Phương pháp chọn lọc cá thể vật nuôi có nhược điểm nào sau đây

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 10 – Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 10

    (trang 68 sgk Công nghệ 10): Em hãy quan sát hình 23 và cho biết ngoại hình của bò hướng thịt và hướng sữa có những đặc điểm gì liên quan đến hướng sản xuất của chúng.

    Phương pháp chọn lọc cá thể vật nuôi có nhược điểm nào sau đây

    Trả lời:

    – Bò hướng sữa có bầu vú to, núm vú tròn, tĩnh mạch vú nổi rõ. Phần thân thon hẹp, lưng thẳng da mỏng.

    – Bò hướng thịt: đầu, cổ đều ngắn, vai rộng mông đầy, đùi nở nang, phát triển đều c ả bề ngang và bề sâu của cơ thể.

    Câu 1 trang 70 Công nghệ 10: Trình bày những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá, chọn lọc vật nuôi làm giống?

    Lời giải:

    Có 3 chỉ tiêu cơ bản đế đánh giá chọn lọc vật nuôi:

    – Tiêu chí về ngoại hình, thể chất: Vật nuôi càng khỏe, khả năng sản xuất, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh càng cao càng tốt.

    – Tiêu chí về khả năng sinh trưởng, phát dục: Là căn cứ để đánh giá chọn lọc.

    – Tiêu chí về sức sản xuất: Mức độ tạo ra sản phẩm như khả năng cho thịt, sữa, trứng, sức kéo càng cao càng tốt.

    Câu 2 trang 70 Công nghệ 10: Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt. Ứng dụng và ưu, nhược điểm của phương pháp này.

    Lời giải:

    – Phương pháp chọn lọc hàng loạt là chọn các cá thể đạt được những tiêu chuẩn cụ thể để giữ lại làm giống.

    – Ưu điểm: Nhanh, đơn giản, không tốn nhiều chi phí, rất dễ để thực hiện.

    – Nhược điểm: Giống chọn ra không được tốt, có thể có những cá thể bị bệnh, thoái hóa. Hiệu quả chọn lọc không cao.

    Câu 3 trang 70 Công nghệ 10: Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể và nêu ưu, nhược điểm của phương pháp này.

    Lời giải:

    – Phương pháp chọn lọc cá thể: Đầu tiên ta chọn những cá thể có tổ tiên tốt về nhiều mặt, những cá thể này sau đó được nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn những cá thể nào có kết quả kiểm tra năng suất tốt sẽ được giữ lại làm giống. Cuối cùng người ta đánh giá khả năng di truyền các tính trạng tốt của con vật cho đời sau.

    – Ưu điểm: Cho giống khỏe mạnh, tốt, sạch bệnh. Hiệu quả chọn lọc rất cao.

    – Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu trình độ khoa học kĩ thuật phải cao.

    Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 36: Các phương pháp chọn lọc

    Câu 1: Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là

    A. làm nâng cao năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng.

    B. tạo ra giống mới góp phần phát triển chăn nuôi, trồng trọt.

    C. phục hồi các giống đã thoái hóa, tạo giống mới hoặc cải tạo giống cũ.

    D. loại bỏ các giống đã cũ và bị thoái hóa.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: D

    - Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là:

    + Loại bỏ các giống đã có biểu hiện thoái hóa rõ rệt.

    + Đánh giá, chọn lọc các giống đột biến, các biến dị tổ hợp.

    - Chọn lọc trong chọn giống không có vai trò tạo giống, phục hồi giống cũng như là nâng cao năng suất của giống.

    Câu 2: Chọn lọc cá thể thích hợp với đối tượng nào?

    A. Cây tự thụ phấn.

    B. Động vật ngẫu phối.

    C. Cả động vật và thực vật.

    D. Động vật giao phối gần.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: A

    Chọn lọc cá thể thích hợp với cây tự thụ phấn, cho hiệu quả nhanh, cũng thích hợp cho những cây có thể nhân giống vô tính bằng cành, củ, mắt ghép.

    Câu 3: Cho sơ đồ sau:

    Phương pháp chọn lọc cá thể vật nuôi có nhược điểm nào sau đây

    Sơ đồ trên thể hiện phương pháp chọn lọc giống nào?

    A. Chọn lọc hàng loạt hai lần.

    B. Chọn lọc hàng loạt một lần.

    C. Chọn lọc cá thể một lần.

    D. Chọn lọc cá thể hai lần.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: C

    Ở hình trên, ở năm I, trên ruộng chọn giống khởi đầu (1) người ta chọn ra những cá thể tốt nhất. Hạt của mỗi cây được gieo riêng thành từng dòng để so sánh (năm II). Như vây, đâu là sơ đồ chọn lọc cá thể một lần.

    Câu 4: Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là

    A. đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.

    B. chỉ chọn lọc dựa trên kiểu hình.

    C. chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu.

    D. tất cả các đặc điểm trên.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: D

    Phương pháp chọn lọc hàng loạt có đặc điểm là:

    - Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên có thể áp dụng rộng rãi.

    - Chỉ chọn lọc dựa trên kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình.

    - Chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.

    Câu 5: Nhược điểm của chọn lọc cá thể là

    A. giá thành cao, không được áp dụng phổ biến.

    B. khó tiến hành.

    C. đòi hỏi kĩ thuật cao.

    D. cả A, B, C.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: D

    Nhược điểm của chọn lọc cá thể là giá thành cao, khó tiến hành, đòi hỏi kĩ thuật cao nên thường không được áp dụng phổ biến.

    Câu 6: Đặc điểm nào là ưu điểm của chọn lọc cá thể?

    A. Giá thành thấp.

    B. Dễ thực hiện.

    C. Kết quả nhanh.

    D. Có thể áp dụng rộng rãi cả thực vật và động vật.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: C

    Chọn lọc cá thể phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen, đạt kết quả nhanh.

    Câu 7: Hoạt động nào sau đây không có ở chọn lọc hàng loạt?

    A. Có sự đánh giá kiểu hình ở đời con.

    B. Có thể tiến hành chọn lọc một lần hay nhiều lần.

    C. Con cháu của các cá thể chọn giữ lại được nhân lên theo từng dòng riêng rẽ.

    D. Thực hiện đối với cây tự thụ phấn và cây giao phấn.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: C

    Trong chọn lọc hàng loạt, con cháu của các cá thể chọn giữ lại được thu hoạch chung để làm giống cho vụ sau.

    Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai về đặc điểm của chọn lọc hàng loạt?

    A. Chọn lọc hàng loạt có nhược điểm là chỉ dựa vào kiểu hình nên dễ nhầm với thường biến phát sinh do khí hậu và địa hình.

    B. Phương pháp chon lọc hàng loạt đơn giản, dễ làm, ít tốn kém.

    C. Chọn lọc hàng loạt thường chỉ đem lại kết quả nhanh ở thời gian đầu, nâng sức sản xuất đến một mức độ nào đó rồi dừng lại.

    D. Chọn lọc hàng loạt chỉ được áp dụng ở thực vật.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: D

    Chọn lọc hàng loạt có thể áp dụng được trên cả thực vật và vật nuôi.

    Câu 9: Dưới đây là các bước cơ bản trong chọn giống lúa của một số nông dân:

    - Gieo trồng giống khởi đầu.

    - Chọn những cây ưu tú để làm giống cho vụ sau.

    - Hạt của mỗi cây được gieo trồng riêng thành từng dòng.

    - So sánh năng suất, chất lượng của các dòng với nhau, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng để chọn ra dòng tốt nhất.

    Các thao tác nêu trên là của phương pháp chọn lọc nào dưới đây?

    A. Chọn lọc cá thể.

    B. Chọn lọc hàng loạt một lần.

    C. Chọn lọc hàng loạt hai lần.

    D. Chọn lọc hàng loạt nhiều lần.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: D

    Các thao tác trên là phương pháp chọn lọc cá thể một lần.

    Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng?

    A. Chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt là hai phương pháp chọn lọc cơ bản trong chọn giống.

    B. Chọn lọc hàng loạt chỉ được áp dụng ở thực vật.

    C. Chọn lọc cá thể không được áp dụng ở động vật.

    D. Chọn lọc hàng loạt đơn giản, dễ làm, hiệu quả cao hơn chọn lọc cá thể.

    Hướng dẫn giải

    Đáp án đúng là: A

    A. Đúng. Chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt là hai phương pháp chọn lọc cơ bản trong chọn giống.

    B. Sai. Chọn lọc hàng loạt được áp dụng ở cả thực vật và vật nuôi.

    C. Sai. Chọn lọc cá thể vẫn được áp dụng ở động vật thường là kiểm tra đực giống qua đời con.

    D. Sai. Chọn lọc hàng loạt đơn giản, dễ làm nhưng hiệu quả không cao hơn chọn lọc cá thể.

    Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

    Trắc nghiệm Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam

    Trắc nghiệm Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

    Trắc nghiệm Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái

    Trắc nghiệm Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

    Trắc nghiệm Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật