Phòng tiếp dân cục Chính sách Bộ Quốc phòng


Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị.


Chức vụHọ và tênCấp bậc
Bộ trưởng Bộ Quốc phòngPhan Văn Giang
Đại tướng
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trịLương CườngĐại tướng
Tổng Tham mưu trưởng
Nguyễn Tân CươngThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngHoàng Xuân Chiến
Thượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngLê Huy VịnhThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVõ Minh LươngThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVũ Hải SảnThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngPhạm Hoài NamThượng tướng


Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng


Thông tư quy định về tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng và trụ sở, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp do Bộ Quốc phòng quản lý; nguyên tắc, trách nhiệm, quyền hạn tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người tiếp công dân; mối quan hệ của cơ quan quản lý nơi tiếp công dân với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng, cụ thể:

Về nguyên tắc tiếp công dân

Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại trụ sở, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị, theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định. Bảo đảm khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời, thuận tiện, không phân biệt đối xử. Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy định của pháp luật.

Về trách nhiệm tiếp công dân

 - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của Bộ, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để tiếp công dân theo quy định. Mỗi tháng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bố trí thời gian tiếp công dân ít nhất 1 ngày tại trụ sở tiếp công dân của Bộ [trừ trường hợp đột xuất]. 

- Người đứng đầu cơ quan, đơn vị các cấp [từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên] có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân của cơ quan, đơn vị mình, bảo đảm các điều kiện vật chất phục vụ cho việc tiếp công dân theo quy định. Chỉ đạo cơ quan chức năng tiếp nhận, phân loại, hướng dẫn, trả lời đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân với cơ quan, đơn vị liên quan. Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện tiếp công dân theo quy định của pháp luật; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện đầy đủ chính sách, chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác tiếp công dân, người được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ làm việc tại nơi tiếp công dân theo quy định. Cấp trực thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày/1 tháng; cấp còn lại trực tiếp tiếp công dân ít nhất 2 ngày/1 tháng.

Ủy ban Kiểm tra Đảng giúp Đảng ủy cùng cấp tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh những vấn đề liên quan đến kỷ luật Đảng, phẩm chất cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt cũng như thực hiện nhiệm vụ tại tổ chức Đảng thuộc thẩm quyền quản lý.

- Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý công tác tiếp công dân trong Bộ Quốc phòng, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quản lý, điều hành trụ sở tiếp công dân Bộ Quốc phòng. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tiếp công dân tại trụ sở, ban hành nội quy trụ sở tiếp công dân [bộ phận một cửa Bộ Quốc phòng].

- Chánh Thanh tra quốc phòng, Chánh Thanh tra Bộ đội Biên phòng các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy cấp mình về việc triển khai, điều hành và thực hiện tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật.

Về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn của người tiếp công dân

Thông tư nêu rõ: Người tiếp công dân phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ; am hiểu thực tiễn; có phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng; có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. Nắm vững đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chế độ, quy định của Bộ Quốc phòng; thực hiện trách nhiệm của người tiếp công dân theo quy định tại Điều 8 Luật Tiếp công dân năm 2013 và Thông tư số 01/2021/TT-TTCP ngày 11/3/2021 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Thanh tra và cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân. 

Đồng thời, người tiếp công dân chỉ được tiếp công dân tại trụ sở, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, đơn vị và được từ chối tiếp công dân theo quy định tại Điều 9, Luật Tiếp công dân năm 2013.

Thanh Thủy

Cục Chính sách [1][2][3] trực thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng Việt Nam thành lập ngày 26 tháng 02 năm 1947 là cơ quan tham mưu giúp Thủ trưởng Tổng cục Chính trị về công tác chính sách cấp chiến lược trong toàn quân.

Cục Chính sáchHoạt độngQuốc giaPhục vụPhân loạiChức năngQuy môBộphậncủaBộ chỉ huyCác tư lệnhCục trưởngTrang web
26/2/1947 [75năm, 72ngày]
Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam
Cục chuyên ngành [Nhóm 5]
Là cơ quan Chính sách đầu ngành
200 người
Tổng cục Chính trị
Số 38A, Lý Nam Đế,, Hà Nội
Thiếu tướng Trần Quốc Dũng
//chinhsachquandoi.gov.vn/

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Lãnh đạo hiện nay
  • 3 Tổ chức
  • 4 Hệ thống cơ quan Chính sách trong Quân đội
  • 5 Khen thưởng
  • 6 Cục trưởng qua các thời kỳ
  • 7 Chú thích

Lịch sửSửa đổi

Theo đề nghị của Hội nghị toàn quốc các Chính trị uỷ viên khu và Chính trị viên Trung đoàn Quân đội quốc gia Việt Nam, ngày 26/2/1947, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 240/CP thành lập Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục [sau này là Tổng cục Chính trị], Ban Thương binh ở các khu để chuyên trách theo dõi, chỉ đạo công tác thương binh, liệt sĩ trong lực lượng vũ trang. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử đánh dấu sự ra đời về mặt tổ chức của hệ thống ngành Chính sách quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tổng cục Chính trị và cơ quan chính trị các cấp. Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục là cơ quan chỉ đạo công tác thương binh, liệt sĩ, công tác chính sách đầu tiên trong quân đội.[4]

Ngày 31 tháng 12 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Quyết định số 2448/QĐ-QP, lấy ngày 26/02/1947 là ngày truyền thống ngành chính sách QĐ[4]

Ngày 21 tháng 11 năm 1967, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 117-QĐ/QP, thành lập Cục Chính sách thuộc Tổng cục Chính trị[4]

Lãnh đạo hiện naySửa đổi

  • Cục trưởng: Thiếu tướng Trần Quốc Dũng
  • Phó Cục trưởng: Đại tá Đoàn Quang Hòa
  • Phó Cục trưởng: Đại tá Hoàng Tuấn Hiền

Tổ chứcSửa đổi

  • Phòng Nghiên cứu Tổng hợp
  • Phòng Hậu phương Quân đội
  • Phòng Công tác mộ liệt sĩ
  • Phòng Thương binh, liệt sĩ - Người có công
  • Phòng Thông tin điện tử
  • Ban Hành chính

Hệ thống cơ quan Chính sách trong Quân độiSửa đổi

  • Cục Chính sách thuộc Tổng cục Chính trị
  • Phòng Chính sách thuộc Cục Chính trị của cácQuân khu, Quân đoàn,Quân chủng,Binh chủng, Tổng cụcvà tương đương.
  • Ban Chính sách thuộc Phòng Chính trị của các Sư đoàn, Lữ đoàn, Vùng Cảnh sát biển, Bộ CHQS tỉnh, thành phố trực thuộc TW, Bộ CHBP tỉnh, thành phố trực thuộc TW và tương đương.
  • Trợ lý, Nhân viên Chính sách thuộc Ban Chính trị của các Trung đoàn, Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã và tương đương.

Khen thưởngSửa đổi

  • Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân [2005][5]
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất [2012][5]
  • Huân chương Quân công hạng Nhì [2002][5]
  • Huân chương Quân công hạng Ba [1984 và 1997][5]
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất [1997][5]
  • Huân chương Chiến công hạng Ba [2000][5]
  • Huân chương Lao động hạng Nhất [2005][5]
  • Huân chương Lao động hạng Nhì [Nhà nước Lào] [2008][5]
  • Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì [2012][5]
  • Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất [2017][6]

Cục trưởng qua các thời kỳSửa đổi

  • 1967-1978, Lê Tiến Phục, Thiếu tướng [1983]
  • 1982-1985, Lê Tiến Phục, Thiếu tướng [1983]
  • 9/1985-12/1988, Doãn Sửu, Đại tá; Thiếu tướng [12-1985]
  • 1988-1992, Lê Tiến, Đại tá
  • 1992-1993, Nguyễn Mạnh Đẩu, Đại tá, Quyền Cục trưởng
  • 1993-2000, Nguyễn Mạnh Đẩu, Đại tá, Trung tướng [2005], Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật
  • 2000-2003, Ngô Xuân Lịch, Đại tá, Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  • 2003-2011, Vũ Hữu Luận, Thiếu tướng [2006], Phó Chính ủy Học viện Chính trị [2011-2013]
  • 2011-2016, Trần Văn Minh, Thiếu tướng [2012]
  • 2016- nay, Trần Quốc Dũng, Thiếu tướng [2017].

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Thượng tướng Ngô Xuân Lịch thăm, làm việc tại Cục Chính sách [Tổng cục Chính trị]”.
  2. ^ “Phát huy truyền thống "Ðoàn kết, tận tụy, chủ động, sáng tạo"”.[liên kết hỏng]
  3. ^ “Ðón nhận phần thưởng cao quý”.
  4. ^ a b c “LỊCH SỬ TRUYỀN THỐNG NGÀNH CHÍNH SÁCH QUÂN ĐỘI”.[liên kết hỏng]
  5. ^ a b c d e f g h i “TRANG VÀNG DANH DỰ CỤC CHÍNH SÁCH”.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Ngành Chính sách Quân đội và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”.[liên kết hỏng]

Video liên quan

Chủ Đề