Phạm vi áp dụng của quy chế là gì năm 2024

Một hệ thống pháp luật được áp dụng thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật. Chia sẻ kinh nghiệm của một số quốc gia về nguyên tắc áp dụng pháp luật, TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp cho biết, các quốc gia đều có các quy tắc xác định thứ tự ưu tiên áp dụng các quy phạm pháp luật trong trường hợp có sự xung đột hay mâu thuẫn trong nội dung các quy phạm cùng điều chỉnh một vấn đề thực tế.

CÁCH THỨC QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, NGUYÊN TẮC ÁP DỤNG VÀ ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP TRONG VĂN BẢN LUẬT

Phạm vi áp dụng của quy chế là gì năm 2024

(Ảnh minh họa)

Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện pháp luật. Theo đó, “áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể” .

Trên thực tiễn, áp dụng pháp luật được thực hiện trong các trường hợp như: cơ quan nhà nước có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý (áp dụng biện pháp chế tài) đối với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật (tội phạm, vi phạm hành chính,...) hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước theo quy định pháp luật; khi nhà nước cần can thiệp để phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể pháp luật; khi xảy ra tranh chấp mà các bên không tự giải quyết được, cần sự phán quyết từ phía nhà nước,...

Áp dụng pháp luật phải thực hiện theo các giai đoạn cơ bản như: Xác định tình tiết của vụ việc thực tế; Lựa chọn quy phạm pháp luật có nội dung liên quan; Xác định hệ quả pháp lý đối với các chủ thể có liên quan khi áp dụng quy phạm đã được chọn lựa phù hợp, ra quyết định hoặc phán quyết về vụ việc; Tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật .

Việc áp dụng pháp luật chính là môi trường kiểm nghiệm rõ nhất tính đúng đắn của quy định pháp luật, thể hiện tính quyền uy của pháp luật. Chính vì thế, trong quá trình áp dụng pháp luật, chủ thể áp dụng pháp luật, trong không ít trường hợp, phát hiện ra và đối mặt với tình huống quy định pháp luật có mâu thuẫn; quy phạm pháp luật có sự không rõ ràng, đa nghĩa,...; có sự khuyết thiếu quy phạm pháp luật cần thiết…

Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Trung ương, việc áp dụng pháp luật (với tư cách là hoạt động công quyền), phải tuân thủ yêu cầu có tính nguyên tắc như phải bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật (áp dụng đúng các quy định pháp luật cả về nội dung, thẩm quyền, trình tự và thủ tục), đồng thời phải tuân theo các chuẩn mực mang tính nguyên tắc đó là bảo đảm công bằng, nghiêm minh, nhất quán, hiệu lực, hiệu quả.

Phạm vi áp dụng của quy chế là gì năm 2024

TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp

Chia sẻ kinh nghiệm của một số quốc gia về nguyên tắc áp dụng pháp luật, TS. Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp cho biết, các quốc gia đều có các quy tắc xác định thứ tự ưu tiên áp dụng các quy phạm pháp luật trong trường hợp có sự xung đột hay mâu thuẫn trong nội dung các quy phạm cùng điều chỉnh một vấn đề thực tế.

Theo TS. Nguyễn Văn Cương, pháp luật thực hiện tốt việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể (tổ chức/cá nhân) trong xã hội, việc bảo đảm áp dụng pháp luật công bằng, nghiêm minh, nhất quán là yêu cầu có tính nguyên tắc.

Pháp là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật Civil Law điển hình. Để bảo đảm cho hoạt động áp dụng pháp luật theo các chuẩn mực pháp quyền, một trong những nguyên tắc được pháp luật Pháp xác định chính là xác định chính xác thứ bậc hiệu lực pháp lý của hệ thống các văn bản quy phạm hình thành nên hệ thống pháp luật của Pháp,

Một vấn đề quan trọng trong việc xác định thứ bậc hiệu lực của các quy phạm pháp luật khi có nhiều quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề pháp lý ở Pháp là việc thừa nhận và áp dụng nguyên tắc “Lex specialis derogat legi generali” (quy định pháp luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng so với quy định pháp luật chung; quy định pháp luật cụ thể được ưu tiên áp dụng so với quy định trong phần chung của một văn bản quy phạm pháp luật). Đây là nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi ở các quốc gia trong Liên minh Châu Âu , vì vậy, nguyên tắc “Lex specialis derogat legi generali” cũng được thừa nhận tại Pháp. Thêm vào đó, pháp luật của Pháp cũng thừa nhận nguyên tắc “Lex posterior derogate priori” (quy phạm pháp luật ban hành sau được ưu tiên áp dụng so với quy phạm pháp luật được ban hành trước).

Nhật Bản là quốc gia theo hệ thống pháp luật thành văn. Để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, cũng giống như pháp luật của hầu hết các quốc gia khác, pháp luật Nhật Bản coi nguyên tắc ưu tiên áp dụng quy phạm pháp luật căn cứ vào tầm hiệu lực của văn bản chứa đựng quy phạm là nguyên tắc tối cao. Đây là điều hoàn toàn có thể hiểu được và không gây nhiều bàn cãi trong giới lý luận và thực tiễn.

Để giải quyết việc xác định vị trí của quy phạm pháp luật dân sự trong hệ thống pháp luật (khi so sánh với quy phạm pháp luật của các đạo luật chuyên ngành pháp luật khác như thương mại, chứng khoán, bảo hiểm…), pháp luật Nhật Bản đã áp dụng được nguyên tắc theo thứ tự ưu tiên như sau: Ưu tiên áp dụng quy phạm tồn tại trong văn bản pháp luật có tầm hiệu lực pháp lý cao hơn; Ưu tiên áp dụng quy phạm tồn tại trong các đạo luật chuyên ngành so với các quy phạm tồn tại trong các đạo luật chung; Ưu tiên áp dụng quy phạm ban hành sau so với quy phạm ban hành trước đó.

TS. Nguyễn Văn Cương nhấn mạnh, các quốc gia đều có những cách thức, kinh nghiệm để bảo đảm áp dụng pháp luật một cách công bằng, nghiêm minh và nhất quán. Các quốc gia đều có các quy tắc xác định thứ tự ưu tiên áp dụng các quy phạm pháp luật trong trường hợp có sự xung đột hay mâu thuẫn trong nội dung các quy phạm cùng điều chỉnh một vấn đề thực tế. Các quy tắc ưu tiên theo thứ bậc tầm hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật, ưu tiên áp dụng quy phạm pháp luật chuyên ngành so với quy phạm pháp luật chung, ưu tiên theo thời gian ban hành thường được các quốc gia công nhận. Việc chuyên nghiệp hóa khâu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật cũng là kinh nghiệm rất đáng lưu ý trong việc bảo đảm các văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng với văn phong, ngôn từ, kỹ thuật lập pháp nhất quán. Thêm vào đó, việc bảo đảm đúng đắn nguyên tắc “độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật” cũng góp phần bảo đảm tính công bằng, nghiêm minh, nhất quán trong áp dụng pháp luật./.