Nứt răng thì phải làm sao

Có nhiều loại nứt gãy chân răng, tương ứng với đó là các triệu chứng khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ cũng khác nhau. Vậy nứt gãy chân răng là gì và có thể được điều trị bằng phương pháp nào?


09/11/2022 | Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng và cách xử trí hiệu quả
09/11/2022 | Vì sao niềng răng bằng mắc cài kim loại được ưa chuộng?
08/11/2022 | Nghiến răng có sao không và có nên dùng máng chống nghiến không?
07/11/2022 | Nguyên nhân gây ê buốt răng và hướng dẫn cách xử trí hiệu quả

1. Nứt gãy chân răng là gì? Triệu chứng như thế nào?

- Tình trạng nứt gãy chân răng có thể chia thành 3 loại đó là:

+ Đường rạn: Răng gồm có 3 lớp: Sâu cùng bên trong răng là lớp tủy, sau đó đến lớp ngà răng và lớp ngoài cùng chính là men răng. Những trường hợp có đường rạn, thường xuất hiện trên men răng và những đường rạn này không tác động đến ngà răng hay tủy răng. Tình trạng này thường gặp ở răng hàm, có thể xảy ra tự nhiên hoặc cũng có thể do người bệnh gặp phải chấn thương. 

Nứt răng thì phải làm sao

Nứt gãy chân răng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

+ Nứt răng hoặc gãy răng: Đây là tình trạng nghiêm trọng hơn những đường rạn. Lúc này, bệnh không chỉ tác động đến men răng mà còn tác động đến lớp ngà răng và lan xa đến gờ bên của răng. 

Theo thời gian, những vết nứt ngày có thể ảnh hưởng đến tủy răng, thậm chí có thể chia răng thành 2 mảnh riêng biệt. Người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng nhưng đôi khi lại không cảm nhận được bất cứ vấn đề gì trong răng. Khi tình trạng nứt răng đã tác động vào tủy răng, sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào tủy, gây hỏng và hoại tử tủy răng. 

+ Chia thân răng: Đây là mức độ nghiêm trọng nhất của tình trạng gãy nứt chân răng. Vết nứt sẽ ngày càng lan rộng và chia răng thành 2 phần. 

- Triệu chứng của bệnh như sau: 

+ Với những trường hợp bị nứt trên thân răng, có thể quan sát vết nứt bằng mắt thường. 

+ Người bệnh sẽ bị đau khi nhai và cắn thức ăn. Tình trạng đau càng nghiêm trọng khi người bệnh ăn những món ăn cứng, chẳng hạn như kẹo cứng,… hay một số loại thực phẩm khác. 

+ Răng trở nên nhạy cảm hơn với những món ăn quá lạnh, quá nóng và cả những loại đồ ngọt, đồ chua cay. 

+ Những cơn đau do nứt gãy chân răng thường không kéo dài liên tục mà chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định và có thể tái diễn nhiều lần trong ngày. 

+ Xung quanh vùng răng bị nứt, bạn sẽ thấy hiện tượng nướu sưng tấy, đỏ hơn bình thường và khi bạn chạm vào nướu sẽ rất đau. 

2. Những nguyên nhân gây nứt gãy chân răng

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến nứt gãy chân răng nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân dưới đây: 

- Thói quen nghiến răng: Nhiều người có thói quen nghiến răng khi ngủ. Thói quen này không chỉ gây mất ngủ cho người bên cạnh mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của người bệnh. Khi 2 hàm răng của người bệnh siết chặt vào nhau sẽ tạo ra một những áp lực lên răng. Tình trạng này kéo dài có thể gây mòn răng và nứt gãy răng. 

- Đã từng điều trị bằng phương pháp hàn răng nhưng miếng hàn quá lớn có thể gây yếu răng và dễ gây nứt răng. 

Nứt răng thì phải làm sao

Ăn đá có thể làm tăng nguy cơ gãy chân răng

- Một số người có thói quen ăn những món ăn cứng, chẳng hạn như kẹo cứng, các loại hạt, đá,… Đây cũng là thói quen phổ biến gây ra nứt răng, gãy răng,…

- Do bị vấp ngã, bị chấn thương khi tham gia thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động,…

- Thay đổi nhiệt độ trong miệng một cách đột ngột, chẳng hạn như khi đang ăn một thực phẩm rất nóng, bạn lại vội vàng uống ngay một cốc nước lạnh. 

- Ngoài những nguyên nhân kể trên, tuổi cao cùng với sự lão hóa của mô răng cũng chính là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nứt răng. 

3. Điều trị nứt gãy chân răng như thế nào?

Tùy vào từng loại nứt gãy chân răng, bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp. 

- Đối với những trường hợp có đường rạn trên men răng: Bệnh thường không gây ra những biểu hiện quá nghiêm trọng, thậm chí nếu không nhìn kỹ cũng khó nhận biết những vết rạn này. Trong trường hợp bệnh không gây ra những vấn đề về thẩm mỹ thì người bệnh không cần phải lo lắng quá và thường không cần điều trị. Tuy vậy bạn cũng không nên chủ quan mà cần thăm khám nha khoa định kỳ, theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Nếu bệnh có tiến triển nghiêm trọng hơn thì cần kịp thời điều trị. 

Nứt răng thì phải làm sao

Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp

- Đối với những trường hợp bị gãy và nứt răng: Những trường hợp này có thể điều trị bằng phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Một số phương pháp phổ biến thường được áp dụng là trám răng, điều trị nội nha hoặc trong một số trường hợp cần thiết có thể phải nhổ răng. 

Trong đó trám răng là phương pháp dùng một loại vật liệu nha khoa là composite để bít đường nứt, từ đó ngăn cản vi khuẩn xâm nhập vào bên trong tủy răng. Phù hợp với những trường hợp vết nứt răng không nghiêm trọng và chưa tác động đến tủy răng. 

- Nếu người bệnh gặp phải tình trạng chia chân răng thì có thể xử trí như sau: 

+ Đối với những trường hợp nằm xiên, nên loại bỏ mảng răng nhỏ và sau đó áp dụng phương pháp trám răng, bọc sứ hay onlay để điều trị. Trong đó onlay là phương pháp phục hình răng gián tiếp. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ xử lý những vấn đề của răng, tái tạo lại hình thể ban đầu của răng bằng cách tạo ra phần răng mới tương ứng với phần răng đã mất đi. Sau đó sẽ gắn vào răng miếng dán onlay- một chất gắn chuyên dụng trong điều trị nha khoa. 

Trong trường hợp đường chia mở rộng xuống dưới bờ xương ổ răng thì có thể cân nhắc một số phương pháp như phục hồi răng và điều trị nội nha.

Nứt răng thì phải làm sao

Nên đi khám sớm nếu có dấu hiệu bất thường

Nếu bạn bị nứt gãy chân răng và đang phân vân một địa chỉ nha khoa uy tín để thăm khám, điều trị thì Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một gợi ý cho bạn. 

Đây là nơi quy tụ nhiều bác sĩ có chuyên môn cao và tận tâm với người bệnh. Hơn nữa, các trang thiết bị máy móc của MEDLATEC đều được nhập khẩu từ nước ngoài, hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác và điều trị hiệu quả hơn.