Ôn thi Tiếng Anh đầu vào cao học

Hiện tại, bộ quy định học viên cao học phải đạt cấp độ B1 theo khung châu Âu. Khó là đầu vào ở mức A2, đầu ra đòi hỏi B1 – mà nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ chỉ có một năm – thì chỉ lo học ngoại ngữ thôi cũng mệt nhoài, làm sao có thời gian đầu tư cho kiến thức chuyên ngành? Thực tiễn cho thấy quy định như vậy không phù hợp để nâng cao chất lượng. Do đó, Bộ GD-ĐT phải thay đổi quy chế, yêu cầu cấp độ B1 ngay từ đầu vào.

Chất lượng đào tạo thạc sĩ trong những năm gần đây không được như mong đợi của những người làm giáo dục. Với mục tiêu nâng cao chất lượng, Bộ GD-ĐT sẽ có những thay đổi lớn về cả yêu cầu tuyển sinh đầu vào lẫn chương trình đào tạo trong thời gian tới bám sát tinh thần của Luật giáo dục ĐH.

Thực tế, với những quy định hiện hành, người học thạc sĩ dù là học để tiếp tục nghiên cứu hay để ra đi làm đều bị áp dụng chung một chương trình, cùng một đầu vào tuyển sinh, cùng một yêu cầu tốt nghiệp là bất cập. Điều này dẫn đến người theo định hướng nghiên cứu cũng không chuyên sâu được hẳn vào nghiên cứu, người muốn học hướng ứng dụng cũng không có điều kiện được ứng dụng cho chuẩn. Cái gì cũng biết một ít nên chất lượng đào tạo không tốt.

Ông Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã áp dụng hai chương trình đào tạo thạc sĩ khi được giao thí điểm tự chủ. Từ mô hình này, có thể dự báo tỉ lệ thạc sĩ thực hành và thạc sĩ khoa học ở mức 5-7:1. Tỉ lệ chênh lệch như vậy mà bấy lâu mình chỉ có một chương trình đào tạo thạc sĩ theo hướng nghiên cứu, áp dụng cho tất cả…– Theo thống kê, mỗi năm ngành giáo dục cung cấp cho xã hội đến 20.000-25.000 thạc sĩ. Với mô hình đào tạo mới, trong tương lai, quy mô của thạc sĩ ứng dụng chắc chắn sẽ nhiều hơn thạc sĩ nghiên cứu thay cho mô hình 100% thạc sĩ nghiên cứu như hiện nay?

Thực tế, để bảo đảm chất lượng cho thạc sĩ khoa học, việc đầu tư cho nghiên cứu phải rất mạnh. Rõ ràng kinh phí đào tạo không thể đủ dành cho đào tạo thạc sĩ nghiên cứu số lượng lớn. Kết quả tất yếu là nhiều đơn vị đào tạo thạc sĩ chắp vá, nghiên cứu mà không có đủ trang thiết bị, không có điều kiện làm thí nghiệm. Nhiều thạc sĩ phải làm nghiên cứu… trên giấy, dẫn đến hiện tượng luận văn có khi cắt cúp chỗ nọ lấp đầy vào chỗ kia.

– Quy định về ngoại ngữ đạt trình độ B1 “áp” ngay từ đầu vào thay cho đầu ra trước đây có phải cũng nằm trong lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo thạc sĩ mà dư luận đang phàn nàn nhiều trong thời gian gần đây?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Hiện tại, bộ quy định học viên cao học phải đạt cấp độ Tiếng Anh B1 theo khung châu Âu. Khó là đầu vào ở mức A2, đầu ra đòi hỏi B1 – mà nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ chỉ có một năm – thì chỉ lo học ngoại ngữ thôi cũng mệt nhoài, làm sao có thời gian đầu tư cho kiến thức chuyên ngành? Thực tiễn cho thấy quy định như vậy không phù hợp để nâng cao chất lượng. Do đó, Bộ GD-ĐT phải thay đổi quy chế, yêu cầu cấp độ B1 ngay từ đầu vào. Có ngoại ngữ mới vận dụng tham khảo tài liệu, nâng cao chuyên môn được. Cũng giống như người nông dân phải có sẵn cái cày mới đi cày được… Đổi mới này là mạnh mẽ, nên bộ dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2014 cho người học chuẩn bị.

– Bộ GD-ĐT đang làm gì để nâng cao chất lượng đào tạo sau ĐH, bảo đảm cho chính học viên quyền lợi được học những chương trình đủ chất lượng?

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Bộ GD-ĐT đã kiểm tra các cơ sở đào tạo thạc sĩ. Sau một thời gian mở ngành, giảng viên chuyển đi hay về hưu mà họ không bổ sung thì không bảo đảm chất lượng được. Bộ xác định rất rõ cả ĐH và sau ĐH không thể chạy theo quy mô, mà phải bảo đảm chất lượng, tạo niềm tin cho giáo dục thực chất. Trường nào vi phạm sẽ bị dừng tuyển sinh theo đúng quy định. Điều này cảnh báo tới đây các trường phải biết dựa trên số liệu đội ngũ và trang thiết bị thực tế để xác định chỉ tiêu thạc sĩ ứng dụng, thạc sĩ nghiên cứu cho phù hợp.

Bạn có thể xem ngay những bài viết hữu ích về: Tiếng Anh B1 nữa nhé 🙂

MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ VĂN PHÒNG TUYỂN SINH

Địa chỉ: Số 128A Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline : 0962.410.902 [Cô Quỳnh ]

ĐỐI TƯỢNG: THÍ SINH THI ĐẦU VÀO SAU ĐẠI HỌC CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

  • ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
  • ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
  • ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ
  • ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
  • ĐẠI HỌC KINH TẾ 
  • ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
  • KHOA LUẬT - ĐHQGHN
  • KHOA QTKD - ĐHQGHN
  • KHOA SAU ĐẠI HỌC - ĐHQGHN

THÔNG TIN KHÓA HỌC
♛ Địa điểm học: P201  Tầng 2 - số 1 Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà Nội
[Có chỗ để xe riêng, để cả được ô tô nhé!]
♛ Khai giảng ngày: 04/08/2015
♛ Thời gian học: 18h00 các ngày thứ 3 -5  hoặc 2-4-6 trong tuần [Có giải lao Tea-break]
♛ Thời lượng học: 12 buổi ~ 1.5 tháng.
♛ Hotline: 0976676467

HỌC PHÍ CAM KẾT RẺ NHẤT NỘI
Chỉ 2.500.000 vnđ đã bao gồm:
Tài liệu học + Tea break + Thẻ học lại MIỄN PHÍ tới khi thi đạt.
Ưu đãi:
- Học thử 01 buổi MIỄN PHÍ
- GIẢM 5% cho học viên chuyển khoản trước.
- GIẢM 5% học phí ~100K cho nhóm từ 5 người đăng ký trở lên
- Giảm 10% học phí Khóa ôn thi Chuẩn đầu ra B1 của ĐHQG HN

GIẢNG VIÊN
ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN
Giảng viên tiếng Anh, Khoa Tiếng Anh, Đại học Ngoại ngữ, ĐH Quốc Gia Hà Nội

Giảng viên Tiếng Anh - Đại học FPT
Giảng viên Tiếng Anh - Khoa Quốc tế - ĐHQGHN
BẰNG CẤP VÀ CHỨNG CHỈ

  • Cử nhân ngành Sư Phạm Tiếng Anh
  • Hệ đào tạo Chất lượng cao
  • Chứng chỉ Giáo dục học Đại học
  • Chứng chỉ Lý luận và Phương pháp Giáo dục học Đại học 
  • Thạc sĩ: ngành Phương pháp Giảng dạy tiếng Anh

DẠNG THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC
Môn thi Ngoại ngữ: Tiếng Anh
I. THÔNG TIN CHUNG 

  •  Bài thi dùng cho thi tuyển ở cả hai bậc thạc sĩ và tiến sĩ 
  • Thời gian làm bài: 90 phút 
  • Số lượng câu hỏi: 100 
  • Hình thức trả lời: Trắc nghiệm
II. CẤU TRÚCI THI 
Bài thi gồm hai phần:                                                                                                    
  • Phần I [30 phút]: kiểm tra kiến thức ngữ pháp và từ vựng của thí sinh. Phần này gồm 50 câu, được chia thành hai mục. 
  1. Mục 1. Hoàn thành câu. Mục này gồm 20 câu hỏi, mỗi câu hỏi là một câu chưa hoàn chỉnh, dưới mỗi câu là 4 phương án hoàn thành câu được đánh dấu A, B, C, D trong đó có 1 phương án đúng. Nhiệm vụ của thí sinh là chọn 1 phương án đúng ở mỗi câu. 
  2. Mục 2. Xác định lỗi [ngữ pháp và từ vựng]. Mục này bao gồm 30 câu hỏi, mỗi câu hỏi là một câu hoàn chỉnh với 4 phần gạch dưới được đánh dấu A, B, C, D trong đó có 1 lỗi ngữ pháp hoặc từ vựng. Nhiệm vụ của thí sinh là đọc và chọn 1 phương án sai ở mỗi câu. 
  • Phần II [60 phút]: kiểm tra kĩ năng đọc hiểu của thí sinh. Phần này gồm 50 câu hỏi với khoảng 5 – 8 đoạn văn liên quan đến các chủ đề phổ thông về khoa học, công nghệ, văn hóa, xã hội… Dưới mỗi đoạn là một số câu hỏi với 4 phương án trả lời được đánh dấu A, B, C, D cho mỗi câu, trong đó có 1 phương án đúng. Thí sinh đọc và căn cứ vào nội dung bài đọc chọn 1 phương án đúng cho mỗi câu. 
III. HÌNH THỨC BÀI THI 
  • Bài thi gồm 2 phần riêng biệt: ĐỀ THI [TEST PAPER] và TỜ TRẢ LỜI [ANSWER SHEET]. 
  • Thí sinh làm bài trên TỜ TRẢ LỜI. Cách trả lời được hướng dẫn trên ĐỀ THI. 
IV. CÁCH TÍNH ĐIỂM 
Tổng số điểm của bài thi là 100. Mức điểm đủ điều kiện xét tuyển đối với thí sinh dự tuyển bậc thạc sĩ là 50 điểm, bậc tiến sĩ là 65 điểm./.

Video liên quan

Chủ Đề