Phần tích quan điểm xây dựng và phát triển văn hóa của Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII 7 1998

QPTD -Thứ Sáu, 09/08/2013, 09:23 [GMT+7]

Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 [khóa VIII]

Ngày 08-8, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm [1998 - 2013] thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BanChấp hànhTrung ươngĐảng khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.

Dự Hội nghị có các đồng chí:Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương; Hoàng Tuấn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương vàHà Nội; các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia văn hóa và các văn nghệ sỹ tiêu biểu trong cả nước.Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã gửilẵng hoa chúc mừng.

Quang cảnh Hội nghị [Ảnh: chinhphu.vn]

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nêu rõ: Cách đây 15 năm, ngày 16 tháng 7 năm 1998, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa VIII] đã ban hành Nghị quyết “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đâylà văn kiện chuyên đề, sâu sắc và toàn diện về văn hoá sauĐề cương văn hóa Việt Namnăm 1943. Nghị quyết Trung ương 5 [khóa VIII] vừa có tính chiến lược lâu dài, vừa có tính cương lĩnh hành động trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam thời kỳ đổi mới để thực sự bước vào thời kỳCNH,HĐHvà hội nhập quốc tế, tạo bước ngoặt về tư duy và nhận thức văn hóa.Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX [tháng 7-2004] đã khẳng định: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIIIthực sự có ý nghĩa chiến lượcvề văn hóa của Đảng ta.

Sau khi Nghị quyết ra đời, ngành Văn hoá từ Trung ương đến cơ sở đã tổ chức quán triệt, ban hành chương trình hành động, tổ chức triển khai. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế được ban hành nhằm hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động văn hoá.Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều thành tựu; vị trí,vai trò của văn hoá truyền thống được đề cao; tư tưởng, đạo đức, lối sống của người Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực; thể chế, thiết chế văn hoá được củng cố, tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng; vai trò của văn hoá trong phát triển kinh tế ngày càng được chú trọng;công tác tu bổ, tôn tạo, bảo tồn di sản văn hoáđạt được nhiều kết quả tốt, từ việc xây dựng các văn bản pháp quy đến việc đưa các di sản đến với thế giới;đời sống văn hoá cơ sởđã có bước phát triển mới; nhận thức về giá trị di sản văn hoá và truyền thống văn hoá được nâng cao;xã hội hoá hoạt động văn hoá được đẩy mạnh, nhất là trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hoá, hoạt động sân khấu, văn nghệ quần chúng;giao lưu, hợp tác, hội nhập văn hoá quốc tế từng bước được mở rộng.

Đội ngũ sáng tác, biểu diễn ngày càng đông, hoạt động nghệ thuật biểu diễn phong phú; đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ngày một trưởng thành. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" có tác động to lớn đốivới việc xây dựng gương người tốt việc tốt, uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa, việc xoá đói giảm nghèo,xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã, phường, khu phố văn hóa... góp phần ổn định chính trị, giữ gìn, bảo vệ trật tự, an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn hoá, môi trường văn hoá lành mạnh ở cơ sở.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương những kết quả mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã làm được trong suốt 15 năm qua. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh:Văn hóa lànền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế–xã hội. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và chăm lo phát triển văn hóa, coi văn hóa là một mặt trận quan trọng trên lĩnh vực tư tưởng, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 [khoá VIII], nhận thức về vai trò, vị trí văn hóa trong Đảng, trong xã hội được nâng lên rõ rệt. Chủ trương của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa được lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nguồn lực văn hoá, mà trước hết là nguồn lực con người ngày càng được phát huy, phát triển toàn diện. Quan hệ hợp tác quốc tế về văn hóa ngày càng được mở rộng và phát huy sức mạnh. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng.

Tư tưởng, đạo đức và lối sống của con người Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực, quan trọng. Các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc được đề cao, kế thừa, phát triển; đồng thời nhiều giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức mới từng bước được hình thành phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước. Tính năng động và tích cực của mỗi người dân, doanh nghiệp được phát huy, sở trường và năng lực sáng tạo cá nhân được khuyến khích. Không khí dân chủ trong xã hội ngày càng được mở rộng và phát triển. Đạo lý "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ người trồng cây” được đề cao; các hoạt động "đền ơn đáp nghĩa", “hướng về cội nguồn”, tưởng nhớ các Anh hùng dân tộc… là những hoạt động văn hoá tốt đẹp, thấm đượm tinh thần nhân văn ngày càng nở rộ.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được phát triển và ảnh hưởng tích cực đến đời sống văn hóa cả nước. Môi trường văn hóa, các thiết chế văn hóa cơ sở, các phong trào quần chúng hoạt động văn hóa nghệ thuật đạt nhiều tiến bộ. Gia đình văn hóa với tinh thần "ông–bà, cha–mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền" được chú trọng đã phát huy những yếu tố tích cực, góp phần duy trì và bảo vệ gia phong truyền thống–tế bào lành mạnh của xã hội.

Đội ngũ sáng tạo văn học nghệ thuậtđã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các hoạt động sáng tác và phổ biến văn học nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng. Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng tốt hướng vào các đề tài lịch sử, cách mạng và phản ánh sự sôi động, đa chiều, những tấm gương sáng của công cuộc đổi mới. Đề tài cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng, đồng bào các dân tộc thiểu số được quan tâm hơn. Văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số có bước tiến đáng kể thể hiện sự đa dạng, phong phú của cộng đồng các dân tộc Việt nam. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hoá, nghệ thuật được mở rộng và thực sự khởi sắc. Phát huy tiềm năng và thế mạnh, lĩnh vực du lịch đóng góp ngày càng nhiều vào phát triển kinh tế–xã hội, đồng thời tăng cường giao lưu văn hóa giữa người dân các vùng miền trong cả nước cũng như giới thiệu văn hóa, lịch sử Việt Nam với các du khách quốc tế. Công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá được quan tâm chú trọng, ngày càng chuyên nghiệp hoá và đạt được nhiều kết quả tốt, đưa các di sản đến với thế giới.

Hệ thống các thiết chế văn hoá cơ sở được quan tâm, đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo ngày càng được quan tâm nhiều hơn cả vật chất và tinh thần, góp phần cân bằng sự hưởng thụ văn hoá giữa đô thị và vùng sâu, vùng xa. Huy động đầu tư ngày càng nhiều từ các nguồn lực xã hội, phát triển nhiều công trình văn hóa trọng điểm cấp quốc gia đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của các tầng lớp nhân dân và giao lưu, hội nhập quốc tế.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hóa ngày càng được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hoá, đưa sự nghiệp văn hóa phát triển lên tầm cao mới.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 [khóa VIII] 15 năm qua. Đó là, nhân cách văn hóa của người Việt Nam có nơi, có lúc vẫn chưa được quan tâm ngay từ gia đình, từ nhà trường; sự tha hóa, lối sống xa hoa, phù phiếm, giả dối có xu hướng ngày càng phát triển, bệnh thành tích và hình thức trong tổ chức các hoạt động, các sự kiện văn hóa ngày càng lan rộng.

Hệ thống văn bản pháp quy về văn hóa chưa thích ứng với sự năng động của nền kinh tế thị trường. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật nhiều lúc còn lúng túng. Hoạt động trùng tu, tôn tạo, bảo tồn di sản có lúc có nơi vẫn thực hiện chưa nghiêm, gây bức xúc trong dư luận…

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Những yếu kém và sa sút này không chỉ làm suy giảm tốc độ phát triển kinh tế–xã hội, mà còn có thể làm chệch hướng phát triển, làm xấu hình ảnh của đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Đó không chỉ là một nguy cơ lớn, mà còn có thể là nguy cơ của mọi nguy cơ, đặc biệt khi chúng ta mở rộng hội nhập với thế giới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, tổng kết 15 năm [1998–2013] thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 [khóa VIII] cần đặt trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân thực hiệnCương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội[bổ sung và phát triển năm 2011].Khắc phục những yếu kém về văn hóa phải bắt đầu từ văn hóa, nhưng không chỉ bằng văn hóa. Các hoạt động kinh tế và chính trị, các mối quan hệ xã hội trên lĩnh vực kinh tế và chính trị thường xuyên tác động tới tâm tư, tình cảm của mỗi con người.

Để xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời gian tới đạt hiệu quả cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất,nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã tạo ra cả cơ hội và thách thức cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.Ngành Văn hoá, thể thao và du lịch phải chủ động phối hợp với các ngành, các cấp nghiên cứu, có những cách làm hay, sáng tạo, thực hiện các giải pháp hiệu quả nhất để tranh thủ cơ hội, phát huy những tiềm năng, lợi thế, những mặt tích cực, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực, mặt trái của cơ chế thị trường đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Thứ hai,quá trình hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, để dân tộc ta không đánh mất mình trong thế giới luôn phát triển và biến động khó lường, để hội nhập mà không hòa tan, không đánh mất giá trị văn hóa của dân tộc, toàn ngành văn hóa, thể thao và du lịch phải tích cực triển khai “Chiến lược phát triển văn hóa đến 2020”.

Xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp nhằm phát huy nội lực, khai thác các lợi thế, thành tựu đã đạt được và thế mạnh của công nghệ thông tin, truyền thông toàn cầu, hội nhập quốc tế để chủ động hội nhập văn hoá, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, làm giàu truyền thống văn hoá dân tộc từ tinh hoa văn hoá nhân loại, đồng thời có đóng góp tích cực vào kho tàng văn hoá nhân loại.

Thứ ba,để xây dựng văn hóa, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc trở thành năng lực nội sinh của phát triển, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu:“văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”,toàn ngành văn hóa,thể thao, du lịch cần có các biện pháp và hành động thiết thực để thực hiện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu, tấm gương sáng về văn hóa của dân tộc.

Cần phải xây dựng hệ thống chính sách, biện pháp thực thi phù hợp để khai thác và phát huy được tiềm năng kinh tế của văn hóa và tiềm năng văn hóa trong kinh tế. Trong đó chú trọng xử lý thật tốt và hiệu quả quan hệ gắn kết giữa phát triển văn hóa và phát triển du lịch bền vững, giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế–xã hội.

Thứ tư,kế thừa tinh hoa trong nhân cách văn hóa Việt Nam từ ngàn đời để xây dựng con người Việt Nam với các giá trị văn minh mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Mỗi người dân, gia đình, làng xã, công sở, đơn vị, doanh nghiệp cùng nỗ lực, sáng tạo, chung tay xây dựng môi trường văn hóa quốc gia lành mạnh, văn minh và là nền tảng cho quá trình nhập thân văn hóa của mỗi người chúng ta hôm nay và các thế hệ mai sau.

Thứ năm,toàn ngành văn hóa, thể thao và du lịch cần phải tăng cường hơn nữa vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực đời sống văn hóa xã hội, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kịp thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực. Đồng thời tập trung thực hiện nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa Việt Nam văn minh, hiện đại, mang đậm bản sắc, truyền thống dân tộc với những thiết chế văn hóa mới xứng tầm thời đại, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân hiện nay và mai sau.

Chiều 08-8, các đại biểu dự Hội nghị tiến hành thảo luận để tiếp tục làm rõ hơn những kết quả đã làm được, làm tốt; chỉ ra nhữnghạn chế, yếu kém trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 [khóa VIII], từ đó đề xuất, kiến nghị với Trung ương có giải pháp phát triển văn hóa trong những năm tiếp theo./.

Nguồn: dangcongsan.vn

Video liên quan

Chủ Đề