Nông sản doanh nghiệp trực tiếp bán ra bao nhiêu năm 2024

Thiết bị cơ khí, chiếm 15% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) mua vào là 10%

Thiết bị đóng cắt (thiết bị điện), chiếm 30% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế GTGT mua vào là 8%.

Thiết bị truyền dẫn (thanh kim loại đồng, dây cáp điện lõi kim loại đồng,...), chiếm 20% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế GTGT mua vào là 10%.

Thiết bị bảo vệ, điều khiển và hiển thị giám sát, chiếm 18% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế GTGT mua vào là 8%.

Thiết bị kết nối trung gian (đầu cos, ốc vít,..), chiếm 5% giá trị thành phẩm tủ điện, các chi tiết có thuế suất thuế GTGT mua vào là 10%.

Chi phí nhân công chiếm 12% giá trị thành phẩm tủ điện.

Bà Hiền hỏi, thuế suất thuế GTGT bán ra của sản phẩm tủ điện công ty bà cung cấp là 8% hay 10%?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Căn cứ Điều 1 Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội như sau:

"Điều 1. Giảm thuế GTGT

1. Giảm thuế GTGT đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau

  1. Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  1. Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
  1. Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
  1. Việc giảm thuế GTGT cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyền, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế GTGT.

… Trường hợp hàng hóa, dịch vụ nêu tại các Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% theo quy định của Luật Thuế GTGT thì thực hiện theo quy định của Luật Thuế GTGT và không được giảm thuế GTGT.

2. Mức giảm thuế GTGT

  1. Cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này.

… 4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn GTGT phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 3 Điều này…".

Căn cứ Phụ lục I, II, III danh mục hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 1/11/2018 của Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam;

Căn cứ các quy định trên, trường hợp công ty bà tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cung cấp hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10% và không thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ thì được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% từ ngày 1/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023 theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 44/2023/NĐ-CP.

Trường hợp công ty cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc Phụ lục I, II, III ban hành kẻm theo Nghị định số 44/2023/ND-CP thì không được áp dụng giảm thuế GTGT theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 44/2023 ND- CP.

Đề nghị công ty bà căn cứ Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đối chiếu mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ mà công ty cung cấp với mã sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 44/2023/NĐ-CP để thực hiện đúng theo quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị bà cung cấp hồ sơ liên quan đến vướng mắc và liên hệ với cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Trường hợp công ty nông sản từ nông dân có thu nhập trên 100 triệu/năm thì yêu cầu họ đăng ký mst để xuất hoá đơn hay tính thuế thu nhập cá nhân của họ? Mức thuế suất như thế nào

Vấn đề công ty mua nông sản trực tiếp từ nông dân

Theo quy định tại khoản 1, điểm 2.4 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) thì:

Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau

- Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

- Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

- Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

- Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ.

Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Theo quy định trên, trường hợp công ty mua nông sản từ người sản xuất trực tiếp thì hàng hóa có giá trị trên 100 triệu vẫn có thể lập bảng kê, không cần người sản xuất phải mua hóa đơn của cơ quan thuế xuất cho công ty.