Đánh giá vở bài tập sinh học 7

Vở bài tập Sinh Học lớp 7 - Giải vở bài tập Sinh Học 7 hay, ngắn nhất

Tuyển tập các bài giải vở bài tập Sinh học lớp 7 hay, ngắn nhất, chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách Vở bài tập Sinh Học 7 giúp bạn củng cố kiến thức, biết cách làm bài tập môn Sinh học lớp 7.

  • Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú
  • Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật

Chương 1: Ngành động vật nguyên sinh

  • Bài 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh
  • Bài 4: Trùng roi
  • Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày
  • Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
  • Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của Động vật nguyên sinh

Chương 2: Ngành ruột khoang

  • Bài 8: Thủy tức
  • Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
  • Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang

Chương 3: Các ngành giun

  • Bài 11: Sán lá gan
  • Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
  • Bài 13: Giun đũa
  • Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
  • Bài 15: Giun đất
  • Bài 16: Thực hành: Mổ và quan sát giun đất
  • Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt

Chương 4: Ngành thân mềm

  • Bài 18: Trai sông
  • Bài 19: Một số thân mềm khác
  • Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm
  • Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Chương 5: Ngành chân khớp

  • Bài 22: Tôm sông
  • Bài 23: Thực hành: Mổ và quan sát tôm sông
  • Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
  • Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
  • Bài 26: Châu chấu
  • Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
  • Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
  • Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
  • Bài 30: Ôn tập phần 1 - Động vật không xương sống

Chương 6: Ngành động vật có xương sống

  • Bài 31: Cá chép
  • Bài 32: Thực hành: Mổ cá
  • Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
  • Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
  • Bài 35: Ếch đồng
  • Bài 36: Thực hành: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mỗ
  • Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
  • Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
  • Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
  • Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
  • Bài 41: Chim bồ câu
  • Bài 42: Thực hành: Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
  • Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
  • Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
  • Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
  • Bài 46: Thỏ
  • Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
  • Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
  • Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi
  • Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt
  • Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng
  • Bài 52: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú

Chương 7: Sự tiến hóa của động vật

  • Bài 53: Môi trường sống và sự vận động di chuyển
  • Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
  • Bài 55: Tiến hóa về sinh sản
  • Bài 56: Cây phát sinh giới động vật

Chương 8: Động vật và đời sống con người

  • Bài 57: Đa dạng sinh học
  • Bài 58: Đa dạng sinh học [tiếp theo]
  • Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Bài 61,62: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương
  • Bài 63: Ôn tập
  • Bài 64,65,66: Tham quan thiên nhiên

Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú

I. Đa dạng về loài [trang 5 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 5 Vở bài tập Sinh học 7]: Kể tên các loài động vật mà em thấy khi:

Trả lời:

   - Kéo một mẻ lưới trên biển: tôm, cua, cá chim, cá thu,…

   - Tát một ao cá: cá chuối, cá chép, cá trê, trai, tôm,…

   - Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ…: cá chép, cá rô, cá cờ, lươn, …

2. [trang 5 Vở bài tập Sinh học 7]: Kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta:

Trả lời:

   Ếch, nhái, dế mèn, cào cào,…

II. Đa dạng về môi trường sống [trang 5, 6 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 5 Vở bài tập Sinh học 7]: Điền tên động vật sống trong ba môi trường lớn ở vùng nhiệt đới mà em biết:

Trả lời:

   - Dưới nước có: cá trắm, mực, bạch tuộc, cá đuối, lươn, nghêu, …

   - Trên cạn có: hổ, báo, thỏ, mèo, voi, gấu chó, gấu ngựa, …

   - Trên không có: cò, vạc, chim sẻ, chào mào, sáo nâu, …

2. [trang 5 Vở bài tập Sinh học 7]: Đặc điểm giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực:

Trả lời:

   - Chim cánh cụt có một bộ lông không thấm nước và một lớp mỡ dày nên thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực.

3. [trang 6 Vở bài tập Sinh học 7]: Nguyên nhân nào khiến động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú?

Trả lời:

   Động vật nhiệt đới đa dạng và phong phú do vùng nhiệt đới có điều kiện tự nhiên thuận lợi như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nguồn nước, nguồn thức ăn phong phú, …

4. [trang 6 Vở bài tập Sinh học 7]: Động vật nước ta đa dạng, phong phú không vì sao?

Trả lời:

   Động vật nước ta đa dạng, phong phú. Vì nước ta thuộc vùng nhiệt dới ẩm gió mùa, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh vật phát triển, thời tiết thay đổi theo mùa, theo độ cao, theo vĩ tuyến làm số loài phong phú thêm.

Ghi nhớ [trang 6 Vở bài tập Sinh học 7]

   Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, động vật phân bố ở khắp các môi trường như: nước mặn, nước ngọt, nước lợ, trên cạn, trên không và ở ngay vùng cực băng giá quanh năm.

Câu hỏi [trang 6 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 6 Vở bài tập Sinh học 7]: Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng, phong phú không?

Trả lời:

   - Những động vật thường gặp ở địa phương em: trâu, bò, lợn, cá chép, cá rô, ếch,…

   - Chúng rất đa dạng và phong phú.

2. [trang 6 Vở bài tập Sinh học 7]: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?

Trả lời:

   Chúng ta cần bảo vệ môi trường sống của động vật, bảo vệ các động vật quí hiếm, hạn chế gia tăng dân số,… để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú.

Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật

I. Phân biệt động vật với thực vật [trang 7 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 7 Vở bài tập Sinh học 7]: Đánh dấu [✓] vào các ô thích hợp ở bảng 1:

Bảng 1. So sánh động vật với thực vật

2. [trang 7 Vở bài tập Sinh học 7]: Trả lời các câu hỏi sau:

Trả lời:

   - Động vật giống thực vật ở các đặc điểm nào?

   Động vật giống thực vật ở các đặc điểm đều được cấu tạo từ tế bào, đều lớn lên và sinh sản.

   - Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào?

    vật khác thực vật ở các đặc điểm: cấu tạo thành tế bào, hình thức dinh dưỡng, khả năng di chuyển, hệ thần kinh và giác quan.

II. Đặc điểm chung của động vật [trang 8 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 8 Vở bài tập Sinh học 7]: Chọn ba đặc điểm quan trọng nhất của động vật phân biệt với thực vật bằng cách đánh dấu [✓] vào ô trống:

Trả lời:

- Có khả năng di chuyển
- Tự dưỡng, tổng hợp các chất hữu cơ từ nước và CO2
- Có hệ thần kinh và giác quan
- Dị dưỡng [dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn]
- Không có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh sáng mặt trời

III. Sơ lược phân chia giới Động vật [trang 8 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 8 Vở bài tập Sinh học 7]: * Kể tên 3 động vật thuộc mỗi ngành Động vật không xương sống:

Trả lời:

   - Ngành Động vật nguyên sinh: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình.

   - Ngành Ruột khoang: thủy tức, sứa, hải quỳ.

   - Ngành Giun dẹp: sán lá gan, sán bã trầu, sán dây.

   - Ngành Giun tròn: giun đũa, giun kim, giun móc.

   - Ngành Giun đốt: giun đất, đỉa, rươi.

   - Ngành Thân mềm: mực, trai, bạch tuộc.

   - Ngành Chân khớp: tôm, châu chấu, nhện.

2. [trang 8 Vở bài tập Sinh học 7]: * Sắp xếp các động vật sau vào các lớp thuộc ngành Động vật có xương sống: cá chép, cá voi, cá ngựa, ếch đồng, ếch ương, cóc, cá cóc Tam Đảo, cá sấu, thằn lắn, rắn hổ mang, bồ câu, chim sẻ, chuột, mèo, hổ, trâu, bò, công, gà, vẹt.

Trả lời:

   - Lớp Cá: cá chép, cá ngựa.

   - Lớp Lưỡng cư: ếch đồng, ếch ương, cóc, cá cóc Tam Đảo.

   - Lớp Bò sát: cá sầu, thằn lằn, rắn hổ mang.

   - Lớp Chim: bồ câu, chim sẻ, công, gà, vẹt.

   - Lớp Thú: chuột, mèo, hổ, trâu, bò, cá voi.

IV. Vai trò của động vật. [trang 9 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 9 Vở bài tập Sinh học 7]: Liên hệ đến thực tế địa phương, điền tên các loài động vật mà bạn biết vào bảng 2.

Trả lời:

   Bảng 2. Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người

STT Các mặt lợi, hại Tên động vật đại diện
1 Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người:
- Thực phẩm Lợn, gà, vịt, trâu, bò,…
- Lông Cừu
- Da Trâu
2 Động vật dùng làm thí nghiệm cho:
- Học tập, nghiên cứu khoa học Thỏ, chuột
- Thử nghiệm thuốc Chuột
3 Động vật hỗ trợ cho người trong:
- Lao động Trâu, bò, ngựa
- Giải trí Khỉ
- Thể thao Ngựa
- Bảo vệ an ninh Chó
4 Động vật truyền bệnh sang người Chuột, gà, vịt, muỗi

Ghi nhớ [trang Vở bài tập Sinh học 7]

   Động vật phân biệt với thực vật ở các đặc điểm chủ yếu sau: dị dưỡng, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và các giác quan. Động vật được phân chia thành Động vật không xương sống và Động vật có xương sống. Động vật có vai trò quan trọng đối với đời sống con người.

Câu hỏi [trang 10 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 10 Vở bài tập Sinh học 7]: Nêu đặc điểm chung của động vật.

Trả lời:

   - Cấu tạo từ tế bào

   - Sống dị dưỡng

   - Có khả năng di chuyển

   - Có hệ thần kinh và các giác quan

2. [trang 10 Vở bài tập Sinh học 7]: Kể các động vật gặp ở xung quanh nơi em ở và chỉ rõ nơi cư trú của chúng.

Trả lời:

   - Dưới nước: cá, tôm, cua,…

   - Trên cây: chim sẻ, cú, sâu, kiến,…

   - Trong lòng đất: giun đất, dế mèn,…

3. [trang 10 Vở bài tập Sinh học 7]: * Nêu ý nghĩa của động vật với đời sống con người.

Trả lời:

   Động vật có rất nhiều ý nghĩa đối với đời sống con người:

   - Cung cấp nguyên liệu: thực phẩm, da, lông

   - Dùng làm thí nghiệm

   - Hỗ trợ con người trong lao động, công việc.

Bài 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh

I. Đối tượng quan sát [trang 11 Vở bài tập Sinh học 7]

   Trùng roi, trùng giày

II. Kết quả quan sát: [trang 11 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 11 Vở bài tập Sinh học 7]: Vẽ và chú thích hình dạng trùng giày và trùng roi mà em quan sát được dưới kính hiển vi.

Trả lời:

III. Nhận xét: [trang 12 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 12 Vở bài tập Sinh học 7]: Nhận xét về cách tiến hành bài thực hành của nhóm [nguyên nhân thành công hay chưa thành công]

Trả lời:

   - Thành công: đã thực hiện đúng các bước tiến hành

   + Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm [ Thành bình]

   + Nhỏ lên lam kính rồi đặt lên soi dưới kính hiển vi

   + Điều chỉnh độ phóng đại để nhìn cho rõ

Câu hỏi [trang 12 Vở bài tập Sinh học 7]

1. [trang 12 Vở bài tập Sinh học 7]: Đánh dấu [✓] vào ô trống với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

Trả lời:

   - Trùng giày có hình dạng:

Đối xứng Không đối xứng
Dẹp như chiếc đế giày Có hình khối như chiếc giày

   - Trùng giày di chuyển thế nào?

Thẳng tiến Vừa tiến vừa xoay

2. [trang 12 Vở bài tập Sinh học 7]: Đánh dấu [✓] vào ô trống với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

Trả lời:

   - Trùng roi di chuyển như thế nào?

Đầu đi trước Đuôi đi trước
Vừa tiến vừa xoay Thẳng tiến

   - Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ:

Sắc tố ở màng cơ thể Màu sắc của các hạt diệp lục
Màu sắc của điểm mắt Sự trong suốt của màng cơ thể

Chủ Đề