Bệnh trào ngược dạ dày điều trị bao lâu

Hỏi

Chào bác sĩ! Em năm nay 25 tuổi, giới tính nam. Em có triệu chứng hay buồn nôn khi ăn no, có đi khám và được chẩn đoán bị trào ngược dạ dày thực quản đến nay cũng đã giảm. Em xin phép hỏi bác sĩ là điều trị trào ngược dạ dày thực quản có nên ăn ít lại không [tạng người em gầy], và điều trị bao lâu thì mới khỏi hẳn? Em xin cảm ơn!

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn, bác sĩ xin được giải đáp câu hỏi: “Điều trị trào ngược dạ dày thực quản có nên ăn ít lại không và điều trị trong bao lâu?” như sau:

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản do nhiều nguyên nhân gây nên, việc điều trị cẫn sư kiên trì của người bệnh, đặc biệt là thay đổi những thói quen không tốt như hay uống bia rượu, hút thuốc lá, ăn quá no, sau ăn xong đi nằm luôn...

Em không nói rõ nguyên nhân nào gây bệnh trào ngược cho em, mức độ tổn thương như thế nào, cách mà em ăn uống sinh hoạt.. nên không thể nói được khi nào thì khỏi bệnh.

Tuy nhiên em còn rất trẻ nên việc điều trị để có được kết quả tốt là khả quan, nhưng em phải thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân, mức độ và tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Em không được ăn ít để chữa bệnh này nhé, tuổi của em cần rất nhiều năng lượng để học tập và làm việc, nếu thấy việc ăn no làm tăng mức độ trào ngược thì em chia nhỏ các bữa ăn ra nhé.

Em có thể đến cơ sở y tế gần nhất hoặc Bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ hơn. Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Bác sĩ Nội soi tiêu hoá - Khoa khám bệnh và Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

XEM THÊM:

Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Thảo - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng

Trào ngược dạ dày thực quản là để chỉ sự trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Phần lớn những bệnh nhân bị GERD chỉ có triệu chứng nhẹ, thỉnh thoảng mới xuất hiện nên thường không đi khám bệnh, có thể là sinh lý.

  • Trào ngược dạ dày thực quản chẩn đoán chính xác nhất là đo pH trong lòng thực quản, nhưng đây là khảo sát tương đối khó thực hiện và hiện tại không phổ biến ở Việt Nam.
  • Việc chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] thường có thể dựa trên các triệu chứng lâm sàng đơn thuần ở những bệnh nhân có các triệu chứng cổ điển như ợ chua và / hoặc nôn.
  • Mặc dù 40 đến 90% bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý GERD có đáp ứng triệu chứng với thuốc ức chế bơm proton [PPI], nhưng đáp ứng với liệu pháp kháng tiết không phải là tiêu chuẩn chẩn đoán GERD.
  • Bệnh nhân không có các triệu chứng cổ điển - Các triệu chứng khác [ví dụ: đau ngực, cảm giác nóng rát, ho mãn tính, khàn giọng, thở khò khè và buồn nôn] có thể gặp trong bệnh cảnh GERD, nhưng không đủ để chẩn đoán lâm sàng GERD nếu không có các triệu chứng cổ điển của chứng ợ nóng và nôn. Các rối loạn khác cần được loại trừ trước khi quy các triệu chứng vào GERD. Ví dụ, đau ngực không rõ nguyên nhân nên được đánh giá bằng điện tâm đồ và kiểm tra gắng sức trước khi đánh giá đường tiêu hóa.

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản thường có dấu hiệu ợ nóng

Chẩn đoán phân biệt với bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD] bao gồm:

  • Viêm thực quản nhiễm trùng
  • Viêm thực quản do thuốc
  • Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

Các nguyên nhân khác của chứng khó nuốt bao gồm các cơ vòng thực quản và suy giảm nhu động do rối loạn nhu động thực quản.

  • Trào ngược dạ dày có nhiều nguyên nhân trong đó do lối sống là một nguyên nhân hay gặp và khó thay đổi.
  • Do việc dùng thuốc không đúng cách.

Khoảng 10 và 40 phần trăm bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản [GERD] có triệu chứng không đáp ứng hoàn toàn hoặc chỉ đáp ứng một phần với thuốc ức chế bơm proton [PPI].

Thời gian và tuân thủ dùng thuốc - Việc tuân thủ thời gian và tuân thủ thuốc ức chế bơm proton [PPI] kém là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ức chế axit không đầy đủ và GERD kháng trị. PPI nên được dùng trước bữa ăn sáng 30 đến 60 phút để ức chế tối đa bơm proton.

Trong một nghiên cứu bao gồm 100 bệnh nhân bị GERD, chỉ có 46% bệnh nhân được kê đơn PPI cho GERD đang dùng theo lời khuyên. Sử dụng PPI trước bữa ăn giúp kiểm soát tốt hơn pH trong dạ dày so với khi dùng trong hoặc sau bữa ăn.

Sử dụng thuốc không đúng cách dẫn đến trào ngược dạ dày lâu khỏi

Sự khác biệt trong chuyển hóa PPI - PPI được chuyển hóa qua hệ thống cytochrome ở gan, với CYP2C19 có vai trò chủ đạo. Hoạt động của CYP2C19 được xác định ở một mức độ nào đó bởi tính đa hình di truyền.

Khoảng 5 phần trăm bệnh nhân da trắng và > 10 phần trăm người châu Á, là đồng hợp tử về đột biến CYP2C19 [tức là chất chuyển hóa chậm], có khả năng dẫn đến ức chế axit dạ dày nhiều hơn. Tuy nhiên, ở những người đồng hợp tử kiểu hoang dã [những người chuyển hóa nhanh], ảnh hưởng của PPI trên độ axit của dạ dày bị giảm đi và có thể góp phần gây ra thất bại PPI.

Tuân thủ thời gian dùng thuốc: Thời gian sử dụng thuốc thường 4-8 tuần. Đôi khi điều trị 7-10 ngày khỏi, nhưng chuyện tái phát rất nhanh. Vậy nên cần lưu ý những thuốc như PPI nếu sử dụng mà ngưng đột ngột có thể gây tăng tiết axit bộc phát và khiến bệnh trở lại nhanh chóng.

Bệnh nhân chủ quan khi mắc bệnh ở giai đoạn đầu không đi chữa ngay:

  • Ăn uống, sinh hoạt không điều độ
  • Ăn đồ chua cay, thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh
  • Ăn quá muộn, ăn đêm
  • Ăn không đúng bữa, hay bỏ bữa
  • Vận động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn
  • Thường xuyên thức khuya
  • Hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê
  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng thần kinh
  • Béo phì cũng là một nguyên nhân
  • Các thuốc giảm tiết không có tác dụng lâu dài, nên khi ngừng thuốc trào ngược dễ quay trở lại.
  • Ảnh hưởng thời tiết: Thời tiết lạnh cũng là yếu tố dễ bị trào ngược

Béo phì có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày dễ tái phát

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Câu trả lời cho thắc mắc trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không và nhiều thông tin hữu ích khác sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi. Mời bạn cùng tìm hiểu!

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh đường tiêu hóa phổ biến và ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Trong trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý, axit dịch vị thường xuyên trào ngược gây tổn thương thực quản và các cơ quan lân cận, lâu dài không những ảnh hưởng tới việc ăn uống, sinh hoạt của người bệnh mà còn tạo nguy cơ phát sinh những biến chứng nguy hiểm.

Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?

Đầu tiên cần khẳng định, với trình độ y khoa hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoàn toàn có thể chữa khỏi được. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, không thể thiếu sự hợp tác một cách nghiêm túc từ phía người bệnh trong việc tuân thủ phác đồ điều trị và thực hành lối sống kiểm soát tình trạng trào ngược. Các phương pháp phẫu thuật chỉ cần thiết khi phương pháp điều trị nội khoa và điều chỉnh lối sống không đủ hiệu quả hoặc để ngăn chặn một biến chứng nguy hiểm nào đó đang trở nên nghiêm trọng.

Trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi?

Nhiều người đem thắc mắc hỏi bác sĩ điều trị rằng: Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không? Khi nhận được câu trả lời là hoàn toàn có thể được lại không khỏi băn khoăn trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi?

Thực tế, trào ngược dạ dày chữa bao lâu thì khỏi tùy thuộc nhiều vào cấp độ bệnh nhẹ hay nặng, cơ địa và thực tế của người bệnh. Nhìn chung, cấp độ bệnh càng nặng, thì cần thời gian điều trị lâu hơn.

Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản có thể rất khác nhau đối với từng bệnh nhân. Do đó, cách phân chia cấp độ bệnh đáng tin cậy nhất là dựa vào mức độ tổn thương mà trào ngược dạ dày gây ra cho thực quản cũng như tác động lên các cơ quan lân cận.

1. Cấp O

Triệu chứng ợ nóng, ợ chua đặc trưng của trào ngược dạ dày lâu lâu mới xuất hiện. Do đó có thể bị bỏ qua, nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý bình thường.

Ở cấp độ này, chỉ cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt, cơn trào ngược sẽ không xuất hiện nữa.

2. Cấp A – Nhẹ

Đa số bệnh nhân phát hiện mình bị trào ngược dạ dày thực quản ở giai đoạn này. Người bệnh hay bị ợ nóng, ợ chua, có cảm giác nóng ran, cồn cào vùng thượng vị.

Axit dạ dày thường xuyên tiếp xúc làm cho niêm mạc thực quản dưới bị loét nhẹ, tạo cảm giác vướng bên dưới cổ họng ở một số bệnh nhân. Tuy nhiên, điều đó không làm ảnh hưởng đến việc nuốt thức ăn hoặc nước uống.

Bên cạnh áp dụng các điều chỉnh về lối sống để hạn chế cơn trào ngược, người bệnh sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc trung hòa axit dạ dày để hạn chế thực quản bị axit ăn mòn, sớm lành vết thương trở lại. Nếu đáp ứng tốt, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể được chữa khỏi trong 2 – 4 tuần.

3. Cấp B – Vừa

Ở cấp độ vừa, tác động của axit trong các cơn trào ngược thường xuyên không được điều trị làm cho các vết loét thực quản xuất hiện nhiều hơn, loét rộng và sâu hơn bởi bắt đầu bị viêm. Cảm giác đau tăng lên rõ rệt khi nuốt, khiến người bệnh ngại ăn uống.

Video liên quan

Chủ Đề