Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Nhớ lời cha mẹ là gì

Đọc hiểu Dặn mẹ

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Dặn mẹ hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Dặn mẹ đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Dặn mẹ - Đề số 1

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

“Mẹ ơi những ngày xa

Là con thương mẹ nhất

Mẹ đặt tay lên tim

Có con đang ở đó

Như ngọt ngào cơn gió

Như nồng nàn cơn mưa

Với vạn ngàn nỗi nhớ

Mẹ dịu dàng trong con!”

[Trích Dặn mẹ - Đỗ Nhật Nam]

1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?  

2. Tìm từ láy có trong đoạn thơ.

3. Hai câu thơ sau mang hàm ý gì?

“Mẹ đặt tay lên tim

Có con đang ở đó”

Lời giải

1.- Đoạn trích được viết theo thể thơ năm chữ [ngũ ngôn]

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

2. Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng

3.- Hai câu thơ muốn người nghe [người đọc] hiểu theo hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình 

- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.

Đọc hiểu Dặn mẹ - Đề số 2

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ ơi những ngày xa

Là con thương mẹ nhất

Mẹ đặt tay lên tim

Có con đang ở đó

Như ngọt ngào cơn gió

Như nồng nàn cơn mưa

Với vạn ngàn nỗi nhớ

Mẹ dịu dàng trong con!

[Trích Dặn mẹ - Đỗ Nhật Nam, Hát cùng những vì sao, NXB Lao Động, 2016, tr59]

1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì? [0,5 điểm]

2. Chép lại dòng thơ sử dụng phép tu từ điệp ngữ trong khổ thơ thứ hai. [0,5 điểm]

3. Xác định từ láy, từ ghép trong các từ sau: Nồng nàn, nỗi nhớ. [0,5 điểm]

4. Mẹ đặt tay lên tim

Có con đang ở đó

Em hiểu thế nào về hai dòng thơ trên? [0,5 điểm]

Lời giải

1: - Đoạn trích được viết theo thể thơ năm chữ [ngũ ngôn]

2: Những dòng thơ sử dụng phép tu từ điệp ngữ trong khổ thơ thứ hai là

Như ngọt ngào cơn gió

Như nồng nàn cơn mưa

3:

- Từ láy: Nồng nàn

- Từ ghép: Nỗi nhớ

4. 

“Mẹ đặt tay lên tim

Có con đang ở đó”

Hai dòng thơ được thần đồng Đỗ Nhật Nam viết tặng mẹ trước ngày sang Mỹ du học nói lên tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao quý. Dù hai mẹ con xa cách nhưng mỗi lần  mẹ nhớ đến con, mẹ hãy đặt tay lên trái tim, con sẽ sống mãi trong trái tim của mẹ. “Tim” là biểu tượng cho tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con cũng như tình yêu con dành cho mẹ. Dù đi xa nhưng con vẫn luôn cạnh mẹ, hướng về mẹ và gần mẹ như trái tim mẹ vậy.

Đọc hiểu Dặn mẹ - Đề số 3

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu : 

Mẹ ơi những ngày xa 

Là con thương mẹ nhất 

Mẹ đặt tay lên tim 

Có con đang ở đó 

Như ngọt ngào cơn gió 

Như nồng nàn cơn mưa 

Với vạn ngàn nỗi nhớ 

Mẹ dịu dàng trong con! 

Câu hỏi: 

1. Đoạn trích trên thuộc thể thơ gì? 

2. Gọi tên và phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ 

3. Tìm từ láy trong đoạn thơ 

4. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ 

5. Em hiểu thế nào về 2 dòng thơ?

 " Mẹ đặt tay lên tim 

Có con đang ở đó" 

6. Nêu cảm nghĩ của em về tình mẫu tử 

Lời giải

1. Đoạn trích trên thuộc thể thơ ngũ ngôn

2. 

- BPTT so sánh "Như ngọt ngào cơn gió /Như nồng nàn cơn mưa"

- Tác dụng: Biện pháp so sánh đã thể hiện một cách cảm động tình mẫu tử. Tình cảm ấy trong trẻo, ngọt ngào, da diết như cơn gió, cơn mưa.3.

- Từ láy: ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng

4.

- Danh từ: mẹ, ngày, con, tim, cơn gió, cơn mưa, nỗi nhớ

- Động từ: thương, ở

- Tính từ: ngọt ngào, dịu dàng, nồng nàn

5.

Hai dòng thơ có ý nghĩa: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình. Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.

6.

Đời sống tình cảm của con người vô cùng phong phú nhưng tình mẫu tử  là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng. Khi nói đến tình mẫu tử người ta thường nghĩ ngay đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con. Đây là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi người bởi lẽ tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời.  Từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Đồng thời tình mẫu tử cũng là tình cảm cao cả nhất bởi mẹ là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố. Vì vậy, cần trân trọng tình cảm ấy, sống làm sao cho thật xứng đáng với công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ.

40 điểm

htdt08

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ"Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa"

Tổng hợp câu trả lời [1]

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: phương thức biểu cảm.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.” Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc [Nam Cao] và Cô bé bán diêm [An - đéc- xen], em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
  • Khi đọc bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” ta cần chú ý tới những giọng điệu như thế nào?
  • Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy viết bài văn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.
  • Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” được viết theo thể thơ nào?
  • Luận điểm của đoạn văn trên đựơc thể hiện ở câu nào ? A. Câu 1 C. Câu 3 B. Câu 2 D. Câu 4
  • Dàn ý chi tiết đoạn văn khoảng 200 chữ suy nghĩ của em về trách nhiệm của bản thân mỗi người đối với chính mình, gia đình và cộng đồng xã hội
  • Có ý kiến cho rằng "ông giáo vừa đáng mến,cũng vừa đáng thương".Suy nghĩ của em như thế nào?Hãy lí giải
  • viết đoạn văn 12 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu theo cách lập luận quy nạp trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động, câu mở rộng thành phần[ gạch chân và chú thích]
  • Bốn câu thơ cuối bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” bộc lộ cảm xúc suy nghĩ gì?
  • Phân tích giá trị biểu đạt của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: "Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc" [ “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập 2]

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề