyên còn mới nhưng đã đi vào khảo sát để tiếp cận những nhu cầu chuyển đổi số của HTX. Cho nên chúng tôi mong muốn sẽ có sự phối hợp với Liên minh HTX và các cơ quan, ban ngành để chúng tôi có thể vào cuộc, hỗ trợ cho các HTX trong quá trình chuyển đổi số tiết kiệm được chi phí, có thể bằng 0 hoặc thậm chí rất thấp cũng có thể làm được.

Ông Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Công nghệ phát triển quốc tế KTS PRO

MC Kim Oanh: Vâng, đó là câu hỏi dành cho một doanh nghiệp cung cấp các giải pháp về chuyển đổi số. Và chúng tôi cũng rất muốn chuyển câu hỏi này sang trực tiếp cho ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên, xin được mời ông?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Hiện nay, công tác chuyên đổi số là một nội dung được toàn xã hội quan tâm, kinh tế tập thể cũng không nằm ngoài công cuộc này. Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng COVID-19, chúng tôi cũng đã tạo điều kiện để giúp đỡ các HTX trong việc tiếp cận chuyển đổi số, trong đó quan tâm đến khâu sản xuất và tiêu thụ. Chúng tôi là đơn vị đầu tiên hướng dẫn các HTX tiếp cận với nền tảng số trên sàn giao dịch điện tử như: Postmart của Việt Nam và voso của Viettet. Chúng tôi cũng tổ chức các lớp tập huấn cho các HTX tiếp cận trong việc bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, qua đó có thể giải quyết được khâu bán hàng ngay trên sàn giúp các HTX phân phối các sản phẩm đầu ra nhanh chóng, tiện lợi. Việc giúp các HTX tiếp cận các sàn thương mại điện tử đã giúp HTX giảm chi phí, đồng thời nâng cao lợi nhuận cho các HTX. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ từng bước phối hợp để nâng cao trình độ tiếp cận công nghệ số cho các HTX, qua đó cắt giảm được các khâu sản xuất, chi phí và phát triển kinh tế HTX, đó là mong muốn của chúng tôi.

Nòng cốt của kinh tế tập thể là gì năm 2024

Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khóa đào tạo kỹ năng phát triển du lịch cộng đồng và nông nghiệp

MC Kim Oanh: Vâng, đó là những nhu cầu chuyển đổi số của các HTX - lực lượng nòng cốt của phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Về phía KTS Pro, hiện nay đơn vị đã có những giải pháp số cụ thể và ưu việt như thế nào để cung cấp cho các HTX, thưa ông Huy?

Ông Nguyễn Quốc Huy: Thưa quý vị và các bạn, do nhu cầu cần ngay một môi trường để thí điểm thực hiện ngay trong vấn đề chuyển đổi số thì đơn vị KTS Pro qua gần 3 năm chuẩn bị. Chúng tôi đã setup thị trường và tạo ra môi trường cộng đồng số và hoàn toàn là doanh nghiệp hay HTX có ngay một môi trường thí điểm thực hiện ngay trong chương trình chuyển đổi số ở khâu xúc tiến thương mại, bán hàng và tiếp cận khách hàng. Vấn đề thứ hai, chúng tôi đã có hơn 9 năm nghiên cứu nền tảng và hơn 3 năm để phát triển thị trường. Hiện nay chúng tôi đã có giải pháp cụ thể và những giải pháp hỗ trợ thiết thực cho HTX với chi phí từ thấp nhỏ, có thể là không đáng để suy nghĩ, cũng có thể sử dụng giải pháp đó để ứng dụng vào vấn đề chuyển đổi số của HTX. Có thể hình dung như một HTX, một doanh nghiệp như mua một chiếc xe đạp chúng ta có thể chuyển đổi số được với chúng tôi và với việc chúng tôi tạo ra môi trường thí điểm và các nền tảng công nghệ, giải pháp cụ thể thì chúng tôi còn là đơn vị sẵn sàng đồng hành cùng các HTX để đào tạo về chuyển đổi số, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đào tạo setup công nghệ để trở thành một HTX số dựa trên nền tảng công nghệ đó. Chúng tôi cũng mong muốn phối hợp với các cơ quan ban ngành, Liên minh HTX để tổ chức những chương trình như hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ về tập huấn về chuyển đổi số hoặc các chương trình xúc tiến thương mại để kết nối tới 63 tỉnh, thành và quốc tế. Tất cả những điều đó, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp và hoàn toàn miễn phí để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và HTX

MC Kim Oanh: Thưa bà Vũ Quỳnh Nam, Nghị quyết 20 của Chính phủ đưa ra rất nhiều mục tiêu về phát triển kinh tế tập thể. Với thực trạng của kinh tế tập thể đã được phân tích từ đầu chương trình tới giờ, xin bà cho biết, theo quan điểm của bà, đâu là những giải pháp để chúng ta có thể đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn mới?

Bà Vũ Quỳnh Nam: Ngay từ đầu chương trình chúng ta đã biết kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX có vai trò rất quan trọng. Nghị quyết 20 ra đời đã có các kế hoạch rất cụ thể. Theo tôi, để phát triển chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, từ nội bộ HTX đến sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Cụ thể, đối với HTX phải nâng cao nhận thức không chỉ của các đảng viên, tổ chức, doanh nghiệp mà còn cả của các hộ nông dân, thành viên HTX về vai trò của kinh tế tập thể trong nền kinh tế tư nhân định hướng xã hội chủ nghĩa theo chủ trương của Đảng; nâng cao trình độ quản trị HTX của Giám đốc, Ban quản trị HTX; nâng cao nhận thức về chuyển đổi số trong quản lý HTX, sản xuất, kinh doanh, marketting, thị trường. Đặc biệt hiện nay khi hội nhập các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, kể cả thị trường trong nước, cần nâng cao nhận thức về bảo hộ tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm nông nghiệp; cần có nghiên cứu tài liệu, đồng bộ tài liệu giảng dạy từ trường đại học, trung học chuyên nghiệp về vai trò, hoạt động của HTX. Đây là tiền đề để có đội ngũ trẻ khi tốt nghiệp ra trường tham gia theo mô hình HTX. Giải pháp nữa là giải pháp về chính sách, chính sách phát triển đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên vẫn chưa theo kịp với một số biến động, ví dụ như về chuyển đổi số, cần có sự hỗ trợ với các HTX khi tham gia vào thị trường cạnh tranh. Đồng thời là vai trò quản lý nhà nước của Liên minh HTX Việt Nam và các địa phương trong việc đồng hành, tư vấn hỗ trợ cho các HTX, luôn đi cùng, hỗ trợ những khó khăn, vướng mắc về chính sách, nguồn nhân lực, tín dụng. Bên cạnh đó còn nhiều giải pháp về liên kết ngang (giữa các HTX với nhau), liên kết dọc (giữa HTX với các doanh nghiệp) để xuất khẩu hoặc đưa sản phẩm ra thị trường quốc tế... Còn nhiều giải pháp khác, tuy nhiên quan điểm của cá nhân tôi thì vai trò nội lực của các HTX là yếu tố cốt lõi để HTX phát triển bền vững.

Nòng cốt của kinh tế tập thể là gì năm 2024

HTX Miến Việt Cường (Đồng Hỷ) với năng lực sản xuất từ 400-600 tấn/năm

MC Kim Oanh: Cũng tại văn bản số 560/UBND - CNN&XD về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 2/2/2023 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20/ NQ - TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo Liên minh HTX tỉnh với vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và các thành phần kinh tế tập thể, HTX tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, HTX. Trên diễn đàn ngày hôm nay, ông có thể chia sẻ về những đề xuất, tham mưu cụ thể với tỉnh, thưa ông Dũng?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Sau Nghị quyết số 20/ NQ-TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới được ban hành, chúng tôi đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho tỉnh uỷ ban hành Kế hoạch chương trình hành động, trong chương trình hành động có mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể và những giải pháp đối với tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, cũng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 03 trong tháng 3 vừa qua. Trong đó để đạt được các mục tiêu cụ thể, những giải pháp tham mưu giao cho các sở, ngành những nhiệm vụ cụ thể để có những giải pháp cho kinh tế tập thể tăng trưởng, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ cơ bản như: Tích cực tuyên truyền để nhận thức đúng vị trí, vai trò bản chất của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường; nâng cao vai trò quản lý HTX đối với các sở, ngành và các huyện, thành phố; nâng cao hiệu quả các tổ chức kinh tế tập thể; tiếp tục giúp các HTX trong việc tiếp cận chuyển đổi số cho phù hợp với tình hình hiện nay; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò mặt trận tổ quốc và các đoàn thể cùng vào cuộc. Trong thời gian tới tiếp tục tham mưu tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh cùng các sở, ngành đối thoại với các Tổ hợp tác, HTX để làm sao trong quá trình hoạt động nắm bắt được những khó khăn của các HTX đang gặp phải như: Tài nguyên, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm… để các cơ quan nhà nước cùng đồng hành giải quyết những khó khăn, vướng mắc mà HTX đang gặp phải.

MC Kim Oanh: Về phía doanh nghiệp thì sao thưa ông Nguyễn Quốc Huy, như ông nói từ ban đầu, không ít HTX còn khá e ngại trong việc thực hiện chuyển đổi số. Vậy từ phía doanh nghiệp, ông có đề xuất gì với chính quyền và cơ quan chức năng trong việc kết nối, thúc đẩy chuyển đổi số trong HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thưa ông?

Ông Nguyễn Quốc Huy: Khi các HTX chúng ta còn e dè tiếp cận các chương trình chuyển đổi số hoặc ngại vì chi phí lớn thì bản thân doanh nghiệp chúng tôi rất mong muốn được đề xuất những giải pháp hỗ trợ trong các chương trình. Chúng tôi có thể tiếp cận cho Công ty với các HTX hỗ trợ tư vấn, sau đó chúng tôi tổ chức cùng với Liên minh HTX, hoặc các cơ quan ban ngành phối kết hợp trong chương trình đào tạo về chuyển đổi số; chia sẻ về các nền tảng, giải pháp cụ thể mang lại hiệu quả cho các HTX khác, các tỉnh thành khác để các HTX có thể thấy rõ hiệu quả, từ đó, chúng ta có thể nhân bản và làm theo. Về lâu dài chúng tôi rất mong muốn rằng để tạo ra được một môi trường đủ lớn, cộng đồng số đủ lớn để cho các HTX, cho người dân, người tiêu dùng, khách hàng tỉnh Thái Nguyên, 63 tỉnh thành, quốc tế biết đến những sản phẩm, sản vật OCOP thì chúng ta cần có nền tảng công nghệ phù hợp để chuyển đổi số. Và trong nền tảng này chúng tôi hoàn toàn thể có thể giúp cung cấp một nền tảng đủ lớn để tạo ra một hệ sinh thái, một cộng đồng trong đó sẽ bao hàm cả HTX, đầu ra và đến khách hàng 63 tỉnh thành. Đó cũng là cơ hội để chúng ta có thể tạo ra công ăn việc làm cho tất cả những người tham gia vào liên kết, chia sẻ dưới thông tin sản phẩm và những sản phẩm đó rộng khắp. Chúng tôi rất mong muốn trong nền tảng đó cũng có được các doanh nghiệp số, các HTX số trong đó, để mọi người có thể tự vận hành doanh nghiệp số, HTX số để chúng ta phát triển tự chủ và có thể đầu tư về thời gian, cũng như công sức khi chúng ta sở hữu nguyên cho mình giá trị đó.

Nòng cốt của kinh tế tập thể là gì năm 2024

Được đào tạo kinh doanh online, các HTX chè Thái Nguyên đã áp dụng và thu được nhiều kết quả khởi sắc

MC Kim Oanh: Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác, liên kết trên cơ sở tôn trọng bản chất, giá trị và nguyên tắc của kinh tế tập thể là mục tiêu rất cụ thể được Nghị quyết 20 nhấn mạnh. Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp, việc tổ chức thực hiện sát sao của các sở, ngành, đơn vị liên quan, mà trọng tâm là Liên minh HTX tỉnh, sự tham gia của doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu kinh tế cùng sự đồng lòng của các HTX sẽ giống như chiếc kiềng 3 chân vững chắc, tạo đà cho sự phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng hiệu quả và lớn mạnh hơn.

Chương trình Toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Thời cơ và thách thức của kinh tế tập thể trong giai đoạn mới” do Trung tâm Thông tin - Cổng TTĐT tỉnh Thái Nguyên thực hiện cũng xin được khép lại tại đây. Một lần nữa xin được cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình, cảm ơn quý vị khán giả đã quan tâm theo dõi, xin kính chào và hẹn gặp lại.

Trọng các thành phần kinh tế sau đầu là thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trọng nền kinh tế Việt Nam hiện nay?

Thành phần kinh tế giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta. Trong số các thành phần kinh tế trên, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân thúc đẩy nền kinh tế phát triển, và các thành phần kinh tế khác được bảo vệ bình đẳng theo pháp luật.

Cơ cấu nền kinh tế là gì?

Cơ cấu nền kinh tế là một khái niệm chỉ sự phân bố và tổ chức của các yếu tố sản xuất và hoạt động kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Cơ cấu kinh tế mô tả cách mà các ngành công nghiệp, lĩnh vực kinh tế, và các phần khác của nền kinh tế được xây dựng và hoạt động.

Kinh tế tập thể là gì cho ví dụ?

Kinh tế tập thể : lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích các thành viên và lợi ích tập thể, coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên. Ví dụ: Một tổ hợp sản xuất đồ gỗ được thành lập bởi một nhóm thợ mộc tại một khu vực nghèo của thành phố.

Nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ ở nước ta là gì Select One A kinh tế tập thể B kinh tế nhà nước C gồm toàn?

Mới đây, Nghị quyết TƯ 5 (khóa XII, tháng 6/2017) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, một lần nữa khẳng định: “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ”.