Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 Chân trời sáng tạo

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo mang tới đầy đủ 35 tuần trong cả năm học 2021 – 2022, giúp thầy cô tham khảo để giao bài tập cuối tuần cho học sinh của mình.

Đồng thời, còn giúp các em học sinh lớp 2 tham khảo, củng cố kiến thức đã học trong tuần, để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho tuần tiếp theo. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm bộ phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của CNTA:

I. Luyện đọc văn bản sau:

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI

Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng

một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi

rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

Văn Giá

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:

A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.

B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.

C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.

2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?

A. ngạc nhiên, thích thú

B. kì lạ

C. khó hiểu

3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?

A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm

B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.

C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.

4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào?

A. Ngày 2 tháng 2

B. Ngày 1 tháng 6

C. Ngày 5 tháng 9

III. Luyện tập:

5. Nối từ ngữ với hình.

6. Viết 1 câu có từ ngữ ở bài tập 5.

M: Bé Mai đang quét nhà.

……………………………………………………………………………………………………………………..

7. Điền c/k/q vào chỗ chấm:

– con … ò

– con … uạ

– con … iến

– cây … ầu

– con … ông

– cái … ìm

8. Viết 2-3 từ ngữ:

a. Chỉ tính nết của trẻ em: M : ngoan ngoãn

……………………………………………………………………………………………………………………..

b. Chỉ hoạt động của trẻ em: M : đọc truyện

……………………………………………………………………………………………………………………..

9. Đặt 1 câu có chứa từ em tìm được ở bài 8.

I. Luyện đọc văn bản sau:

NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG

Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng.

– Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá! Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp:

– Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy. Bống hưởng ứng:

– Lát nữa, mình sẽ đi lấy về nhé! Có vàng rồi, em sẽ mua nhiều búp bê và quần áo đẹp.

– Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.

– Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười:

– Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đấy không có vàng đâu. Bống vui vẻ:

– Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.

– Còn anh sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.

Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ.

[Theo 108 truyện mẹ kể con nghe]

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Khi cơn mưa vừa dứt, Bi và Bống nhìn thấy gì?

A. nước

B. đá

C. cầu vồng

2. Nếu có bảy hũ vàng Bống sẽ làm gì?

A. ngựa hồng và ô tô.

B. túi xách, đồng hồ

C. búp bê và quần áo đẹp.

3. Nếu có bảy hũ vàng Bi sẽ làm gì?

A. ngựa hồng và một cái ô tô.

B. túi xách, đồng hồ

C. búp bê và quần áo đẹp.

4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau:

Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ.

6. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau:

Em đang học bài. Em giúp mẹ nhặt rau.

7. Điền g/gh vào chỗ chấm:

…. ế gỗ, ….ồ ghề, ….ắn liền, ….ê gớm

8. Viết tên các bạn dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:

9. Viết 3-4 câu tự giới thiệu theo gợi ý sau:

Gợi ý: – Em tên là gì?

– Em học lớp nào, trường nào?

– Em có sở thích gì?

– Ước mơ của em là gì?

>> Tải file để tham khảo đầy đủ Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo [Cả năm]

  • Giới thiệu
  • Đánh giá & Bình luận [0]
  • Liên hệ

Bộ phiếu Ôn tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 được biện soạn bám sát cấu trúc SGK Tiếng Việt lớp 2 theo bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bộ phiếu gồm 35 phiếu tương ứng với 35 tuần học. Mỗi phiếu gồm 4 – 8 bài tập ngắn gọn, theo mức độ từ cơ bản đến nâng cao. Các bài tập được thiết kế với nhiều hình thức khác nhau như: viết, nối, tô màu… bao quát đầy đủ kiến thức Tiếng Việt theo sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Các câu hỏi, tình huống gần gũi, gắn liền với các hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày, giúp các em cảm thấy nhẹ nhàng, thú vị khi làm bài.

  • Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

Tổng hợp 110 Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 2 chọn lọc, có đáp án ba bộ sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ Học kì 1, Học kì 2 để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 2.

Thần đồng Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh. Có lần, cậu đang chơi bên gốc đa cùng các bạn thì thấy một bà gánh bưởi đi qua. Đến gần gốc đa, bà bán bưởi vấp ngã, bưởi lăn tung tóe dưới đất. Có mấy trái lăn xuống một cái hố sâu bên đường. Bà bán bưởi chưa biết làm cách nào lấy bưởi lên thì Lương Thế Vinh đã bảo các bạn lấy nước đổ vào hố. Nước dâng đến đâu, bưởi nổi lên đến đó.

Mới 23 tuổi, Lương Thế Vinh đã đỗ Trạng nguyên. Ông được gọi là " Trạng Lường" vì rất giỏi tính toán.

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 

Câu 1: Lương Thế Vinh là ai?

a. Là Trạng nguyên thời xưa, giỏi tính toán

b. Là một cậu bé rất nghịch ngợm

c. Là một thanh niên 23 tuổi

Câu 2: Trong câu chuyện, có sự việc gì đặc biệt xảy ra?

a. Cậu bé Vinh làm đổ gánh bưởi

b. Cậu bé Vinh chơi bên gốc đa cùng các bạn

c. Cậu bé Vinh nghĩ ra cách lấy bưởi từ dưới hố lên

Câu 3: Cậu bé Vinh đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

a. Nhặt bưởi trên đường trả bà bán bưởi

b. Đổ nước vào hố để bưởi nổi lên

c. Nghĩ ra một trò chơi hay

Câu 4: Điền " l hay n " vào chỗ chấm :

Cầu ao .....oang vết mỡ

Em buông cần ngồi câu

Phao trắng tênh tênh ...ổi

Trên trời xanh làu ....àu

Câu 5: Điền " an hoặc ang " vào chỗ chấm"

Chiều sau khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đ...`......

Ca sĩ là chim sẻ

Kh..'.... giả là hoa v...`.......

Tất cả cùng hợp xướng

Những lời ca reo v............

Câu 6: Điền " c hoặc k " vào chỗ chấm:

Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm ....ây dại, đàn ....iến vẫn

nhanh nhẹn, vui vẻ và ....iên nhẫn với ....ông việc ....iếm ăn.

Câu 7: Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp:

bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, lăn, tinh nghịch, viết, bảng, vẽ, dịu hiền, chăm chỉ, thước kẻ, phát biểu.

Từ chỉ đồ dùng học tập

Từ chỉ hoạt động

Từ chỉ tính nết

ĐÁP ÁN – TUẦN 1

I. Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng 

Câu 1: a

Câu 2: c

Câu 3: b

Câu 4: Điền " l hay n " vào chỗ chấm :

Cầu ao loang vết mỡ

Em buông cần ngồi câu

Phao trắng tênh tênh nổi

Trên trời xanh làu làu

Câu 5: Điền " an hoặc ang " vào chỗ chấm"

Chiều sau khu vườn nhỏ

Vòm lá rung tiếng đàn

Ca sĩ là chim sẻ

Khán giả là hoa vàng

Tất cả cùng hợp xướng

Những lời ca reo vang

Câu 6: Điền " c hoặc k " vào chỗ chấm:

Giữa trưa hè, trời nóng như thiêu. Dưới những lùm cây dại, đàn kiến vẫn

nhanh nhẹn, vui vẻ và kiên nhẫn với công việc kiếm ăn.

Câu 7: Viết các từ ngữ sau vào ô thích hợp:

bút, đọc, ngoan ngoãn, cặp sách, hát, vở, lăn, tinh nghịch, viết, bảng, vẽ, dịu hiền, chăm chỉ, thước kẻ, phát biểu.

Từ chỉ đồ dùng học tập

Từ chỉ hoạt động

Từ chỉ tính nết

Bút, cặp sách, vở, bảng, thước kẻ

Đọc, hát, lăn, viết, vẽ, phát biểu

Ngoan ngoãn, tinh nghịch, dịu hiền, chăm chỉ.

I. Luyện đọc văn bản sau:

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI

           Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

Văn Giá

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:

A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.

B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.

C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.

2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?

A. ngạc nhiên, thích thú         B. kì lạ           C. khó hiểu

3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?

A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm

B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.

C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.

4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào?

A. Ngày 2 tháng 2      B. Ngày 1 tháng 6       C. Ngày 5 tháng 9

III. Luyện tập:

5. Nối từ ngữ với hình.

bàn học                 quét nhà                                       

cà chua                  mớ rau                 nhổ rau củ       

6. Viết 1 câu có từ ngữ ở bài tập 5.

M:Bé Mai đang quét nhà.

7. Điền c/k/q vào chỗ chấm:

- con … ò        - con … iến                                - con … ông

- con … uạ       - cây … ầu                                 - cái … ìm

8. Viết 2-3 từ ngữ :

a. Chỉ tính nết của trẻ em : M : ngoan ngoãn

b.Chỉ hoạt động của trẻ em: M : đọc truyện

9. Đặt 1 câu có chứa từ em tìm được ở bài 8.

ĐÁP ÁN – TUẦN 1

I. Luyện đọc văn bản: 

- Học sinh tự đọc văn bản. 

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. B

2. A

3. C

4. C

III. Luyện tập:

5. Nối từ ngữ với hình.

6. Viết 1 câu có từ ngữ ở bài tập 5.

 Bạn Hoa rất thích ăn món canh cà chua nấu thịt bằm.

7. Điền c/k/q vào chỗ chấm:

- con … ò                                  - con … iến                                - con … ông

- con … uạ                                 - cây … ầu                                 - cái … ìm

8. Viết 2-3 từ ngữ :

a. Chỉ tính nết của trẻ em : M : ngoan ngoãn

- Chăm chỉ, dễ thương, vui vẻ,…

b.Chỉ hoạt động của trẻ em: M : đọc truyện

- Đá bóng, nhảy dây, ca hát,…

9. Đặt 1 câu có chứa từ em tìm được ở bài 8.

- Em và bạn Lan rất thích chơi nhảy dây

Bài 1: Đọc bài sau:

Hòn đá nhẵn

          Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ mắng chỉ vì thích chơi không chịu học, không chịu vào “khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.

          Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện của tôi, bà không nói gì mà dẫ tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, tìm được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.

- Nó tuyệt đẹp, phải không nội?

- Ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm dưới nước?

- Vì đá trên bờ đều thô ráp.

- Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?

Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:

- Nhờ nước ạ!

- Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau cho đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy. Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế.

Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.

[Phỏng theo Oan-cơ Mít-đơ]

Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Khi bị ba mẹ mắng vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

a. Bạn cảm thấy rất hối hận.                                                                                                                    

b. Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn.               

c. Bạn hiểu ba mẹ nghiêm khắc như vậy là tốt cho bạn.

2. Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội bạn đã làm gì?

a. Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.

b. Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.

c. Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi.

3. Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?

a. Bạn tìm những viên đá tròn, nhẵn bóng.

b. Bạn tìm những viên đá to.

c. Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.

4. Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?

a. Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn.

b. Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng.

c. Vì những viên đá nằm sâu dưới dòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.

5. Gạch bỏ từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a. Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, con người.

b. Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, đi học, ra chơi, tắm biển.

c. Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, lễ phép, ham chơi, thật thà.

6. Khoanh vào từ viết đúng chính tả:

a. quyển nịch/chắc nịch                       b. làng tiên/xóm làng

c. cây bàn/cái bàn                                d. cái thang/hòn thang

Bài 2: Xếp các từ ngữ sau thành câu và ghi lại:

a. các bạn nam/trên sân trường/đá bóng

..........................................................................................................

b. cả lớp/cô giáo kể chuyện/chăm chú nghe

.........................................................................................................

Bài 3: Viết tiếp vào chỗ trống để giới thiệu với các bạn trong lớp về mình:

Mình tên là ...................................... Nhà mình ở .................Mình rất thích...................

ĐÁP ÁN – TUẦN 1

Bài 1:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

b

c

a

b

a. khuôn phép

b. tắm biển

c. ham chơi

a. chắc nịch; b. xóm làng

c. cái bàng; d. cái thang

Bài 2: Gợi ý

a. Các bạn nam đá bóng trên sân trường.

b. Cả lớp lắng nghe cô giáo kể chuyện.

Bài 3: Gợi ý

Mình tên là Phan Mỹ An. Nhà mình ở phố Kim Mã, gần chợ Ngọc Hà. Mình rất thích đọc  truyện, xem phim và ăn gà rán...

....................................

....................................

....................................

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Đề thi Toán, Tiếng Việt lớp 2 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sách giáo khoa Toán 2, Tiếng Việt 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề