Phong cách ngôn ngữ của bài thơ Tự tình 1

Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất độc đáo , điều đó thể hiện qua ngôn ngữ và ẩn ý trog mỗi bài thơ . Bà là nhà thwo nữ đầu tiên sử dụng ngôn ngôn đại chúng dân gian và nâng cao 1 cách rộng rãi , thơ bà ít dùng từ Hán - Việt , lời lẽ ý tứ thơ trong sáng ,thanh tao ,sâu sắc mà gần gũi với nd ta ; chứng tỏ HXH nắm vững chắc ngôn ngữ dân tộc ,có ý thức dân tộc ,có cá tính mạnh mẽ ,có bản lĩnh và quan trọng hơn cả là bà rất có tài năng ....

Ta có thể thấy đc p.cách thơ của bà qua một số ví dụ sau :

- Hồ Xuân Hương học thông chữ Hán nhưng trong thơ mình, Bà chỉ dùng thuần Việt trong lúc các nhà thơ khác cùng thời như Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan … dung hòa giữa chữ Hán với tiếng Việt thì nữ sĩ Hồ Xuân Hương chỉ dùng tiếng Việt trước sau như một. Bà không dùng chữ Hán có nghĩa là Bà nhất khoát thoát ly khỏi sự kìm cặp của lễ nghi phong kiến. Ngôn ngữ phong phú và tài dùng chữ của Xuân Hương là câu trả lời cho những ai không tin vào dân tộc mà cho rằng : Tiếng nói của mẹ đẻ là lạc hậu và nghèo nàn.

- Ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương không chỉ giàu có về từ mà còn giàu có về màu sắc dân tộc . Bởi vì Hồ Xuân Hương ngoài việc dùng thuần tiếng Việt , Bà đã không quên lợi dụng những tiểu thuật lạ lùng của tiếng Việt như : nói ví , nói bóng gió , nói lái , chơi chữ … làm cho thơ bà kỳ diệu thêm độc đáo thêm . Có thể nói rằng Hồ Xuân Hương có một vốn từ ngữ rất Việt Nam và cũng không quá đáng khi nói rằng : Ngôn ngữ ấy rất Hồ Xuân Hương . nó gồm một số từ ngữ xưa bây giờ không còn dùng nữa hoặc đã khác nghĩa đi .

- Thơ của Hồ Xuân Hương tươi trẻ giản dị và hồn nhiên, trong sáng, tạo ấn tượng đặc biệt độc đáo. Những từ ngữ : Con ốc, quả mít, cái quạt, miếng trầu, cây đu…là những ngôn ngữ thông thường nhưng do biết cách chọn lọc với hoàn cảnh nên lời thơ có được cái trong sáng của tiếng nói nhân dân, có hương vị tươi ngon của mớ rau vừa mơí hái rất dân dã, rất Việt Nam .Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương là ngôn ngữ đại chúng. Thơ của bà không chỉ dùng từ quần chúng mà còn dùng đủ các cách tu từ quần chúng, một câu hai ý hoặc ba ý, hiểu theo ý nào cũng được: Thanh cũng được, thô cũng được .Thơ của Bà thường vận dụng một số cách nói quen thuộc trong ca dao, thành ngữ, có cả khẩu ngữ, ví dụ như: sáng banh, trưa trật..v.v...

=> Hồ Xuân Hương là nhà thơ dòng Việt – “Bà chúa thơ nôm” là chúa cả nội dung lẫn hình thức . Với tài năng dùng chữ của mình Bà đã sáng tạo nên những dòng thơ, bài thơ rất dân dã, rất Việt Nam.Tất cả các phương tiện nghệ thuật đều kết hợp mật thiết với nhau để thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm. Cả nội dung và hình thức thơ Hồ Xuân Hương đều bắt nguồn sâu sắc từ trong đời sống nhân dân, đó là điều đã làm cho thơ bà trở nên bất tử. Bà là người góp phần làm phong phú vốn tiếng Việt và giá trị của nó. Chính vì vậy khi tìm hiểu phong cách thơ Hồ Xuân Hương chúng ta phải thấy rõ điều này. Hồ Xuân Hương xứng đáng được mệnh danh “Bà Chúa thơ Nôm”

Bài Làm:

Hai bài thơTự tình [bài I] vàTự tình[bài II] của Hồ Xuân Hương có những điểm tương đồng và khác biệt:

Tương đồng:

  • Nội dung: Tâm trạng của nhân vật trữ tình [người phụ nữ] trong xã hội phong kiến xưa trước duyên phận hẩm hiu, đầy éo le và nghịch cảnh và sự vươn lên để vượt thoát của con người trước nghịch cảnh ấy.
  • Nghệ thuật:
    • Cùng sử dụng thể thơ Đường luật: thất ngôn bát cú với thơ Nôm để khắc họa tâm trạng của Hồ Xuân Hương. Điều này vừa mang đến điểm mới mẻ cho thể thơ cổ vừa khiến bài thơ gần gũi, quen thuộc với người Việt.
    • Đều mượn cảm thức về thời gian [trong đêm tối] và không gian rộng, yên tĩnh và vắng lặng để thể hiện tâm trạng: Khiến cho tâm trạng của tác giả càng được khắc họa rõ nét.
    • Sử dụng những từ ngữ có sức gợi: văng vẳng, cái hồng nhan, tí con con, rền rĩ, mõm mòm, già tom,...

Khác biệt

  • Tự tình[bài I]: sự xót xa của Hồ Xuân Hương trước duyên phận hẩm hiu, trước sự bất hạnh của người phụ nữ trong kiếp sống làm vợ lẽ, đơn côi, lẻ loi. Đồng thời, cũng là sự vươn lên trước nghịch cảnh để đối đầu với số phận.
  • Tự tình[bài II]: Tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

Video liên quan

 Câu 4 [Trang 19 SGK] Bài thơ vừa nói lên bi kịch duyên phân vừa cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. Anh/chị hãy phân tích điều đó.

Xem lời giải

Qua bài thơ tự tình cho ta thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương.em hãy trình bày tài năng sử dụng ngôn ngữ của Hồ Xuân Hương

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.

Mảnh tình san sẻ tí con con!

tự tình Câu 1: Em hiểu gì về nhan đề bài thơ? Câu 2: Tác dụng của từ láy “văng vẳng” và từ “dồn” trong việc  thể hiện tâm trạng nhà thơ?

Câu 3: Nghĩa của từ “trơ” trong câu thơ “Trơ cái hồng nhan với nước non” là gì?

 Câu 4: Tác dụng của biện pháp đảo ngữ và các động từ được sử dụng trong hai câu

   Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn

Câu 5: văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ  nào ?sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?

Câu 6: Hãy liên kể tên một số tác phẩm khác cùng viết về thân phận người phụ nữ mà em đã học? Đáp án Câu 1: Nhan đề bài thơ “Tự tình II”: tự bộc lộ tâm tình. Ở đây nhà thơ tự đối diện với chính mình để tự vấn, xót thương [0,5 điểm] Câu 2: Gợi bước đi vội vã, dồn dập, gấp gáp của thời gian, gợi không gian quạnh hiu, vắng lặng [0,5 điểm] và tâm trạng rối bời, lo âu, buồn bã, cô đơn của con người khi ý thức được sự trôi chảy của thời gian, của đời người [0,5 điểm].

Câu 3: Từ “trơ”:

  • Nghĩa trong câu thơ: trơ trọi, cô đơn, có gì như vô duyên, vô phận, rất bẽ bàng và đáng thương [0,5 điểm] .

– Sự bền gan, thách thức, sự kiên cường, bản lĩnh của con người [0,5 điểm]. Câu 4: – Miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời [0,25 điểm] – Đó là hình ảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang sẵn niềm phẫn uất và sự bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương [0,25 điểm]. Câu 5: phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 0,25đ/  phương thức biểu cảm 0,25đ

Câu 6: Một số tác phẩm viết về thân phận người phụ nữ: Bánh trôi nước [Hồ Xuân Hương], Chinh phụ ngâm khúc [Đặng Trần Côn], Cung oán ngâm khúc [Nguyễn Gia Thiều] [0,5 điểm]


[Tài liệu sưu tầm ]

Xem thêm: Tuyển tập đề thi về các tác phẩm lớp 11 Tự tình

đề đọc hiểu, tự tình

Video liên quan

Chủ Đề