Phong cách lãnh đạo của jack ma là gì

Tỷ phú Jack Ma, nhà sáng lập và là nguyên Giám đốc điều hành Alibaba Group. Ông cũng là một trong những doanh nhân công nghệ thành công nhất của Trung Quốc, cũng như thị trường châu Á. Sau kết quả IPO thành công trên thị trường chứng khoán New York,  ông trở thành tỷ phú giàu nhất Trung Quốc và đứng thứ 70 của thế giới.

Tỷ phú Jack Ma: `Từ bỏ là thất bại lớn nhất!` / Những bài học, cách sống, kỹ năng học từ những công nói hay của Steve Jobs / khóa học kỹ năng làm việc hiệu quả cho quản lý lãnh đạo /

Ông đã chia sẻ những kinh nghiệm sâu sắc nhất của mình về cuộc sống và nghiệp doanh nhân.

  1. Tôi luôn tin vào 2 nguyên tắc:
  • Thái độ của bạn sẽ quan trọng hơn khả năng của bạn.
  • Tương tự, sự quyết đoán của bạn cũng quan trọng hơn khả năng của bạn
  1. Bạn không thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người, nhưng bạn có thể thống nhất mọi người thông qua một mục tiêu chung.

– Đừng bao giờ tin rằng bạn có thể thống nhất suy nghĩ của tất cả mọi người. Đó là chuyện viễn vông.

– Sẽ có khoảng 30% số người không bao giờ tin bạn. Thay vì để đồng nghiệp và nhân viên làm việc cho bạn, hãy để họ làm việc vì một mục tiêu chung.

– Sẽ dễ dàng để thống nhất công ty dưới một mục tiêu chung hơn là thống nhất công ty dưới một người cụ thể nào đấy.

  1. Điều gì làm nên một nhà lãnh đạo thật sự?

– Nhà lãnh đạo phải là một người nhìn xa trông rộng, và anh ta phải có cái nhìn sâu sắc hơn một người nhân viên.

–  Nhà lãnh đạo nên có sự bền bĩ, ngoan cường, và anh ta có thể chịu đựng áp lực mà một nhân viên không thể chịu được.

–  Nhà lãnh đạo nên có một sự nhẫn nại kiên định và khả năng đương đầu và đối diện thất bại. Do đó, những phẩm chất của một nhà lãnh đạo kiệt xuất là tầm nhìn, sự nhẫn nại, và năng lực của anh ta.

  1. Đừng dính líu vào chính trị

Theo lẽ thường, tiền và quyền lực chính trị sẽ không bao giờ đi chung. Khi bạn làm chính trị, đừng bao giờ nghĩ đến tiền bạc. Ngược lại, khi bạn làm kinh doanh, đừng nghĩ đến dính líu vào chính trị. Khi tiền bạc đụng đến chính trị, nó giống như bạn đụng đến một quả mìn nổ chậm, nó chỉ chực chờ bùng nổ.

  1. Bốn câu hỏi chính yếu mà thế hệ trẻ nên tự hỏi

–  Thất bại là gì? Bỏ cuộc là sự thất bại lớn nhất.

–  Ứng biến là gì? Chỉ khi bạn trải qua những gian khó cùng cực, những thất vọng vô bờ bến, khi đấy bạn mới hiểu cái gọi là ứng biến.

–  Nghĩa vụ của bạn là gì: Là cần cù, chăm chỉ, và tham vọng hơn tất cả.

–  Chỉ những đứa ngốc mới thích dùng miệng để thể hiện. Người đàn ông thông minh sẽ sử dụng trí não, và người uyên bác sẽ thể hiện bằng trái tim của anh ấy.

  1. Chúng ta sinh ra để được sống và thưởng thức cuộc sống này

Tôi luôn tự nói với bản thân tôi rằng chúng ta sinh ra không phải để cắm cúi làm việc, mà sinh ra để thưởng thức cuộc sống. Chúng ta tạo ra những điều tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Nếu bạn muốn giành toàn bộ cuộc đời bạn chỉ để làm việc, sẽ có ngày bạn phải hối tiếc. Không cần biết bạn thành công đến đâu trên con đường sự nghiệp, bạn phải luôn nhớ rằng chúng ta có mặt ở đây là để tận hưởng cuộc sống.

  1. Sự cạnh tranh và tranh đấu lẫn nhau

–  Những người cạnh tranh gay gắt lẫn nhau là những người ngốc nghếch.

–  Nếu bạn xem mọi người là kẻ thù, thì những người xung quanh bạn sẽ trở thành kẻ thù của bạn.

–  Khi bạn cạnh tranh bình đẳng với những đối thủ khác, đừng để xuất hiện sự ghen tức. Sự ghen tức nhỏ nhoi sẽ chỉ làm hại bạn về sau.

– Cạnh tranh cũng giống như chơi một ván cờ. Khi chúng ta thua, chúng ta có thể chơi lại một nước cờ khác. Cả hai người chơi đừng nên chiến đấu triệt hạ lẫn nhau.

– Một người làm kinh doanh hay một doanh nhân chân chính sẽ không có kẻ thù. Chỉ khi anh ta hiểu được điều này, anh ta mới nhận ra cơ hội luôn luôn rộng mở với tất cả mọi người.

  1. Đừng để phàn nàn trở thành thói quen

Có thể chấp nhận được nếu thỉnh thoảng bạn phàn nàn, rên rỉ về những khó khăn. Tuy nhiên, nếu nó trở thành thói quen, nó sẽ giống như khi bạn uống rượu. Bạn càng cố gắng uống thì bạn sẽ càng khát. Trên con đường đến với thành công, bạn sẽ nhận ra người thành công sẽ không phải là người thường phàn nàn.

  1. Thế giới này sẽ không thể nhớ những gì bạn nói, nhưng những gì bạn làm được chắc chắn sẽ không bị lãng quên.

“Nhà lãnh đạo sẽ không nên so sánh kĩ năng chuyên môn của anh ta với nhân viên của anh ta. Nhân viên của bạn phải luôn có kĩ năng chuyên môn tốt hơn bạn. Nếu không được như vậy, nghĩa là bạn đã thuê nhầm người” – Jack Ma.

=> CEO Trần Đình Tuấn: “Có giá trị rồi Tiền sẽ tự đến với bạn”

Kynang.edu.vn sưu tầm

Vậy bạn có thể học được gì từ phong các lãnh đạo của Jack Ma?

Trách nhiệm với các vấn đề xã hội

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào năm 2013, Jack Ma đã bày tỏ sự quan tâm cho việc giải quyết các vấn đề môi trường như: nước, không khí và an toàn thực phẩm ở Trung Quốc. Ông cũng hy vọng sẽ có những thay đổi tích cực trong các ngành công nghiệp như tài chính, giáo dục và y tế để cải thiện xã hội Trung Quốc.

Ý muốn giúp đỡ con người và cải thiện xã hội đã phản ánh trong các chính sách của Alibaba: họ cho nhân viên những ưu đãi với cổ phiếu và quan tâm đến việc cải thiện cuộc sống của những nhân viên đã gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Jack Ma chưa bao giờ đồng ý rằng ông là người giàu có vì: “Khi bạn có một triệu đô la, đó là tiền của bạn. Khi bạn có 20 triệu đô la, vấn đề bắt đầu xuất hiện [lạm phát, các khoản đầu tư,…]. Khi bạn có một tỷ đô la, đó không phải chỉ là tiền của bạn nữa. Đó là niềm tin mà xã hội trao cho bạn; họ tin rằng bạn có thể quản lý tiền.”

Thay vì sử dụng tiền hay những tài sản cá nhân, Jack Ma biến nó thành nguồn lực để nuôi dưỡng thế hệ trẻ.

Trao quyền cho các thế hệ tương lai

Kể từ khi “thai nghén” doanh nghiệp của riêng mình, Jack Ma đã rất để tâm để giúp các bạn trẻ. Khi Alibaba phát triển thành gã khổng lồ, ông vẫn không quên phân quyền công bằng cho các học sinh trung học đã làm việc cho ông. Tư duy tăng trưởng toàn diện này đã góp phần không nhỏ trong sự thành công của Jack Ma hiện tại.

Jack Ma liên tục nghĩ về những gì ông có thể làm cho thế hệ tương lai: “Tôi không muốn mọi người có nhiều tiền nhưng cái đầu lại rỗng tuếch,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào năm 2013.

Trong cuộc phỏng vấn với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào năm 2015, Jack Ma tiết lộ rằng Alibaba đã dành 0,3% tổng doanh thu của công ty cho các thế hệ trẻ để giải quyết các vấn đề môi trường. Kế hoạch này đã được áp dụng kể từ năm 2010.

Loại bỏ các hình thức kinh doanh phi đạo đức

“Trong suốt 70 năm qua chúng tôi là người đi đầu trong việc chống hàng lậu”, Jack Ma phát biểu. “Chỉ riêng năm ngoái, chúng tôi đã đưa 400 người vào tù, chúng tôi đã xóa 370 triệu danh sách sản phẩm.”

Để ngăn chặn việc hàng giả có thể tiếp tục được giao dịch, Jack Ma cho rằng họ có thể theo dõi nguồn gốc của các sản phẩm giả mạo từ cơ sở dữ liệu của họ, và cung cấp thông tin cho cảnh sát để nhờ sự can thiệp. Ông nhận ra rằng việc chống lại các sản phẩm giả mạo là một cuộc chiến chống lại lòng tham. Nó chắc chắn là một cuộc chiến bền bỉ và không dễ dàng.

Gần đây – Alibaba sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân biệt các chủ doanh nghiệp đáng tin cậy với những người ít tin cậy hơn thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng gắn với từng người bán cá nhân. Hệ thống mà ông gọi là “Hệ thống xếp hạng Sesame” có thể xử lý các khoản vay nhanh chóng và an toàn.

Bạn chỉ thất bại khi bạn từ bỏ

Jack Ma cho rằng: “Nếu bạn không từ bỏ, bạn vẫn có cơ hội. Từ bỏ là thất bại lớn nhất”.  Mô hình kinh doanh mới của ông có thể đã giúp Alibaba tạo ra sự khác biệt trên thị trường, nhưng chính sự kiên trì trong tính cách đã giúp Jack Ma có thành công ngày hôm nay.

“Họ gọi tôi là “Crazy Jack” và tôi hy vọng vẫn có thể điên cuồng như thế trong 30 năm tới, bởi vì những ý tưởng điên rồ sẽ tạo ra sự khác biệt.”

Jack Ma là một điển hình của nhà lãnh đạo với tư duy toàn cầu [CG]

Trong một bài báo năm 2015 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Giáo sư trường Harvard Business, Bill George đã mô tả Jack Ma là một người “sở hữu năng lực tư duy toàn cầu cần thiết cho các nhà lãnh đạo toàn cầu ngày nay”.

Một người có trí tuệ toàn cầu cao sẽ có thể thích ứng với sự đa dạng ở cấp độ toàn cầu, thực hiện các hoạt động xuyên biên giới yêu cầu sự hiểu biết và cộng tác ở nhiều khu vực khác nhau.

GQ bao gồm bảy yếu tố: khả năng thích ứng, nhận thức, tò mò, đồng cảm, liên kết, cộng tác và hội nhập.

MỤC ĐÍCH CỦA TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TUYỂN DỤNG LÀ GÌ?

CÁC BƯỚC LẬP BẢNG THEO DÕI CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ

NEXTACADEMY - CÂU CHUYỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ THÀNH CÔNG CÙNG HRONLINE

DÙNG PHẦN MỀM CHẤM CÔNG TÍNH LƯƠNG MIỄN PHÍ CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG?

SHARK NGUYỄN HÒA BÌNH CHÍNH THỨC KÝ KẾT ĐẦU TƯ 1.000.000 USD VÀO GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TOÀN DIỆN HRONLINE

LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG CONTENT TUYỂN DỤNG SALES MỘT CÁCH HIỆU QUẢ?

CÁCH XÂY DỰNG KỊCH BẢN PHỎNG VẤN QUA ĐIỆN THOẠI HIỆU QUẢ

HRONLINE - NGHỆ THUẬT QUẢN LÝ NHÂN SỰ THÀNH CÔNG CỦA GEM CENTER

HIỆU SUẤT VÀ CÁCH TÍNH HIỆU SUẤT LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN

NGÂNLƯỢNG.VN - HÀNH TRÌNH SỐ HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG NHÂN SỰ CÙNG HRONLINE

Video liên quan

Chủ Đề