Phương pháp đánh giá rủi ro trái phiếu

Quỹ đầu tư trái phiếu luôn là một kênh đầu tư trú ẩn tuyệt vời cho dòng tiền tích lũy. Các quỹ trái phiếu đem tới mức lợi tức cố định cao hơn gửi tiết kiệm và mức độ rủi ro thấp hơn đầu tư cổ phiếu. Thế nhưng nhà đầu tư vẫn cần phải đánh giá kĩ càng về mức độ rủi ro và lợi nhuận trước khi rót vốn.

Phương pháp đánh giá rủi ro trái phiếu

Rủi ro của quỹ đầu tư trái phiếu

Trái phiếu được coi là tương đối an toàn nhưng vẫn còn tồn tại một số rủi ro nhất định. Với việc phân bố phần lớn tài sản vào trái phiếu, nhà đầu tư cần hiểu rõ các rủi ro liên quan tới trái phiếu như: rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro tín dụng/vỡ nợ, rủi ro xếp hạng và rủi ro thanh khoản.

Để đảm bảo hạn chế hết mức có thể với các loại rủi ro liên quan, hầu hết các quỹ đầu tư trái phiếu đều phải lựa chọn và sàng lọc kĩ càng các loại trái phiếu để phân bổ cũng như xây dựng danh mục đủ đa dạng để phân tán các rủi ro. Lựa chọn được trái phiếu và doanh nghiệp phát hành uy tín cũng như có chiến lược đầu tư hợp lý với chu kỳ kinh tế sẽ giải quyết được hầu hết các rủi ro trên.

Lợi nhuận của quỹ trái phiếu

Khác với lợi nhuận biến động theo từng ngày của các quỹ cổ phiếu, lợi nhuận của quỹ đầu tư trái phiếu chủ yếu tới từ các khoản lợi tức cố định của trái phiếu. Chính vì vậy để đánh giá rõ lợi nhuận tiềm năng của quỹ, nhà đầu tư cần xem xét kĩ danh mục đầu tư và chiến lược đầu tư của quỹ.

Chiến lược đầu tư của quỹ trái phiếu

Chiến lược của quỹ đầu tư trái phiếu được xây dựng dựa trên lợi nhuận kì vọng và mục tiêu của quỹ. Chiến lược sẽ định hình được các tài sản mà quỹ sẽ phân bổ cũng như cách thức mua bán giao dịch của quỹ. Với quỹ đầu tư trái phiếu VNDBF, quỹ tập trung vào:

  • Xây dựng một danh mục công cụ nợ đa dạng: Bao gồm nhưng không giới hạn bởi các loại tài sản như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh thanh toán, trái phiếu doanh nghiệp niêm yết, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng tiền gửi và các loại giấy có giá khác.
  • Tập trung đầu tư vào trái phiếu thanh khoản tốt: Tập trung đầu tư vào các loại trái phiếu có thanh khoản tốt nhằm tạo ra lợi nhuận tốt hơn so với mức lợi tức gửi ngân hàng và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo bảo toàn vốn cho nhà đầu tư.
  • Đầu tư vào các tài sản an toàn khác: Quỹ có thể đầu tư một phần nhỏ vào các tài sản an toàn và thanh khoản khác như: chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá và các cổ phiếu phòng thủ có cổ tức cao, định giá hợp lý, thanh khoản tốt.
  • Đầu tư vào các công cụ nợ của các doanh nghiệp: Bên cạnh trái phiếu chính phủ, tiền gửi, và các công cụ tiền tệ khác, Quỹ sẽ tập trung đầu tư vào các công cụ nợ do các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề sau đây (nhưng không giới hạn ở những ngành nghề này):
    • Tài chính – ngân hàng
    • Bất động sản, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng
    • Dịch vụ và hàng tiêu dùng
    • Các ngành nghề được pháp luật cho phép và phù hợp với chiến lược đầu tư tại từng thời điểm theo quyết định hợp lý của Công ty Quản lý Quỹ.

Phương pháp đánh giá rủi ro trái phiếu

Danh mục đầu tư của quỹ trái phiếu

Mỗi quỹ trái phiếu đều nắm giữ một danh mục các loại trái phiếu khác nhau, về cơ bản được phân thành 5 loại:

  • Trái phiếu chính phủ
  • Trái phiếu doanh nghiệp
  • Chứng khoán được bảo vệ khỏi lạm phát
  • Chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp
  • Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản

Các loại chứng khoán này đều có lãi suất và mức độ rủi ro khác nhau, quỹ có chiến lược phân bổ hợp lý sẽ giúp cân bằng được mức rủi ro và lợi nhuận để phù hợp với mục tiêu của quỹ.

Đối với Quỹ đầu tư trái phiếu VNDBF, danh mục của quỹ tập trung phân bổ vào các trái phiếu có lợi tức cao của các doanh nghiệp hàng đầu như: VIC, MSN, HDG, KBC,… Ngoài ra quỹ còn phân bổ vào trái phiếu chính phủ, chứng chỉ tiền gửi,…

Theo Bộ Tài chính, TPDN thời gian qua đã phát triển để từng bước trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, thời gian qua, thị trường TPDN tăng nhanh, tiềm ẩn rủi ro, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường vốn, thị trường trái phiếu nếu không được kiểm soát hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ có 5 công điện chỉ đạo về tăng cường giám sát hoạt động thị trường TPDN. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành các chỉ đạo về kiểm tra, siết chặt quản lý giám sát các tổ chức cung cấp dịch vụ như công ty chứng khoán thực hiện tư vấn phát hành, các tổ chức kiểm toán, định giá tài sản.

Bộ Tài chính cũng đã có nhiều văn bản tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động phát hành, đầu tư, cung cấp dịch vụ về TPDN phát hành riêng lẻ; trong đó yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương rà soát, sửa đổi các quy định pháp lý có vướng mắc; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ trên thị trường TPDN…

Sau những hoạt động tăng cường quản lý của cơ quan Nhà nước đối với hoạt động phát hành TPDN, cung cấp dịch vụ và đầu tư TPDN riêng lẻ, thị trường TPDN các tháng đầu năm 2022 đã có những thay đổi, một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu đã chủ động thực hiện công bố thông tin bất thường hoặc công bố thông tin bổ sung về mục đích và phương án sử dụng vốn trái phiếu. Khối lượng phát hành cũng giảm dần từ tháng 2 đến tháng 4 và đã tăng trở lại trong thời gian gần đây.

Bộ Tài chính cung cấp một số thông tin tình hình thị trường TPDN 6 tháng đầu năm 2022. Về khối lượng phát hành, trong 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng TPDN phát hành riêng lẻ đạt 257.857 tỷ đồng. Khối lượng phát hành TPDN tập trung chủ yếu trong tháng 1/2022 và bắt đầu giảm từ tháng 2 đến tháng 4, cụ thể, khối lượng phát hành trong tháng 1 là 55,9 nghìn tỷ đồng, khối lượng phát hành trong tháng 3 là 48,8 nghìn tỷ đồng, tháng 4 là 30,6 nghìn tỷ đồng. Từ tháng 5, khối lượng phát hành tăng trở lại, trong đó, khối lượng phát hành trong tháng 5 là 44,2 nghìn tỷ đồng, khối lượng phát hành tháng 6/2022 khoảng 47,5 nghìn tỷ đồng.

Về hoạt động mua lại trái phiếu trước hạn, trong quý I/2022, khối lượng mua lại trước hạn khoảng 12,8 nghìn tỷ đồng, khối lượng mua lại trước hạn trong quý II/2022 khoảng 49,1 nghìn tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp đã mua lại trước hạn khoảng 61,9 nghìn tỷ đồng TPDN.

Thận trọng với rủi ro

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã có nhiều thông cáo báo chí và thông tin tuyên truyền để cung cấp tình hình thị trường và khuyến cáo các nhà đầu tư cá nhân. Qua công tác kiểm tra, giám sát thị trường, Bộ Tài chính tiếp tục khuyến nghị các nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường TPDN riêng lẻ cần thận trọng, tìm hiểu quy định pháp luật và năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, nắm rõ những rủi ro đối với TPDN trước khi quyết định đầu tư và lưu ý các nội dung.

Một là, TPDN không phải là tiền gửi ngân hàng. TPDN được doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Theo đó, nhà đầu tư mua TPDN cần nhận thức rõ và chấp nhận rủi ro khi mua trái phiếu trường hợp doanh nghiệp không bảo đảm được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Hai là, theo quy định của pháp luật hiện hành, TPDN riêng lẻ là sản phẩm đầu tư chỉ dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp là những nhà đầu tư có năng lực tài chính, có kinh nghiệm đầu tư, có khả năng phân tích rủi ro và chấp nhận rủi ro khi xảy ra. Khác với TPDN chào bán ra công chúng được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán để chào bán cho không giới hạn nhà đầu tư, TPDN riêng lẻ không được cơ quan quản lý cấp phép. Với sự phát triển nhanh của thị trường TPDN trong thời gian gần đây, một số nhà đầu tư cá nhân đã tham gia mua TPDN riêng lẻ, đặc biệt là trái phiếu có lãi suất cao thông qua các tổ chức phân phối (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại).

Ba là, nhà đầu tư cũng cần lưu ý việc các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua TPDN không có nghĩa là các tổ chức này bảo đảm an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về việc thẩm định/đánh giá về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp…

Bốn là, bảo lãnh phát hành trái phiếu không phải là bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Trường hợp TPDN được giới thiệu là có bảo lãnh thì nhà đầu tư phải lưu ý phân loại là trái phiếu đó được bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh phát hành. Bảo lãnh phát hành chỉ là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với doanh nghiệp phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành.

Năm là, tài sản bảo đảm của trái phiếu doanh nghiệp hay các khoản vay tín dụng có nhiều loại như nhà đất, cổ phần, cổ phiếu, các chương trình, dự án đầu tư... Trên thị trường TPDN riêng lẻ hiện nay phần lớn tài sản bảo đảm là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán hoặc kết hợp các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán)… Thông tin về tài sản bảo đảm được các doanh nghiệp phát hành nêu tại bản công bố thông tin, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về điều kiện của tài sản bảo đảm, chất lượng, giá trị của tài sản bảo đảm của doanh nghiệp phát hành. Nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đối với các tài sản bảo đảm là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản bảo đảm có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Như vậy, trước khi tham gia mua TPDN riêng lẻ, nhà đầu tư cần hiểu rõ quy định pháp luật về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nghiên cứu các quy định về điều kiện, tài liệu chứng minh và các quy định về xử phạt vi phạm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp để bảo đảm mình đủ điều kiện được xác nhận là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp…

Bộ Tài chính khuyến nghị: Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu, đánh giá đầy đủ và cân nhắc kỹ lưỡng về các rủi ro có thể gặp phải, nhà đầu tư mới nên quyết định mua trái phiếu. Nhà đầu tư cá nhân không nên mua TPDN riêng lẻ nếu không có khả năng và nguồn lực để đánh giá đầy đủ rủi ro của trái phiếu, theo sát tiến độ giải ngân, mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành sau khi đầu tư mua trái phiếu. Nhà đầu tư cần hết sức lưu ý nguyên tắc đầu tư cơ bản là lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao; do đó phải hết sức thận trọng đánh giá kỹ về các rủi ro trước khi quyết định mua trái phiếu; không nên mua trái phiếu thông qua chào mời của các tổ chức cung cấp dịch vụ khi chưa tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu. Đặc biệt các nhà đầu tư cần thận trọng khi tham gia các hợp đồng hợp tác đầu tư mua TPDN theo pháp luật dân sự cùng với các cá nhân, tổ chức nào khác vì rủi ro xảy ra là rủi ro của nhà đầu tư theo pháp luật dân sự.

Để tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh thị trường TPDN, ngày 20/7/2022, Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa có văn bản chỉ đạo UBCKNN và các đơn vị (Vụ Tài chính ngân hàng, Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán, Cục Quản lý giá, Thanh tra Bộ Tài chính và Sở GDCK Việt Nam) tiếp tục đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh thị trường TPDN và triển khai các đoàn kiểm tra về tình hình phát hành, cung cấp các dịch vụ liên quan đến TPDN tại một số doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán, các công ty kiểm toán độc lập.

"Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm, UBCKNN sẽ công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để tất cả các chủ thể trên thị trường được biết", Bộ Tài chính cho biết.

Mua trái phiếu có những rủi ro gì?

Rủi ro sẽ gặp phải khi đầu tư trái phiếu là rủi ro về lãi suất, rủi ro trong việc tái đầu tư, rủi ro lạm phát, rủi ro thanh khoản, rủi ro xếp hạng. Có thể đầu tư trực tiếp bằng cách tự mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại sở giao dịch hoặc đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư.

Tại sao cổ phiếu có độ rủi ro cao hơn trái phiếu?

Tuy nhiên, về bản chất cổ phiếu không mang lại một mức lãi suất đảm bảo như trái phiếu, mà lại phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động của công ty, nên mức độ rủi ro cũng phần nào cao hơn. Trong trường hợp công ty hoạt động kém, sa sút, kéo theo đó là cổ phiếu bạn nắm giữ cũng rớt giá và bạn sẽ chịu cảnh thua lỗ.

1 trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Căn cứ quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP thì có thể hiểu trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

Rủi ro lãi suất trái phiếu là gì?

Rủi ro lãi suất hay còn gọi là rủi ro thị trường là rủi ro xảy ra do sự thay đổi bất lợi của lãi suất trên thị trường đối với giá trị của trái phiếu, giấy tờ có giá, các công cụ tài chính có lãi suất trên sổ sách kinh doanh của ngân hàng, tổ chức tín dụng.