Ông a có hộ khẩu tại huyện X và nhân chính sách lương Thương binh tại huyện X

Ngày 24/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Nghị định quy định về mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước chi thường xuyên hằng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực từ ngày 15/9/2021. Tuy nhiên, có một số nhóm đối tượng được hưởng chế độ từ ngày 01/7/2021 và một số nhóm đối tượng được hưởng chế độ từ ngày 01/01/2022.

Theo Nghị định, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng kể từ ngày 01/7/2021 là 1.624.000 đồng [vẫn giữ nguyên theo quy định tại Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ].  Mức chuẩn này là căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, các mức quy định được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh.

1. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và chế độ ưu đãi kể từ ngày 01/7/2021:

Chế độ theo quy định tại các Điều 4, 5 và 12 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP được thực hiện từ ngày 01/7/2021, bao gồm:

Điều 4: Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi

- Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng [được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP].

- Trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B [được quy định tại Phụ lục II và III ban hành kèm theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP].

Các khoản chi trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng theo các chế độ nêu trên không thay đổi so với mức quy định tại Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; Riêng mức trợ cấp hàng tháng đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng một mức bằng nhau là 7.857.000 đồng/tháng, gồm: Trợ cấp: 4.872.000đ + phụ cấp 1.361.000đ + trợ cấp người phục vụ 1.624.000đ [trước đây quy định hưởng theo số con là liệt sỹ; Bà mẹ VNAH có 1 con là liệt sỹ mức hưởng 1.624.000 đồng].

 - Đối với các đối tượng quy định tại khoản 4, Điều 4, Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, bao gồm: các khoản trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục IV, được tính theo hệ số nhân với mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công và được tính hưởng đối với các hồ sơ được tiếp nhận giải quyết kể từ ngày Giám đốc Sở ký Quyết định.

Điều 5: Bảo hiểm y tế

Thực hiện đóng BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT cho người có công với cách mạng, thân nhân và người phục vụ người có công với cách mạng. Trong đó, bổ sung mới 1 đối tượng: vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng kể từ ngày 01/7/2021 trở đi thì được Nhà nước mua BHYT theo quy định.

Điều 12: Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ

Các khoản chi xác định danh tính hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin thực hiện theo mức chi quy định tại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP.

2. Mức hưởng kể từ ngày 01/01/2022:

Chế độ theo quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, Nghị định số 75/2021/NĐ-CP được thực hiện từ ngày 01/01/2022, bao gồm:

Điều 6: Điều dưỡng phục hồi sức khỏe

 - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà mức chi bằng 0,9 lần mức chuẩn/01 người/01 lần và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng [tương đương 1.461.600đ, tăng so với mức cũ – 1.110.000đ].

 - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung: mức chi bằng 1,8 lần mức chuẩn/01 người/01 lần [tương đương 2.932.000đ, tăng so với mức cũ – 2.220.000đ].

Điều 7: Hỗ trợ phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết.

Mức hỗ trợ không thay đổi so với mức hỗ trợ được quy định tại Điều 7 Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018.

Điều 8: Hỗ trợ ưu đãi giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học

- Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non: 0,2 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm [tương đương 324.800đ, tăng so với mức cũ – 200.000đ];

- Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm [tương đương 649.600đ, tăng so với mức cũ – 250.000đ]

- Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: 0,4 lần mức chuẩn/01 đối tượng/01 năm [tương đương 649.600đ, tăng so với mức cũ – 300.000đ]

Điều 9: Hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ

Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000đồng/01km/01 người [tăng so với mức cũ – 2.000/km nhưng tối đa không quá 2.400.000 đồng/người]

Điều 10: Hỗ trợ di chuyển hài cốt liệt sĩ

- Mức hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn [tối đa 3 người] tính theo khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi có mộ liệt sĩ: 3.000đồng/01km/01 người [tăng so với mức cũ – 2.000/km nhưng tối đa không quá 2.400.000 đồng/người]

- Thân nhân liệt sĩ hoặc người thờ cúng liệt sĩ không có nguyện vọng an táng hài cốt liệt sĩ trong nghĩa trang liệt sĩ thì được hỗ trợ một lần kinh phí xây mộ liệt sĩ. Mức hỗ trợ 10 triệu đồng/01 mộ.

Điều 11: Hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ

Các khoản chi hỗ trợ công tác mộ liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ thực hiện theo mức chi quy định tại Điều 11 Nghị định số 75/2021/NĐ-CP [có thay đổi so với mức quy định tại Điều 11 Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018].

Điều 13: Các chế độ ưu đãi khác

- Trợ cấp thờ cúng liệt sĩ: là 1.400.000 đồng/01 liệt sĩ/01 năm [tăng so với mức cũ – 500.000đ/01 liệt sĩ/01 năm];

- Chi tiền ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên… mức chi 200.000 đồng/01 người/01 ngày; số ngày được chi ăn thêm là ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Bộ luật Lao động, ngày 27 tháng 7 và ngày 22 tháng 12 hằng năm.

                                       Hoàng Thị Diệu Linh

[Phòng Người có công]

1. Về việc ra quyết định sa thải:

Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động quy định người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 Bộ luật lao động.

Điều 41 Bộ Luật lao động quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động  trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại các điều 37, 38 Bộ Luật lao động.

Theo nội dung ông viết trong đơn thì tháng 10/2017 ông nộp đơn xin thôi việc và ngày 30/10/2017 ông tự ý nghỉ việc. Như vậy, ông đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, vi phạm thời hạn báo trước [chưa đủ 45 ngày theo quy định].

Việc ngày 28/11/2018 công ty ra quyết định sa thải ông, nhưng trong đơn ông không nêu lý do công ty sa thải, không nêu rõ nội dung trong quyết định sa thải vì vậy Sở không có căn cứ để trả lời ông. Đề nghị ông căn cứ quy định tại điều 123, 124, 126, 128 Bộ Luật Lao động để đối chiếu xem việc công ty ra quyết định sa thải đối với ông đã đúng theo quy định của pháp luật lao động hay chưa? nếu ông thấy không thỏa đáng thì có đơn khiếu nại với người sử dụng lao động, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo Điều 33 Bộ luật Lao động.

2. Việc không thanh toán tiền lương và phụ cấp lương khi người lao động chấm dứt HĐLĐ do doanh nghiệp nợ lương:

Khoản 2 Điều 95 và Điều 96 Bộ luật lao động quy định người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Người lao động được trả lương trực tiếp đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao đông một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Khoản 2 Điều 47 Bộ luật lao động thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Như vậy việc nợ lương ông 5 tháng và không thanh toán tiền lương khi chấm dứt HĐLD là vi phạm các quy định nêu trên. Vì vậy ông có thể làm đơn khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

3. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

- Thẩm quyền giải quyết khiếu nại:

Theo điều 15 Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 28/2/2018 quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi về lao động; giáo dục nghề nghiệp; hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; việc làm; an toàn, vệ sinh lao động, có hiệu lực từ ngày 15/4/2018 quy định: Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về lao động, an toàn, vệ sinh lao động của mình bị khiếu nại. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết hoặc có quyền khởi kiện Tòa án nhân dân khi: Có đủ căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; Đã hết thời hạn mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết;  Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; Đã hết thời hạn quy định mà khiếu nại lần hai không được giải quyết.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

          Theo Điều 200 Bộ luật Lao động thì cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là: Hòa giải viên lao động; tòa án nhân dân

Vì vậy, khi có đủ căn cứ chứng minh người sử dụng lao động vi phạm các quy định của pháp luật lao động, người lao động có thể làm đơn khiếu nại hoặc yêu cầu các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nêu trên để được xem xét giải quyết.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời ông được biết./.

Video liên quan

Chủ Đề