Phương pháp nghiên cứu của tâm lý học quản lý

 Nhắc đến tâm lý học quản lý có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới một lĩnh vực khoa học xã hội trừu tượng và khó hiểu. Trên thực tế, không nhiều người thực sự hiểu tâm lý học quản lý là gì cũng như vai trò quan trọng của nó trong đời sống xã hội.

Trong bài viết dưới đây, Tri Thức Cộng Đồng sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin đầy đủ nhất xoay quanh chủ đề tâm lý học quản lý đầy mới mẻ, thú vị và ý nghĩa này. 

Mục lục

Tâm lý học quản lý là gì?

Tâm lý học quản lý là gì? Nhắc đến tâm lý học quản lý thì chắc chắn ai cũng mường tượng đến chuyên ngành tâm lý học. Thực vậy, tâm lý học quản lý là một nhánh nhỏ của tâm lý học. Cụ thể, tâm lý học quản lý có nhiệm vụ định hướng và tối ưu hóa quá trình quản lý, lãnh đạo từ đó xây dựng nền tảng để xác định phương thức quản lý. 

Con người từ trước đến nay vốn là chủ thể tạo ra những phát minh hiện đại trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật cũng kéo theo sự thay đổi chóng mặt trong mọi mặt đời sống của con người. Từ đó mà các vấn đề mới nảy sinh nhiều hơn, phức tạp hơn, khó giải quyết hơn. Điều này đòi hỏi con người phải có khả năng sắp xếp, quản lý các vấn đề trong xã hội một cách khoa học và hiệu quả. Từ đó mà khái niệm tâm lý học quản lý ra đời. 

Nhìn chung, lĩnh vực này giúp con người giải quyết những vấn đề quản lý liên quan trực tiếp đến sự điều chỉnh về cảm xúc và lý trí. Tâm lý học quản lý nghiên cứu những vấn đề, những đặc điểm tâm lý học – xã hội, đặc điểm nhân cách nhằm đạt hiệu quả thiết thực trong quản lý vì lợi ích xã hội, tập thể và con người.

2. Ý nghĩa của tâm lý học quản lý 

2.1. Quản lý tâm lý con người

Nhiều người vẫn thường cho rằng, nhắc đến quản lý là nhắc đến những quy tắc khô khan, đầy lý thuyết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác quản lý lại giống như một nghệ thuật. Quản lý tâm lý con người chính xác là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý trí và cảm xúc, lý trí tượng trưng cho kỹ thuật, cảm xúc lại là biểu trưng của các yếu tố tâm lý mang đầy tính nghệ thuật. 

Ý nghĩa của tâm lý học quản lý

Soi xét vào trong thực tế, dù là quản lý bất cứ lĩnh vực nào, muốn thành công thì trước  hết bản chất cần đạt được vẫn là quản lý tâm lý con người. Quản lý ở đây có thể hiểu đó là hai thao tác điều khiển và đánh giá con người. 

Công tác quản lý là một nghệ thuật. Một yếu tố cơ bản của nghệ thuật quản lý, là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa kỹ thuật quản lý và các yếu tố tâm lý con người trong hoạt động quản lý.

Có thể thấy, trong bất cứ hoạt động nào, quản lý tâm lý cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Cụ thể, quản lý tâm lý xuất hiện trong việc căn cứ vào năng lực, tính cách để bố trí, đề cử mọi người vào vị trí phù hợp với họ để phát huy sức mạnh tập thể. 

Khi giao việc cho các cá nhân cũng cần dựa trên khả năng, trình độ, khi đánh giá quá trình làm việc, sự thể hiện của nhân viên, người lãnh đạo cũng cần phải nắm được toàn bộ quá trình từ hoàn cảnh đến diễn biến, mức độ… Để có thể làm được tất cả những điều đó, bạn cần phải nắm được tâm lý học là gì, “tâm lý” của họ ra sao, điều khiển và đánh giá chúng, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp nhất. 

2.2. Đề cao vai trò của con người

Tâm lý học đề cao vai trò của con người

Dù là tính đến thời điểm hiện tại, sự xuất hiện của máy móc kỹ thuật đã dần thế chỗ của con người nhưng thực tế cho thấy bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào cũng liên quan đến tâm lý con người. Trong đó vai trò quản lý tâm lý là quan trọng nhất. Những ngành nghề càng đòi hỏi kỹ thuật cao càng cần đến những tác động tâm lý phù hợp với chức năng công việc. 

Điều này có nghĩa rằng, mặc dù máy móc có thể thế chỗ con người trong một số khâu nhưng vai trò của con người vẫn được đề cao nhất. Con người chính là chủ thể điều phối mọi hoạt động, thứ mà máy móc không có chính là tâm lý, thứ mà máy móc không thể làm cũng chính là điều chỉnh và quản lý tâm lý. 

Muốn tăng năng suất lao động của công nhân mà vẫn không tốn kém chi phí dẫn đến tăng giá sản phẩm thì điều cần làm đó là tác động vào tâm lý của người lao động, công nhân. Suy cho cùng, máy móc vẫn là do óc sáng tạo của con người tạo ra, để tối ưu hóa sức lao động của máy móc cũng cần phải đến cái đầu và bàn tay con người. 

Chính vì vậy, quản lý tâm lý có ý nghĩa đề cao vai trò của con người. Dù ở đâu, trong lĩnh vực nào, mục tiêu là gì, yếu tố con người vẫn cần phải đặt lên hàng đầu. 

Trên đây, chúng tôi đã cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tâm lý học quản lý là gì, ý nghĩa của tâm lý học quản lý trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có được cái nhìn cụ thể và khách quan nhất về lĩnh vực này.

Giới thiệu đến bạn đọc mẫu luận văn thạc sĩ tâm lý học được Tri Thức Cộng Đồng tổng hợp lại.

3. Ở bất kì một lĩnh vực quản lý nào, yếu tố con người đều rất quan trọng

Nhiều ngành nhìn thoáng qua ta tưởng chỉ đơn giản là vấn đề kỹ thuật [du hành vũ trụ, kĩ thuật tinh xảo…], thật ra hầu như ngành nào cũng liên quan đến tâm lý người, kĩ thuật càng cao, càng đòi hỏi những yếu tố tâm lý phù hợp với chức năng công việc.

Trong quản lý kinh tế yếu tố tâm lý càng đặc biệt quan trọng. Muốn nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, một trong những phương hướng quan trọng và chủ yếu là tác động vào tâm lý người công nhân. Ngay từ đầu thế kỉ 20 nhiều công trình nghiên cứu để hợp lý hóa quy trình sản xuất cho phù hợp với tâm lý công nhân [động cơ làm việc, tính khí, khả năng, thao tác sản xuất…] đã được thực hiện và mang lại hiệu quả lớn như công trình của F. Taylo và E. Mayo. Đặc biệt là Mayo đã xây dựng nên thuyết “Các quan hệ con người”, trong đó tâm lý của người công nhân và những mối quan hệ của con người trong sản xuất được coi là một nhân tố cơ bản để cải tiến quy trình và tổ chức sản xuất.

Ngày nay vai trò của con người trong hệ thống quản lý ngày càng cao hơn, quan trọng hơn. Dù khoa học kĩ thuật phát triển đến thế nào đi nữa, nhân tố con người vẫn là quyết định. Hơn nữa sự phát triển của khoa học kĩ thuật lại còn đòi hỏi nhân lực lao động của con người ngày càng cao hơn: sự vận động của tay chân, của cơ quan cảm giác phải chính xác hơn, tinh tế hơn, năng lực tư duy phải phát triển hơn; ý thức tổ chức kĩ thuật càng có ý nghĩa hơn… Như vậy, trong hệ thống quản lý, yếu tố con người càng trở nên quyết định hơn.

1.Các nguyên tắc phương pháp luận:

1.1 Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng.

Nguyên tắc này khẳng định tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan tác động vào bộ não của mỗi người, thông qua lăng kính chủ quan của con người. Tâm lý định hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con người tác động trở lại thế giới, trong đó cái quyết định xã hội là quan trọng nhất.

1.2 Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động .

Hoạt động là phương thức hình thành phát triển và thể hiện tâm lý, ý thức, nhân cách. Đồng thời tâm lý, ý thức, nhân cách là cái điều hành hoạt động thống nhất với nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm lý luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên cứu tâm lý trong sự vận động của nó.

1.3 Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong sự vận động và phát triển không ngừng của  chúng

Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét nhìn nhận các hiện tượng tâm lý trong sự vận động và phát triển không ngừng. Không nên coi hiện tượng tâm lý là nhất thành bất biến.

1.4 Phải nghiên cứu tâm lý trong mối liên hệ giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ với các hiện tượng tâm lý khác: các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách biệt lập mà chúng quan hệ chặt chẽ với nhau bổ sung cho nhau và chuyển hoá lẫn nhau, đồng thời chúng còn chi phối và chịu sự chi phối của các hiện tượng khác.

1.5 Phải nghiên cứu tâm lý của một con người cụ thể, một nhóm người cụ thể, chứ không nghiên cứu một cách chung chung, nghiên cứu tâm lý ở một con người trừu tượng.

2.Các phương pháp nghiên cứu tâm lý:

2.1. Phương pháp quan sát.

Quan sát là phương pháp nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của tâm lý con người [Hành vi, cử chỉ, nét mặt, lời nói, dáng điệu vv..] diễn ra trong điều kiện sinh hoạt tự nhiên, bình thường của họ để từ đó rút ra kết luận.

Quan sát là một loại tri giác có chủ định, cho phép chúng ta thu được nhiều tài liệu cụ thể, sinh động trực quan, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của con người.

Quan sát có nhiều hình thức: quan sát toàn diện, quan sát bộ phận, quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp và tự quan sát.

+ Muốn quan sát có hiệu quả cao cần chú ý những vấn đề sau đây:

* Xác định mục đích, nội dung, kế hoạch quan sát.

* Tiến hành quan sát một cách cẩn thận, có hệ thống.

* Ghi chép một cách khách quan và rút ra những nhận xét trung thực.

Ưu điểm của phương pháp quan sát  là sẽ cho ta thu được các tài liệu cụ thể, khách quan, các thông tin thô.

Nhược điểm: là nó phụ thuộc khá lớn vào người tiến hành quan sát [trình độ, kinh nghiệm, tính trạng sức khoẻ người quan sát]. Đối  với các biểu hiện tâm lý sâu kín của người quan sát [niềm tin, lý tưởng, thói quen, nguyện vọng vv..] rất có thể quan sát được.

2.2. Phương pháp thực nghiệm:

Thực nghiệm là phương pháp tác động vào đối tượng một cách chủ động trong những điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện cần nghiên cứu, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần đo đạc định lượng, định tính một cách khách quan.

+ Thường có hai loại thực nghiệm:

– Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được thực hiện dưới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các ảnh hưởng bên ngoài, chủ động tạo ra những điều kiện làm nẩy sinh nội dung tâm lý cần nghiên cứu

– Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện bình thường của cuộc sống. Khác vơ[i quan sát, trong thực nghiệm tự nhiên, nhà nghiên cứu  có thể chủ động gây ra những biểu hiện  và diễn biến tâm lý bằng cách khống chế những mốt số nhân tố không cần thiết cho việc nghiên cứu, làm nổi bật các yếu tố  cần thiết của thực nghiệm.

Ví dụ: Bố trí một phòng trong đó có 10 người được dặn trước khi đưa một cái hộp màu xanh hỏi màu gì thì người trả lời là màu tím. Sau đó mới người X- là người mà ta cần xem xét tính tự chủ của họ. Lúc vào phòng, sau khi hỏi 10 người đã được chuẩn bị đều trả lời hộp màu tím. Đến lượt người X thì họ có thể trả lời nhiều cách:

– Nó là màu tím chứng tỏ là adua, không có chính kiến.

– Nó là màu xanh có tính tự chủ cao.

Ngoài ra tuỳ theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm tự nhiên lại được phân thành hai loại.

* Thực nghiệm nhận định: là thực nghiệm nhằm xác định thực trạng vấn đề nghiên cứu ở một thời điểm cụ thể.

* Thực nghiệm hình thành: ở loại thực nghiệm này người nghiên cứu tiến hành các tác động giáo dục, rèn luyện nhằm hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối tượng thực nghiệm.

2.3. Test [Trắc nghiệm]:

+ Test là một phép thử để đo lường tâm lý, đã được chuẩn hoá trên một số lượng người tiêu biểu.

Ngày nay có rất nhiều loại test khác nhau để xác định các loại phẩm chất tâm lý sinh lý của con người như: khả năng trí tuệ, năng lực, trí nhớ, độ nhạy cảm của các giác quan, đời sống tình cảm…

Ngày xưa các vua chúa, tướng lĩnh vẫn thường dùng test để tuyển chọn nhân tài. Trong sách “văn thư yếu lược” có dạy rằng: giao việc khó khăn lớn lao để biết nhân tài, giao việc nguy hiểm để thử lòng can đảm, giao việc quân cơ bí mật để thử lòng trung thành với Tổ quốc, giao việc phức tạp nan giải để thử trí thông minh, giao việc tiền tài để thử lòng tham lam của con người.

+ Ưu điểm cơ bản của Test

Các cách thử này ngày nay trong các bài tập gọi là test.

Ưu điểm của Test

– Có khả năng làm cho hiện tượng tâm lý cần đo trực tiếp bộc lộ qua hành động giải bài tập test

– Có khả năng tiến hành tương đối đơn giản bằng giấy bút, tranh vẽ.

– Có khả năng lượng hoá và chuẩn hoá chỉ tiêu tâm lý cần đo

Tuy nhiên test cũng có những khó khăn, hạn chế.

– Khó soạn một bộ test  đảm bảo tính chuẩn hoá, hoàn chỉnh

– Test chủ yếu là cho ta biết kết quả, ít bộc lộ qúa trình suy nghĩ của nghiệm thể để đi đến kết quả

Vì thế, cần sử dụng test như là một trong các chẩn đoán tâm lý con người ở một thời điểm nhất định.

2.4. Phương pháp đàm thoại [trò chuyện]

Là phương pháp nghiên cứu tâm lý con người thông qua việc trò chuyện chân tình, cởi mở với họ, nêu ra các câu gợi mở, các câu hỏi và dựa vào câu trả lời của họ nhằm thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu.

Ưu điểm của phương pháp trò chuyện là ở chỗ cho phép đi sâu nghiên cứu nội tâm con người mà ít chi phí tốn kém.

Nhược điểm là: thứ nhất nó lệ thuộc khá lớn vào kinh nghiệm và khả năng tiếp xúc của người nghiên cứu. Thứ hai: nó dễ xẩy ra việc lồng ý chủ quan của người nghiên cứu qua trao đổi. Thứ ba: không phải đối tượng nào cũng dễ dàng chấp nhận lối nghiên cứu này. Thứ tư là độ chính xác không cao vì kết quả dựa vào những câu trả lời

Có thể đàm thoại trực tiếp hay gián tiếp, có thể hỏi thẳng hoặc hỏi đường vòng.

Khi đàm thoại muốn thu được tài liệu tốt nên:

– Xác định rõ mục đích yêu cầu [Vấn đề cần tìm hiểu].

– Tìm hiểu thông tin về một số đặc điểm của đối tượng.

– Có kế hoạch chủ động “lái hướng câu chuyện”.

– Cần linh hoạt, khéo léo tế nhị khi lái hướng câu chuyện, vừa giữ  được lô gích  tự nhiên vừa đáp ứng yêu cầu của người nghiên cứu.

2.5. Phương pháp điều tra [An két]

+ Là phương pháp dùng một số câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một số đối tượng nghiên cứu, nhằm thu thập ý kiến cuả họ về một số vấn đề nào đó. Có thể bằng các câu hỏi, hoặc trả lời miệng do người điều tra ghi lại

+ Câu hỏi có thể là câu hỏi đóng [nhiều đáp án để chọn], hoặc câu hỏi mở để họ tự trả lời.

Ví dụ: Anh chị hãy cho biết lý do vì sao xin vào làm việc công ty này?

Bạn chọn và đánh dấu vào câu phù hợp:

Vì được trả lương cao

Vì công việc phù hợp với bạn

Vì có nhiều cơ hội thăng tiến

Vì những lý do khác

+ Dùng phương pháp điều tra có thể trong một thời gian ngắn thu thập được một số ý kiến của nhiều người nhưng là ý kiến chủ quan. Để có tài liệu tương đối chính xác phải điều tra nhiều lần và cần soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên theo yêu cầu cụ thể.

Ưu điểm của phương pháp này là thu thông tin khá nhanh và nhiều. Đảm bảo tự do tư tưởng cho người được hỏi, nhưng cần có sự hợp tác  và trách nhiệm cao của người trả lời để thông tin được chính xác và khách quan.

Để phương pháp này đạt được hiệu quả cao khi sử dụng cần:

– Câu hỏi soan thảo phải rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với tình độ của đối tượng được nghiên cứu .

– Soạn kỹ bản hướng dẫn điều tra viên- người sẽ phổ biến câu hỏi điều tra cho các đối tượng .

– Khi xử lý số liệu cần dùng phương pháp toán xác suất thống kê để tránh sự sai sót.

2.6. Phương pháp phân tích kết quả hoạt động:

Đó là phương pháp dựa vào kết quả sản phẩm hoạt động do con người làm ra  để nghiên cứu các chức năng tâm lý của con người đó. Cần chú ý rằng kết quả các hoạt động phải được xem xét trong mối liên hệ vối các điều kiện tiến hành hoạt động.

Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, vì sản phẩm của con người dễ dàng có thể lấy ra để quan sát và đánh giá, hơn nữa lại có thể cùng một lúc sử dụng nhiều người nghiên cứu mà không tốn kém. Nhưng nó có nhược điểm là người nghiên cứu phải giỏi nghiệp vụ mới đưa ra các kết luận bổ ích .

2.7.  Phương pháp phân tích tiểu sử cá nhân:

Đây là phương pháp nghiên cứu tâm lý gián tiếp thông qua hồ sơ, lý lịch lịch sử của người cần xem xét. Qua bản khai lý lịch quá trình công tác hoạt động trong quá khứ để dự đoán đặc điểm tâm lý của họ về các vấn đề cần quan tâm.

Phương pháp này nó có ưu điểm là dễ thực hiện, nhưng lại có nhược điểm là cần phải quản lý tốt hồ sơ, đồng thời lý lịch theo mẫu định sẵn chỉ có thể phản ánh một cách tổng quát theo một số nội dung nhất định nên khó phát hiện yếu tố tâm lý sâu sắc của họ.

Tóm lại: các phương pháp nghiên cứu tâm lý khá phong phú. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy muốn nghiên cứu một chức năng tâm lý một cách khoa học cần:

– Sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp với vấn đề nghiên cứu

– Sử dụng phối hợp và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu để đem lại kết quả khoa học toàn diện.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • cac phuong phap nghien cuu tam ly
  • bài học cơ bản phân tích tâm lí con người
  • các thực nghiệm tâm lý xã hội
  • mô tả các biện pháp nghiên cứu tâm lý
  • nhận xét các phương pháp nghiên cứu tâm lý học giao tiếp
  • Phân tích kỹ các nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu hiện tượng tâm lý
  • phương pháp nghiên cứu tâm lý
  • phương pháp nghiên cứu tâm lý con người
  • trình bày phương pháp trắc nghiệm tâm lý
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề