Phương pháp thuyết minh lớp 10 trang 48

173 lượt xem

Soạn văn 10 tập 2, soạn bài phương pháp thuyết minh trang 48 sgk ngữ văn 10 tập 2, để học tốt văn 10. Bài soạn cho ta hiểu về cách phueoeng pháp .cách làm một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh. Những kiến thức trọng tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết

A- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I- TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

  • Phương pháp thuyết minh là một hộ thống những cách thức mà người thuyết minh sử dụng nhằm đạt đựợc mục đích đặt ra. Phương pháp thuyết minh có tầm quan trọng rất lớn trong việc làm bài văn thuyết minh. Năm được phương pháp, người viết (người nói) mới truyền đạt đên người đọc (người nghe) những hiểu biết về sự vật, sự việc, hiện tượng một cách dê dàng và hiệu quả
  • Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo các nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh; làm nổi bật bản chất và nét đặc trưng của sự vật, hiện tượng; làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.
  • Người học cần rèn luyện kĩ năng nhận thức, phân loại các phương pháp thuyết minh đồng thời rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương pháp thuyết minh vào những bài tập cụ thể, từ đó có kĩ năng vận dụng phương pháp thuyết minh vào làm văn cũng như trong cuộc sống.

II- MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

Đoạn văn

Phương pháp thuyết minh

Tác dụng của phương pháp thuyết minh

(1)

Liệt kê, giải thích

Bảo đảm tính chuẩn xác và thuyết phục người nghe

(2)

Định nghĩa, phân tích, giải thích

Cung cấp những thông tin bất ngờ thú vị về bút danh của thi sĩ Ba-sô

(3)

Nêu số liệu, so sánh

Gây ấn tượng mạnh, tăng sức hấp dẫn và độ chính xác cho thông tin

(4)

Phân loại, giải thích

Cung cấp thông tin thú vị về loại hình nghệ thuật dân gian

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a) Thuyết minh bằng cách chú thích:

Hãy đọc lại câu văn:" Ba- sô là bút danh" đã dẫn ở trên

Vì sao không thể cho rằng tác giả câu đó đã thuyết minh bằng cách định nghĩa?

Trong câu văn:" Ba- sô là bút danh" tác giả đã thuyết minh bằng các chú thích? Thế nào là thuyết minh bằng chú thích? So sánh cách thức thuyết minh bằng định nghĩa và thuyết minh bằng chú thích có những hạn chế và ưu điểm gì? Ví dụ

Trả lời:

Câu "Ba-sô là bút danh" không sử dụng phương pháp định nghĩa vì không đặt Ba-sô vào một loại lớn hơn, cũng không chỉ ra yếu tố nói lên đúng đặc điểm bản chất của nhà văn này. Phương pháp được sử dụng ở đây là phương pháp chú thích.

So sánh:

Giống : có mô hình cấu trúc “A là B”.

Khác :

  • Phương pháp thuyết minh bằng định nghĩa : đặt đối tượng thuyết minh vào một loại lớn hơn, rộng hơn ; Phương pháp này chỉ ra được đặc điểm bản chất của sự vật, hiện tượng để phân biệt nó với hiện tượng cùng loại.
  • Phương pháp thuyết minh bằng chú thích : Nêu ra một tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, chưa phản ánh đầy đủ thuộc tính bản chất của đối tượng.

b) Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân kết quả:

Đọc đoạn văn tiếp tục giới thiệu về thi sĩ Ba-sô (mục 2.b. SGK, trang 50) và trả lời câu hỏi:

Đoạn trích thuyết minh về niềm say mê cây chuối của Ba-sô và tại sao có bút danh Ba-sô. Trong hai mục đích này, mục đích thuyết minh về việc tại sao có bứt danh Ba-sô là chủ yếu mặc dù được nói ngắn hơn niềm say mê cây chuối của Ba-sô. Đây chính là mối quan hệ nhân - quả. Cho dù nguyên nhân có được trình bày dài hơn nhưng nội dung thông báo chính vẫn là kết quả. Niềm say mê cây chuối là nguyên nhân dẫn đến bút danh Ba-sô.

Đoạn trích đã được trình bày một cách hợp lí và hấp dẫn bởi vì người viết đã sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp đối tượng thuyết minh. Nhờ đó mà hình ảnh thi sĩ Ba-sô cùng bút danh của ông hiện lên một cách sinh động, sâu sắc.

III- YÊU CẦU VỚI VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

1. Người làm văn căn cứ vào mục dích thuyết minh để chọn phương pháp phù hợp.

2. Nói cho rõ về sự vật, hiện tượng không phải là mục đích duy nhất của phương pháp thuyết minh. Những dẫn chứng nêu trong bài học cho thấy phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để làm cho văn bản thuyết minh có khả năng gây hứng thú và hấp dẫn nhằm đạt tới mục đích truyền bá vấn đề, thuyết phục người nghe.

Câu 1: trang 51 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh trong đoạn trích sau :

Trong muôn vàn loài hoa mà thiên nhiên đã tạo ra trên thế gian này, hiếm có loài hoa nào mà sự đánh giá về nó lại được thống nhất như là hoa lan.

Hoa lan được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là "Nữ hoàng của các loài hoa".

Họ lan thường được chia thành hai nhóm : Nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.

Có thể nói trong thế giới của hoa, chưa có loài nào đạt đến sự phong phú tuyệt vời như lan, với những sự biến thái rất đa dạng về rễ, thân, lá và đặc biệt là hoa. Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, màu sắc. Với cánh môi còn lượn như gót hài, cánh hoa trong mảnh và mang hòa sắc tuyệt diệu của trắng, vàng, phớt tím, nâu, khi có làn gió nhẹ, hoa Hài Vệ nữ rung rinh, tưởng như cánh bướm mảnh mai đang bay lượn.

(Theo Lê Hoàng, Hoa lan Việt Nam, Tạp chí KTC - Tri thức là sức mạnh, số 5, 1997)

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: trang 52 sgk Ngữ văn 10 tập 2

Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,…). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm ngữ văn 10 bài: Phương pháp thuyết minh


Cập nhật: 07/09/2021

Chào bạn Soạn văn lớp 10 tập 2 bài 23 (trang 48)

Nhằm giúp học sinh củng cố về văn thuyết minh, trong chương trình Ngữ văn lớp 10, các em sẽ được tìm hiểu về phương pháp thuyết minh.

Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 10: Phương pháp thuyết minh, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Soạn văn 10: Phương pháp thuyết minh

Muốn làm được một bài văn thuyết minh, người viết phải nắm được phương pháp thuyết minh.

II. Một số phương pháp thuyết minh

1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học

a. Cho biết các đoạn trích trong SGK thuộc phương pháp thuyết minh nào?

- Đoạn 1 (Thuyết minh về Trần Quốc Tuấn của Ngô Sĩ Liên): Phương pháp nêu ví dụ.

- Đoạn 2 (Thuyết minh về Ba-sô của Hàn Thuỷ Giang): Phương pháp nêu định nghĩa.

- Đoạn 3 (Thuyết minh về vấn đề Con người và con số): Phương pháp dùng số liệu.

- Đoạn 4 (Thuyết minh về nhạc cụ trong điệu hát trống quân): Phương pháp phân tích.

b. Phân tích tác dụng của từng phương pháp trong việc làm cho sự vật hay hiện tượng được thuyết minh càng thêm chuẩn xác, sinh động và hấp dẫn.

- Đoạn 1: Ngô Sĩ Liên thuyết minh về công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. Việc đưa ra ví dụ cụ thể đã làm cho nội dung thuyết minh rõ ràng hơn.

- Đoạn 2: Thuyết minh về các bút danh của Ba-sô. Việc đưa ra các định nghĩa về các bút danh sẽ giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của các bút danh đó.

- Đoạn 3: Thuyết minh về cấu tạo phức tạp và đồ sộ của tế bào trong cơ thể người. Việc sử dụng phương pháp dùng số liệu sẽ giúp giúp người đọc dễ hình dung, đồng thời khiến cho nội dung thuyết minh trở nên chính xác, có tính khoa học cao.

- Đoạn 4: Thuyết minh về các loại nhạc cụ dùng trong hát trống quán. Nhà văn đã sử dụng phương pháp thuyết minh phân tích từ đó cho thấy sự giản dị của nhạc cụ dùng trong hát trống quân hơn.

2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh

a. Thuyết minh bằng cách chú thích

- Câu “Ba-sô là bút danh” không phải là phương pháp định nghĩa, vì tác giả không nêu ra bản chất, hay đặc điểm của tác giả Ba-sô.

- Phương pháp chú thích: giải thích thêm để nội dung trở nên rõ ràng hơn.

- Ưu điểm là các nội dung chú thích được sử dụng linh hoạt hơn, nhược điểm: không có tính khoa học cao.

- Ví dụ:

  • Hồ Chí Minh (1890 - 1969)...
  • Hà Nội (thủ đô của nước Việt Nam)...

b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả

- Mục đích chính của đoạn văn: lai lịch bút danh của Ba-sô.

- Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân quả với nhau.

- Nguyên nhân là niềm say mê cây chuối của Ba-sô, kết quả là lai lịch bút danh của Ba-sô.

III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh

1. Việc chọn phương pháp thuyết minh cần dựa vào mục đích thuyết minh.

2. Đó không phải là mục đích duy nhất, ngoài ra thuyết mình còn nhằm giúp cho người đọc người nghe tiếp nhận dễ dàng, hứng thú.

=> Tổng kết:

- Muốn làm bài văn thuyết minh có kết quả, người làm bài phải nắm được phương pháp thuyết minh.

- Những phương pháp thuyết minh thường gặp là: định nghĩa, chú thích, phân tích, phân loại, liệt kê, giảng giải nguyên nhân - kết quả, nêu ví dụ, so sánh, dùng số liệu…

- Việc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh cần tuân theo nguyên tắc: không xa rời mục đích thuyết minh, làm nổi bật bản chất và đặc trưng của sự vật, hiện tượng, làm cho người đọc (người nghe) tiếp nhận dễ dàng và hứng thú.

IV. Luyện tập

Câu 1. Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp phương pháp thuyết minh trong đoạn trích “Hoa lan Việt Nam”

Gợi ý:

Đoạn văn thuyết minh “Hoa lan Việt Nam” có sự phối hợp giữa các phương pháp:

- Phương pháp chú thích: “Hoa lan được người phương Đông tôn là “Loài hoa vương giả” (Vương giả chi hoa)… nữ hoàng của các loài hoa”.

- Phương pháp phân tích, giải thích: “Họ lan được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan… lớp thảm mục”

- Phương pháp nêu số liệu “Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa, của lá về hình dáng, màu sắc.

=> Việc lựa chọn kết hợp các phương pháp thuyết minh trên là hoàn toàn phù hợp nội dung cần thuyết minh nhằm cung cấp cụ thể, chính xác cho người đọc những hiểu biết về loài hoa trên.

Câu 2. Trong một buổi giao lưu với bạn bè quốc tế, anh (chị) muốn giới thiệu với các bạn một trong những nghề truyền thống của quê mình (trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm...). Hãy viết lời giới thiệu của anh (chị) thành một bài văn thuyết minh dài khoảng 500 chữ.

Gợi ý:

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống của quê hương.

2. Thân bài

- Nêu cụ thể hơn địa chỉ của làng nghề: nằm ở đâu, cách đi đến và nhận dạng như thế nào?

- Nêu nguồn gốc, lịch sử hình thành của làng nghề truyền thống ấy:

  • Làng được hình thành, ra đời từ khi nào?
  • Lịch sử của làng gắn với sự kiện, nhân vật quan trọng nào?
  • Thời gian tồn tại và phát triển dài bao lâu?

- Chi tiết về làng nghề truyền thống ấy:

  • Trong làng có bao nhiêu gia đình theo nghề?
  • Khung cảnh làng như thế nào?
  • Sản phẩm truyền thống của làng nghề. Hiện nay, người dân trong làng vẫn duy trì phương pháp thủ công hay hiện đại. Nêu nét thay đổi, tiến bộ trong hoạt động làm nghề của con người nơi đây.
  • Quá trình những người nghệ nhân làm nghề có gì đặc biệt, gây ấn tượng với em.
  • Sản phẩm tạo ra có hình dáng, màu sắc như thế nào? Thể hiện nét đặc trưng chỉ thuộc về làng nghề này...

- Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề.

- Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây.

3. Kết bài

- Khẳng định lại lịch sử lâu đời của làng nghề.

- Tình cảm của bản thân với làng nghề đó.

Cập nhật: 12/02/2022