Phương pháp luyện tập và thực hành trong môn toán

+ Đặc điểm: Các kiến thức được sắp xép từ đơn giản đến phức tạp, kiến thức học trước chuẩn bị cho kiến thức học sau, kiến thức học sau góp phần củng cố cho kiến thức học trước. Việc thực hành vận dụng các kiến thức về phép cộng, phép trừ rất được coi trọng trong toán 1 (mới) không chỉ thực hành khi luyện tập, củng cố mà thực hành ngay khi học bài mới để tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự tìm ra công thức cộng, trừ... Đặc biệt toán 1 nêu ra nhiều dạng bài tập cộng, trừ vừa củng cố các kỹ năng gây hứng thú học tập cho học sinh.

Trong quá trình thực hành luyện tập, giáo viên bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp, không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập học sinh cho là dễ (câu a, b).

Học sinh làm xong bài 1, tự kiểm tra hay đổi chéo bài để kiểm tra lẫn nhau (hoặc nhờ giáo viên kiểm tra) thì chuyển sang làm bài tiếp sau. Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài.

Khi cần thiết có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải hoặc các cách giải một bài tập. Giáo viên cần giúp những em làm bài chậm về cách làm bài; giúp các em giỏi làm các bài tập của tiết học và khai thác hết nội dung của từng bài tập.

Như vậy, Toán 1 (mới) đã sắp xếp lại nội dung phần cộng, trừ các số trong phạm vi 5 là để học sinh kỹ từng phép tính trước khi nhận ra quan hệ của hai phép tính cộng, trừ. Dạy học phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 thực chất là sử dụng mở rộng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Nhờ học kỹ thuật về cộng, trừ trong phạm vi 10 (gồm 41 tiết) và chủ động dạy học làm tính theo cột dọc, nên khi dạy học các số trong phạm 100 đã kết hợp dạy số với phép tính:

+ Dạy học các số đến 20 (11 số đầu tiên có hai chữ số gồm, 10, 11, 12,... 20) đã dạy cộng, trừ nhẩm hoặc viết các phép tính dạng 14 + 3; 17 - 3; 17- 7 (số có hai chữ số cộng hoặc trừ số có một chữ số).

+ Dạy học số tròn chục: (10, 20, 30... 90) đã dạy cộng trừ các số tròn chục (số có hai chữ số cộng hoặc trừ, số có một chữ số sang đơn giản).

+ Dạy học xong các số có hai chữ số (10, 11, 12... 99) đã có thể dạy học cộng trừ (không nhớ) các số có hai chữ số. Như thế việc dạy thực hành tính theo bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 đã được mở rộng ra số có hai chữ số.

Rõ ràng học sinh củng cố, ôn tập, thực hành nhiều mà không nhàm chán, lúc nào cũng được tiếp cận với kiến thức mới nhưng vẫn vừa sức tiếp thu của học sinh. Đây là ưu điểm của toán 1 (mới); học sinh được thực hành nhiều, củng cố nhiều, tiết kiệm thời gian mà vẫn không cảm thấy nặng nề, căng thẳng.

B. DẠNG BÀI TẬP BẢNG CỘNG (HOẶC BẢNG TRỪ):

Quy trình tổ chức các hoạt động của học sinh gồm:

a. Lập một công thức bảng cộng hoặc trừ: - Quan sát tranh, hình trong SGK để nêu vấn đề mà giải quyết vấn đề đó sẽ dẫn tới thực hiện phép cộng (hoặc phép trừ) (giáo viên giúp học sinh tự nêu được vấn đề). - Dùng vật thực hoặc hình tròn bằng bìa... (Có trong bộ đồ dùng Toán 1) để thể hiện vấn đề (bài toán) vừa nêu rồi giải quyết vấn đề đó (thực hiện phép tính và tìm được kết quả phép tính). - Viết rồi đọc toàn bộ phép tính (trong bảng tính), chẳng hạn: Viết: 3 + 2 = 5; đọc "ba cộng hai bằng năm" Cứ như vậy cho đến khi lập xong bảng tính.

b. Tổ chức cho học sinh ghi nhớ bảng tính: - Cho học sinh đọc thành tiếng; đọc thầm bảng tiếng theo thứ tự khác nhau (lần lượt từ trên xuống hoặc từ dưới lên, hoặc theo thứ tự do giáo viên chọn). - Cho học sinh tái hiện số bị xoá (hoặc che lấp đi) trong một số công thức của bảng tính. n Chẳng hạn: Giáo viên che một số trong bảng tính 3 + 2 = 5 và yêu cầu học sinh nêu toàn bộ phép cộng kể cả số che lấp. + 2 = 5. Học sinh đọc "ba cộng hai bằng năm"... - Cho học sinh tái hiện một số phần của bảng tính: Giáo viên xoá toàn bộ kết quả tính hoặc một số trong vài công thức tính hoặc một số công thức tính trong bảng tính rồi gọi học sinh đọc phần bảng tính đã bị xoá.

c. Tổ chức cho học sinh thực hành, vận dụng bảng tính để giải bài tập trong sách giáo khoa: Học sinh tự làm bài tập trong sách giáo khoa toán 1 (mới) theo thứ tự từ bài 1 đến bài cuối. Không nhất thiết phải làm hết các bài trong mỗi bài tập. Giáo viên nên chọn sẵn một số bài quan trọng để học sinh làm tại lớp; học sinh làm xong bài nào, giáo viên tổ chức cho học sinh chữa bài đó. Khi chữa bài tập nên yêu cầu học sinh nhắc lại một công thức, hoặc một số công thức trong bảng tính để củng cố việc ghi nhớ bảng tính. Nên chuyển một số bài tập (thường là bài tập thực hành có nội dung gắn với một trò chơi học tập) thành trò chơi học tập của từng học sinh (tức là mọi học sinh đều được tham gia trò chơi).

CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
CÁC BÀI LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH, ÔN TẬP
TRONG MÔN TOÁN LỚP BỐN
A. Lí do chọn chuyên đề:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu chung của việc dạy học các bài luyện tập thực
hành, ôn tập là củng cố nhiều lượt kiến thức học sinh mới chiếm lĩnh được, hình thành
và phát triển các kĩ năng cơ bản của môn Toán ở lớp 4 và cấp Tiểu học, hệ thống hóa
các kiến thức đã học, góp phần phát triển khả năng diễn đạt và trình độ tư duy cao ở
học sinh, khuyến khích học sinh phát triển năng lực học tập toán. Các bài tập toán
trong các bài luyện tập thực hành, ôn tập thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng tổng hợp một
cách linh hoạt hơn Vậy làm thế nào để các em lĩnh hội hết được mạch kiến thức của
tiết học một cách chủ động, tạo cho các em hứng thú học tập toán, hình thành bước
đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch, khoa học. Đó cũng là lí do tôi chọn
chuyên đề “ Phương pháp dạy các bài luyện tập, thực hành, ôn tập trong môn Toán
lớp 4” . Nhằm trao đổi cùng các anh chị đồng nghiệp để tìm ra phương pháp dạy học
thích hợp, góp phần nâng cao chất lượng học dạy và học.
B. Nội dung chuyên đề:
1. Thực trạng dạy và học:
a. Về phía người dạy:
Trong nhiều năm trở lại đây việc dạy các tiết ôn tập thường mang tính áp đặt,
giáo viên là người chủ động hướng dẫn học sinh làm bài trên cơ sở gợi ý của mình,
chưa tạo cho các em cơ hội tự nhận ra các kiến thức mà các em đã học, hay tự phát
hiện ra các cách giải mới. Điều đó chưa phát huy hết được khả năng tự sáng tạo của
các em gây cho các em sự máy móc, rập khuôn, nhàm chán, không có hứng thú trong
học tập.
b. Về phía người học:
Học sinh chưa có kĩ năng tự phát hiện, giải quyết vấn đề, có thói quen trông
chờ vào sự gợi ý của giáo viên. Kĩ năng trình bày bài làm còn hạn chế.
2. Các phương pháp dạy học các bài luyện tập, thực hành, ôn tập


a. Hướng dẫn học sinh nhận ra các kiến thức đã học, trong đó có dạng bài tương
tự đã làm hoặc trong các bài tập đa dạng và phong phú.
Nếu học sinh tự đọc đề bài và tự nhận ra được dạng tương tự đã làm hoặc các
kiến thức đã học trong mối quan hệ cụ thể của nội dung bài tập thì học sinh tự biết
cách làm bài và trình bày bài làm. Nếu học sinh nào chưa nhận ra được dạng bài
tương tự hoặc các kiến thức đã học trong bài tập thì giáo viên mới giúp đỡ học sinh
bằng cách hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự nhớ lại kiến thức, cách làm,…giáo viên
không nên làm thay những gì học sinh có thể làm được.
1
Ví dụ: Khi dạy bài Luyện tập/ 83 đối với bài tập 2 tính giá trị biểu thức, giáo viên cho
học sinh tự làm bài, nếu em nào không nhớ cách tính thì giáo viên yêu cầu các em nêu
thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức, để các em nhớ cách làm.
Hay khi học sinh phải thực hành tính, chẳng hạn phải thực hiện phép nhân 3161 x 204
trong một số bài ôn tập cuối kì, cuối năm, nếu học sinh quên cách thực hiện phép tính
nhân dạng này thì giáo viên có thể nêu các câu hỏi giúp học sinh nhớ lại kĩ thuật
tính( không viết tích riêng thứ hai; viết tích riêng thứ ba lùi sang bên trái hai cột so
với tích riêng thứ nhất)…
Trong SGK toán 4 có một số bài tập giới thiệu kiến thức mới cho học sinh. Khi
hướng dẫn bài tập này, giáo viên nên khuyến khích học sinh nêu các kiến thức đã học
và có liên quan trực tiếp đến kiến thức mới trong bài tập, sao cho học sinh nhận ra
rằng, kiến thức mới chỉ là hình thức thể hiện khác của kiến thức đã học hoặc kiến
thức mới và kiến thức đã học tương tự nhau.
Ví dụ: Khi dạy bài Luyện tập về phép cộng và phép trừ giáo viên hướng dẫn học sinh
thực hiện phép cộng 2416 + 5164 = ? sau đó hướng dẫn các em thử lại bằng cách lấy
tổng trừ đi số hạng đã biết để rút ra cách thử lại phép cộng. Thực chất của việc rút ra
cách thử phép cộng chính là tìm số hạng chưa biêt trong một tổng mà các em đã được
học trong các lớp 2,3.
b. Giúp học sinh tự làm bài theo khả năng của từng em
- Ngoài việc giải quyết các bài tập theo yêu cầu ,giáo viên có thể cho học sinh làm
lần lượt các bài tập đã có trong sách giáo khoa, kể cả các bài tập các em cho là dễ.

Không nên bắt học sinh phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. Học sinh đã làm
xong bài tập nào nên tự kiểm tra hoặc nhờ giáo viên kiểm tra rồi làm tiếp theo. Giáo
viên nên chấp nhận tình trạng: trong cùng một khoảng thời gian, có học sinh làm được
nhiều bài tập hơn học sinh khác. Giáo viên nên khuyến khích học sinh khá giỏi hoàn
thành các bài tập ngay trong tiết học và giúp các bạn làm bài chậm hơn. Nói chung, ở
trên lớp giáo viên có kế hoạch cho học sinh làm hết các bài tập do giáo viên lựa chọn;
khuyến khích các em trình bày bài rõ ràng và cách giải quyết hợp lí.
Ví dụ: Khi dạy bài Luyện tập/ 83 đối với bài tập số 2 có 4 câu, ngoài câu b tất cả học
sinh trong lớp phải làm, nếu học sinh nào làm xong câu b thì có thể cho các em làm
thêm câu a. Đối với học sinh khá giỏi có thể cho các em làm thêm bài tập 3 nếu có
thời gian.
c. Tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh
- Nên cho học sinh trao đổi ý kiến (trong nhóm nhỏ, trong cả lớp) về cách giải hoặc
các cách giải ( nếu có) một bài tập. Nên khuyến khích học sinh nêu nhận xét về cách
giải của bạn, tự rút kinh nghiệm để hoàn chỉnh cách giải của mình.
- Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp giúp học sinh tự tin vào
khả năng của bản thân; tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm bài và tự điều chỉnh
những thiếu sót.
2
- Cần giúp học sinh nhận ra rằng: hỗ trợ, giúp đỡ bạn cũng có ích cho bản thân. Thông
qua việc giúp đỡ bạn, học sinh càng có điều kiện nắm chắc, hiểu sâu kiến thức của bài
học, càng có diều kiện hoàn thiện năng lực của bản thân.
Ví dụ: Khi
d. Tập cho học sinh có thói quen tự kiểm tra, đánh giá kết quả luyện tập, thực
hành
- Giáo viên nên khuyến khích học sinh tự kiểm tra bài đã làm để phát hiện điều chỉnh
những sai sót.
- Khi có điều kiện giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình, của
bạn bằng điểm rồi báo cáo giáo viên.
- Động viên học sinh tự nêu những hạn chế (nếu có) trong bài làm của mình, hoặc của

bạn rồi đề xuất phương án điều chỉnh.
e. Tập cho học sinh thói quen tìm nhiều phương án và lựa chọn phương án hợp lí
nhất để giải quyết vấn đề của bài tập, không nên thỏa mãn với các kết quả đã đạt
được.
- Khi học sinh chữa xong bài hoặc khi giáo viên nhận xét bài làm của học sinh, giáo
viên động viên, nêu gương những học sinh đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã có cố
gắng trong khi luyện tập tạo cho học sinh niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân, tạo
cho các em niềm vui vì những kết quả đạt được.
- Khuyến khích học sinh không chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi luyện tập mà còn tìm các
cách giải khác nhau, lựa chọn phương án hợp lí nhất để giải bài toán hoặc để giải
quyết một vấn đề trong học tập; khuyến khích học sinh giải thích, trình bày bằng lời
nói phương pháp giải bài tập,…Dần dần, học sinh có thói quen không bằng lòng với
kết quả đã đạt được và có mong muốn tìm giải pháp tốt nhất cho bài làm của mình,
tìm được cách diễn đạt hợp lí nhất cho cho phương pháp làm bài của mình.
Sau khi học sinh nêu hai cách tính như trên, giáo viên cho học sinh trao đổi ý kiến để
thấy cả hai cách làm đều cho kết quả như nhau. Nhưng trong hai cách làm đó cách
nào thuận tiện hơn thì các em nên thực hiện.
Ví dụ: Khi giải bài tập:
Tính: 45 x 25 + 45 x 75 thay vì học sinh tìm từng tích riêng rồi cộng các kết quả đó
lại
Khi chữa bài có thể cho học sinh nêu cách làm khác như chuyển về một số nhân với
một tích 45 x ( 25 + 75) để tính kết quả sẽ nhanh và tiện hơn.
C. Kế hoạch một bài học:
I. Mục tiêu: Các kiến thức cần đat trong tiết học
II. Đồ dùng dạy học: Nêu các đồ dùng dạy học của giáo viên, đồ dùng học tập của học
sinh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối
với giáo viên, yêu cầu cần học đối với từng học sinh, kể cả học sinh cá biệt, học sinh
khuyết tật.
3

D. Kết luận
Trên đây là những phương pháp dạy học các bài luyện tập, thực hành, ôn tập trong
môn Toán lớp 4, chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Kính mong các anh chị đồng nghiệp
góp ý để cùng nhau rút kinh nghiệm để giảng dạy tốt hơn.

Đại Quang, ngày tháng 3 năm 2015
Người viết

Nguyễn Thị Hòa (b)
4