Phan văn anh vũ và trần đại quang năm 2024

Sau khi bản án có hiệu lực, UBND TP Đà Nẵng đã triển khai thi hành, ban hành quyết định thu hồi tài sản là nhà, đất theo bản án số 158 và bản án sơ thẩm số 20.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện có nhiều vướng mắc, nhận được nhiều văn bản của các cá nhân, tập thể kiến nghị liên quan đến các tài sản thực hiện thu hồi.

Một cơ sở nhà, đất trên đường Bạch Đằng chờ hướng dẫn thi hành án - Ảnh: ĐOÀN CƯỜNG

Trên cơ sở rà soát các tài sản giao Đà Nẵng thu hồi và sau cuộc họp liên ngành các cơ quan trung ương, địa phương, thành phố đã báo cáo các nhóm vướng mắc:

Các tài sản gồm thửa đất B3-13-35, B3-13-51 khu đô thị Harbour Ville được chuyển nhượng trước khi cơ quan điều tra tiến hành kê biên [không còn là tài sản của Phan Văn Anh Vũ và vợ].

Nhóm những tài sản có sự khác biệt giữa lệnh kê biên tài sản, bản án và thực tế: nhà, đất số 20 Bạch Đằng, 7 Bạch Đằng, 37, 39 Pasteur.

Nhóm tài sản liên quan đến vợ, người thân của Phan Văn Anh Vũ và các công ty có liên quan: nhà, đất số 22 Cô Giang, 7 Bạch Đằng, 100 Bạch Đằng, 2 Hải Phòng, 20 Bạch Đằng, 34 Hoàng Văn Thụ, 45, 47, 73 Nguyễn Thái Học.

Chủ sử dụng của các lô đất, nhà này đề nghị các nội dung như xem xét lại việc thu hồi tài sản; hủy bỏ lệnh kê biên…

Đà Nẵng đã báo cáo, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, hướng dẫn để thực hiện theo bản án và giải quyết các kiến nghị của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài sản các công ty liên quan Vũ "nhôm"

Trước đó, Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra [C01, Bộ Công an] đã có văn bản gửi UBND TP Đà Nẵng về việc hủy bỏ tạm dừng giao dịch tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường của các công ty liên quan đến Phan Văn Anh Vũ.

Theo đó, C01 nhận được đơn của Công ty CP xây dựng 79, Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79, Công ty TNHH I.V.C, Công ty CP Nhất Gia Phúc đề nghị hủy bỏ tạm dừng các giao dịch tài sản, phong tỏa tài khoản ngân hàng để đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Quá trình điều tra các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ xảy ra tại Đà Nẵng, để phục vụ yêu cầu điều tra, bảo đảm thu hồi tài sản nhà nước và thi hành án, cơ quan điều tra đã kê biên 9 tài sản tại Đà Nẵng liên quan các công ty trên.

Ngoài ra, cơ quan cảnh sát điều tra có công văn đề nghị UBND TP Đà Nẵng tạm dừng các giao dịch đối với tài sản [gồm cổ phần, cổ phiếu, bất động sản, quyền về tài sản] của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến Phan Văn Anh Vũ [trong đó có Công ty CP xây dựng 79, Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79].

Đến nay, tất cả các vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ đã được đưa ra xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Các bản án chỉ tuyên tiếp tục lệnh kê biên đối với 9 tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nêu trên; không tuyên phải tạm dừng các giao dịch tài sản, phong tỏa tài khoản ngân hàng của công ty trên để phục vụ công tác thi hành án.

Do đó, C01 đề nghị Đà Nẵng chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao giải quyết đề nghị của các công ty trên theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông, thành viên góp vốn và hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Bị cáo Nguyễn Quang Thành [em vợ của Phan Văn Anh Vũ] cho rằng khi tạm giam hoang mang nên "đổ bừa" cho anh rể, sau ra tòa xin khai lại "sự thật" việc mua nhà đất công sản.

Không biết anh rể quan hệ thế nào với lãnh đạo Đà Nẵng

Ngày 3.1, tiếp tục thẩm vấn, TAND Hà Nội đã xét hỏi bị cáo Nguyễn Quang Thành [cựu giám đốc Công ty TNHH Minh Hưng Phát - Công ty do Phan Văn Anh Vũ thành lập].

Trước tòa, bị cáo Thành cho hay làm giám đốc song không tham gia điều hành, chỉ có mặt ở các cuộc họp của công ty. Bản thân bị cáo không biết anh rể có mối quan hệ như thế nào với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.

Trình bày về việc đăng ký tại các dự án An Cư 2 -3 mở rộng, bị cáo cho hay tự ký vào đơn, sau khi trao đổi với Vũ "Nhôm". Theo lời Thành, bị cáo biết dự án này qua dịch vụ nhà đất và anh rể cũng đề cập đến nên nắm bắt được.

Sau khi được nhận chứng nhận quyền sử dụng đất, bị cáo không đứng tên công ty mà chuyển sang cho anh rể vì số tiền quá lớn so với công ty. "Phải sử dụng tiền của bị cáo Vũ đóng vào dự án này nên sau đó chuyển đất lại cho Vũ", bị cáo Thành trình bày và cho rằng áp dụng theo chủ trương của thành phố và đến nay không biết chủ trương đó đúng hay sai.

"Đối với các nhà đất công sản đứng tên bị cáo mua, ai chỉ đạo?", chủ tọa hỏi. "Dạ lúc đó công ty bị cáo rất cần mặt bằng, bị cáo biết nên làm tờ trình xin thành phố", Thành khai.

Về nhà đất 47 Nguyễn Thái Học, Thành thừa nhận công ty bị cáo đứng tên mua, đủ điều kiện. "Lúc đó bị cáo biết thành phố có chính sách bán nhà cho công ty đang thuê. Công ty bị cáo đang khó khăn về mặt bằng nên đã làm đơn mua", Thành khai.

Lời khai này được chính bị cáo trình bày có khác với lời khai tại cơ quan điều tra. Theo giải thích, khi đang bị tạm giam, bị cáo hoang mang, lời khai không chính xác. "Vì lúc đó bị cáo sợ liên lụy nên đổ thừa sang cho anh Vũ", Thành nói.

"Bị cáo lý giải như nào về việc sau này các dự án ấy đều đứng tên và thuộc quyền sở hữu của bị cáo Vũ", tòa hỏi. Thành cho rằng do nợ tiền của anh rể mà chuyển nhượng.

Trước tòa, Thành cho rằng không biết hay quen lãnh đạo thành phố Đà Nẵng nên việc cáo buộc giúp sức cho những người đó mong HĐXX xem xét.

Vũ "Nhôm" quen nhiều "đời" Chủ tịch

Bị cáo Nguyễn Văn Cán [cựu Chánh Văn phòng UBND TP.Đà Nẵng] trong ngày hôm nay cũng bị thẩm vấn về sai phạm trong việc giao đất công sản cho Phan Văn Anh Vũ.

Theo cáo buộc, bị cáo Cán khi làm Chánh Văn phòng có nhiệm vụ trực tiếp tham mưu cho Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Trần Văn Minh trong việc chỉ đạo quy hoạch xây dựng, quản lý đô thị, tài nguyên môi trường. Bị cáo biết Dự án khu dân cư An Cư 2 và 3 sẽ được giao cho Công ty TNHH Minh Hưng Phát của Vũ “Nhôm” không qua đấu giá.

Bị cáo Cán đã lập phiếu trình, soạn thảo công văn để Trần Văn Minh ký ban hành giao quyền sử dụng đất với 22 lô đất thuộc dự án An Cư 2 mở rộng cho Vũ “Nhôm” không qua đấu giá và áp đơn giá thu tiền sử dụng đất có giá thấp hơn. Hành vi này của bị cáo gây thiệt hại cho nhà nước gần 2.900 tỉ đồng.

Bị cáo Cán cho hay, bản thân không có mối quan hệ nào với Vũ “Nhôm”, chỉ biết Vũ mua các cơ sở nhà đất. “Bản thân không biết Vũ có mối quan hệ nào thân thiết nào với ai. Trong công tác thấy Vũ có mối quan hệ với ông Nguyễn Bá Thanh”, bị cáo Cán trình bày.

Trình bày về sai phạm của mình, bị cáo Cán cho hay chủ yếu nhận chỉ đạo gián tiếp từ Bí thư Đà Nẵng khi đó là ông Nguyễn Bá Thanh [đã mất], còn trực tiếp là Trần Văn Minh. “Có những vấn đề thì bằng văn bản, có vấn đề chỉ đạo miệng”, bị cáo Cán khai.

“Bị cáo nhận chỉ đạo lĩnh vực gì?”, chủ tọa hỏi, bị cáo Cán trả lời: “Đất đai, tài sản”. “Chỉ đạo theo hướng như thế nào?”, chủ tọa tiếp tục thẩm vấn. “Chủ yếu chuyển nhượng cho ai. Những vấn đề này thông qua bị cáo Phan Xuân Ít và Đào Tấn Bằng báo cáo lại lời chủ tịch”, bị cáo Cán trả lời.

Theo lời khai của bị cáo Cán:

Dự án An Cư 2-3 nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Trần Văn Minh thông qua bị cáo Ít. Tại cuộc họp giao ban năm 2009, bị cáo Ít cầm văn bản trình ra cho Chủ tịch và Phó Chủ tịch và có nói đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Bá Thanh.

Sau khi Chủ tịch và Phó Chủ tịch TP. Đà Nẵng đồng ý chuyển nhượng rồi, một tuần sau, anh Ít đưa văn bản và nói anh Thanh, Minh đã đồng ý rồi.

“Tôi đã trăn trở vấn đề này và nói với ông Minh. Tôi nhớ như in, ông Minh nói đã có chỉ đạo rồi”, bị cáo Cán khai.

Chủ Đề