Nước đường bánh dẻo để được bao lâu

Nấu nước đường làm bánh dẻo khá đơn giản, đúng ra ta chỉ cần cho 1 lượng đường và nước bằng nhau [ví dụ 1 kg đường + 1 lit nước] bắt lên bếp nấu sôi chừng 10 phút, tắt bếp để nguội là có thể dùng ngay.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm làm bánh trung thu khuyên nước đường dùng ngay thì bánh làm xong chỉ giữ được vài ngày chứ không thể để lâu vì bánh sẽ bị hỏng, mốc rất nhanh. Còn nước đường nấu kỹ thì trữ bánh lâu hơn nhưng sẽ ngọt hơn – sẽ không hợp khẩu vị với những ai không thích ngọt!!!

Sử dùng đường phèn để nước đường nấu xong hạn chế bớt vị ngọt gắt, đồng thời có mùi thơm thanh mát hơn bằng chanh.

Chuẩn bị nguyên liệu:

1 kg đường phèn

1 lít nước sạch

1 quả chanh [mình dùng chanh vàng để nước đường có mùi thơm dịu]

Cách nấu nước đường bánh dẻo:

– Cho đường và nước vào nồi sâu lòng, lắc lắc một chút cho đường tan ra. Vì đường phèn lâu tan, hạt lại to hơn rất nhiều so với đường cát nên mình để nguyên nồi nước đường 15 phút cho đường tự tan bớt 1/3 rồi mới bắt lên bếp nấu.

– Chanh vắt lấy nước cốt, lọc qua rây để loại bỏ hạt và tép chanh nhỏ.

– Nấu nước đường sôi lên, chờ đường tan hết thì hạ lửa nhỏ, đun liu riu khoảng 20 phút cho đường sánh lại thì rót nước cốt chanh vào. Nấu tiếp thêm 5 – 7 phút  rồi tắt bếp, chờ nước đường nguội hoàn toàn mới cho vào lọ tiệt trùng, đậy kín để dành làm bánh.

Chú ý:

1. Để tăng mùi thơm cho nước đường bạn có thể dùng cả vỏ của nó để nấu nước đường, chỉ văt nước cốt 1/2 quả chanh thôi; 1/2 quả còn lại cắt lát mỏng, gạt bỏ hạt rồi cho vào nồi nấu trực tiếp với nước đường ngay từ đầu để nước đường có mùi thơm hơn.

2. Trong cả quá trình đun không cần khuấy và vớt bọt [vì đường phèn rất sạch, không có bọt bẩn]; cứ để đường tự tan, tự sánh dần lại cho đến khi hoàn tất để không lo bị lại đường 

Thành quả:

Lọ nước đường phèn – chanh vàng lên màu vàng nhạt, trong veo như màu của dầu olive và có mùi thơm thoang thoảng của chanh như có pha vài giọt tinh chất chanh.

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao bánh trung thu gia đình mình lại không có màu đẹp, nhợt nhạt, không có vẻ ngoài đẹp như tiệm? Nguyên nhân chính là nằm ở nước đường bạn sử dụng, cách nấu nước đường bánh trung thu sẽ là bước quan trọng đầu tiên để làm nên chiếc bánh thơm ngon đảm bảo chất lượng nhất. Tại bài viết này, Gabi sẽ cung cấp cho bạn công thức nấu nước đường bánh nướng, bánh dẻo bất bại, ngon chuẩn vị nhất.

1. Sự khác nhau giữa nước đường bánh dẻo và nước đường bánh nướng

Bánh trung thu là loại bánh quen thuộc với mọi người. Bánh gồm có 2 loại: bánh nướng và bánh dẻo, cái hình vuông, cái hình tròn tượng trưng cho trời đất, cho mặt trăng và mặt trời, được bày cạnh nhau cúng tổ tiên vào những đêm trăng rằm.

Phân biệt bánh nướng và bánh dẻo

Kiểu dáng:

- Bánh nướng có hình vuông hay hình tròn, thường có màu vàng đậm hay nâu. Trên bề mặt và viền bánh thường được trang trí bằng các hoa văn cách điệu, các biểu tượng hay chữ viết biểu thị tốt lành hoặc tên hiệu làm bánh.

- Bánh dẻo đa số đều có hình tròn, có màu trắng trong. Trên bề mặt được trang trí các hoa văn cách điệu tùy theo khuôn bánh.

Đặc điểm:

- Bánh nướng là loại bánh được thực hiện sau khi gói bánh phải sử dụng lò nướng với nhiệt độ khác nhau.

- Bánh dẻo là loại bánh được thực hiện không cần chuẩn bị lò nướng, mà chỉ cần cách pha trộn nguyên liệu chính xác.

Nước đường:

- Bánh nướng: tương đối cầu kỳ, được đo rất cẩn thận trong khi nấu, thường được nấu từ rất sớm tầm 2 tuần, để nước qua thời gian trở nên sậm màu, đặc sánh, đậm đà, giúp bánh mềm mại và có màu nâu vàng đẹp.

- Bánh dẻo: thực hiện đơn giản hơn, có thể dùng ngay để làm bánh, và không nhất thiết phải để lâu.

Vỏ bánh: 

- Bánh nướng: làm bằng bột mì dậy men trộn với trứng gà và chút rượu. Sau khi nướng có màu vàng nâu hay vàng đậm hấp dẫn. Có thể có màu sắc khác bằng cách sử dụng phẩm màu thực phẩm, bột trà xanh, cà phê,...

- Bánh dẻo: sử dụng bột nếp rang chín, xay và rây mịn [đôi khi có thể thêm một phần tinh bột ngô, bột mì]; nước đường, nước hoa bưởi. Ngày nay, có nhiều vị và màu sắc thu hút hơn, nhờ phẩm màu thực phẩm, bột trà xanh, lá dứa thơm, chanh leo, cà phê, dâu tây.

Nhân bánh:

- Bánh nướng: nhân bánh có thể thuần túy làm bằng đậu xanh, khoai môn, hay hạt sen tán nhuyễn bao bọc lấy một hay hai lòng đỏ trứng vịt muối có mùi vani hay sầu riêng, hoặc là nhân thập cẩm.

- Bánh dẻo: nhân bánh bằng hạt sen hay đậu xanh tán nhuyễn, hay thập cẩm đủ loại nguyên liệu thực phẩm làm chín từ trước.

Qua đó bạn có thể thấy hai loại bánh trung thu này sử dụng 2 loại nước đường khác nhau. Vậy cùng Gabi tìm hiểu cách nấu nước đường bánh nướng và bánh dẻo nhé!

2. Cách nấu nước đường bánh nướng

Tính chất của nước đường bánh nướng là càng để lâu càng trở nên đậm màu và càng ngon hơn, có thể bảo quản từ 2 đến 3 năm. Thời gian để bạn có thể sử dụng nước đường là khoảng 3 tháng sau ngày nấu. Có nhiều trường hợp không kịp chuẩn bị kịp, nhiều chị em cũng đã sử dụng nước đường sau 10 đến 15 ngày. Mùi vị vẫn ổn nhưng màu sắc sẽ không đậm bằng nước đường để lâu. 

Dụng cụ chuẩn bị:

- Chảo lớn [có đáy cong vì thế khi nấu nước đường được toả đều hơn].

- Chén để nước cốt chanh

- Dĩa nhỏ hay chén

- Tô, muỗng, vá, rây.

Thành phần nguyên liệu:

- 500g đường vàng hoặc đường nâu [không nên sử dụng đường thốt nốt sẽ có mùi đường đậm đặc]

- 500g đường cát trắng

- 600ml nước lọc

- 1 quả chanh [6 - 7ml nước cốt].  Nước cốt chanh giúp cho đường không bị cô lại khi nấu thành hạt li ti, cho mùi bánh có mùi thơm the mát dễ chịu hoặc có thể sử dụng nước cốt trái thơm.

Cách làm:

- Cho chảo bắt lên bếp, đổ nước vào trong chảo đun sôi. Tiếp theo, bạn sử dụng  đường nâu và đường trắng cho vào chảo nấu nước rồi dùng vá khuấy đều. Bạn khuấy trên bếp cho đến khi đường tan hết, khuấy đều tay để tránh đường không dính ở đáy nồi.

- Khi đường đã tan, vẫn để chảo trên bếp cho quá trình đun nấu bạn chẳng cần đảo hay khuấy trong chảo [bởi đảo hay khuấy sẽ gặp vấn đề lại đường] Nước đường đã sôi, bạn bổ sung nước cốt chanh từ từ vào. Tiếp tục, vỏ chanh bạn cho vào chảo nấu. Thấy phần bọt nổi lên phía trên chảo nước đường lấy vá vớt ra.

- Thời gian nấu sẽ có thể thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước đường, đôi khi công thức trong bài có thể thời gian nấu trong khoảng 45 - 55 phút. Thực tế khi nấu trong thời gian 35 phút thì bạn có thể thử biết đường phù hợp hay chưa. Đây là cách nấu nước đường bánh trung thu nướng chuẩn nhất.

Cách nếm thử nước đường phù hợp sử dụng làm bánh trung thu:

- Dùng chén nước lạnh, nhỏ 1 giọt nước đường vừa nấu cho vào trong chén. Nếu nước đường tan trong nước lạnh là loại đường non, thì bạn nên đun tiếp tục một tí thời gian nữa nhé.

- Nếu nước đường khi nhỏ giọt vào nước lạnh đóng thành các miếng tròn, thì chắc chắn rằng bạn đã nấu nước đường quá lửa, cách khắc phục trường hợp này bạn bổ sung nước sôi vào để làm nước đường sẽ loãng hơn, rồi bắt lên bếp nấu thêm vài phút để cho nước đường đạt hiệu quả.  

- Còn nếu nước đường lắng xuống đáy chén nước lạnh, được hoá thành quầng hơi nan thì nước đường nấu đã đạt.

- Bạn sẽ vớt vỏ chanh ra khi nước đường nấu đã đạt chất lượng, đợi nước đường nguội lại bạn cho vào lọ thuỷ tinh rồi đóng nắp lại. Để bảo quản nước đường trong thời gian dài thì nên để nơi khô thoáng, nước đường để càng lâu thì nước đường càng ngon.

3. Cách nấu nước đường bánh dẻo

So với việc đun nước đường làm bánh nướng thì cách đun nước đường làm bánh dẻo đơn giản hơn rất nhiều vì cần phải giữ được độ trong của nước để làm ra những chiếc bánh dẻo trắng trẻo nhất thay vì phải làm ra một màu nước đường cánh gián đẹp mắt cho bánh nướng.

Theo công thức truyền thống thì nước đường bánh dẻo cần được đun kĩ để làm cho lượng hơi nước bốc đi khá nhiều và tạo ra một loại nước đường khá đặc. Nhờ vậy bánh dẻo sẽ rất ngọt và để được lâu nếu không dùng chất bảo quản gì. Nước đường làm bánh dẻo được đun bằng đường tinh luyện trắng phau cũng góp phần làm cho bánh dẻo trắng hơn. Ngoài ra, sau khi đun xong chỉ cần để nguội là có thể dùng nước được luôn.

Nguyên liệu:

- Đường phèn hạt: 500g [giúp nước đường có được vị thanh hơn]

- Đường cát trắng: 500g

- 1 lít nước

- 10ml nước nước cốt chanh

Nếu muốn bảo quản được lâu, có thể giảm lượng nước theo tỉ lệ 1 kg đường và 0,6ml nước. Theo công thức này vị của bánh sẽ ngọt gắt hơn cách nấu thông thường.

Cách làm:

- Cho 500g đường phèn hạt vào nước, và khuấy đều tay đến khi đường tan bớt.

- Sau đó cho lên bếp đun nóng ở lửa lớn khi nước sôi và đường kính trắng vào.

- Tiếp tục đun đến khi thấy nước sôi thì hạ lửa nhỏ.

- Đun thêm 10 phút cho nước cốt chanh vào thêm 1 2 phút thì tắt bếp.

Lưu ý: khi đưa nồi nước đường lên bếp tuyệt đối không khuấy, đảo nếu không sẽ làm hỏng]. Khi cho đường kính vào nồi, không nên đổ hết 1 lúc và tập trung 1 chỗ dưới đáy nồi mà nên cho từ từ từng lớp, dàn đều quanh đáy nồi. Tránh trường hợp nhiệt đô cao làm đường dưới đáy không tan kịp hết, bị cháy ảnh hưởng màu và mùi của nước đường.

- Sau khi nước đường nguội thì có thể bắt đầu làm bánh dẻo. 

>>>>Mua ngay nước đường bánh nướng, bánh dẻo

Video liên quan

Chủ Đề