Quan hệ quốc tế học ở đâu

Quan hệ quốc tế học ở đâu

Ngành Quan hệ Quốc tế là ngành liên quan đến những vấn đề đa dạng như toàn cầu hóa và những tác động đến xã hội và chủ quyền của các quốc gia, bảo vệ sinh thái, tăng trưởng hạt nhân, chủ nghĩa dân tộc, phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm có tổ chức, an ninh nhân loại, và nhân quyền.

Nếu bạn quan tâm đến ngành Quan hệ Quốc tế thì hãy cùng Hướng Nghiệp GPO tìm hiểu sâu về ngành này nhé.

1. Giới thiệu chung về ngành Quan hệ Quốc tế

Ngành Quan hệ Quốc tế (mã ngành: 7310206) là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ, tổ chức phi chính phủ, và các công ty đa quốc gia. Bên cạnh chính trị học, quan hệ quốc tế còn quan tâm đến những lĩnh vực khác nhau như kinh tế, lịch sử, luật, triết học, địa lý, xã hội học, nhân loại học, tâm lý học, và văn hóa học.

2. Các trường đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế

Khu vực miền Bắc:

Khu vực miền Trung:

Khu vực miền Nam:

3. Các khối xét tuyển ngành Quan hệ Quốc tế

  • Khối D01: Ngữ văn – Toán - Tiếng Anh
  • Khối A01: Toán - Vật lí - Tiếng Anh
  • Khối C00: Ngữ văn - Lịch sử - Địa lí
  • Khối D14: Ngữ văn - Lịch sử - Tiếng Anh
  • Khối D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp
  • Khối D72: Ngữ văn – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh
  • Khối D78: Ngữ văn – Khoa học xã hội – Tiếng Anh
  • Khối C15: Ngữ văn – Khoa học xã hội - Toán
  • Khối C19: Ngữ văn – Lịch sử - Giáo dục công dân
  • Khối A00: Toán – Vật lí – Hóa học
  • Khối D15: Ngữ văn – Địa lí – Tiếng Anh
  • Khối D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
  • Khối D11: Ngữ văn – Vật lí – Tiếng Anh

4. Chương trình đào tạo

Khối kiến thức cơ cở

1

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin

16

Môi trường và phát triển

2

Tư tưởng Hồ Chí Minh          

17

Kinh tế phát triển

3

Đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam    

18

Tin học ứng dụng CNTT

4

Lịch sử văn minh thế giới      

19

Giáo dục thể chất

5

Cơ sở văn hoá Việt Nam             

20

Giáo dục Quốc phòng

6

Chính trị học đại cương

21

Lịch sử QHQT I

7

Nhập môn nhà nước và pháp luật

22

Lịch sử QHQT II

8

News listening

23

Lịch sử Ngoại giao VN

9

Phonetics and Pronouciation

24

Nhập môn quan hệ quốc tế

10

Kinh tế vi mô I

25

Phương pháp NCKH trong QHQT

11

Kinh tế vĩ mô I

26

Chính sách đối ngoại Việt Nam

12

Xã hội học đại cương

27

Quan hệ Kinh tế quốc tế        

13

Nhân học văn hóa

28

Công pháp quốc tế

14

Tâm lý học đại cương           

29

Tư pháp quốc tế        

15

Tiếng Việt thực hành 

30

Kinh tế chính trị quốc tế

Khối kiến thức chuyên ngành (chọn 1 trong 3 chuyên ngành sau)

A. Chính trị Ngoại giao

1

Toàn cầu hóa

9

Liên minh Châu Âu

2

An ninh quốc tế

10

Địa chính trị

3

An ninh con người

11

Chính trị học so sánh

4

An ninh Châu Á – TBD

12

Các tổ chức Quốc tế

5

Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

13

Lý luận quan hệ quốc tế I

6

Chính sách đối ngoại Trung Quốc

14

Phương pháp nghiên cứu định tính

7

Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao

15

Nhập môn lý thuyết chính trị

8

ASEAN

B. Kinh tế Quốc tế

1

Kinh tế lượng

6

Nhập môn quản lý dự án đầu tư

2

Kinh tế học quốc tế

7

Phân tích và thẩm định dự án đầu tư

3

Kinh tế vi mô II

8

Kế toán đại cương

4

Kinh tế vĩ mô II

9

Tài chính doanh nghiệp

5

Thanh toán quốc tế

10

Kinh tế Việt Nam từ đổi mới

C. Luật Quốc tế

1

Luật dân sự VN

6

Pháp luật về phòng vệ thương mại

2

Luật sở hữu trí tuệ

7

Pháp luật cạnh tranh

3

Luật kinh doanh

8

Pháp luật về hợp đồng lao động

4

Luật thương mại quốc tế

9

Luật môi trường quốc tế

5

Luật biển

Khối kiến thức bổ trợ

1

Văn hóa giao tiếp

6

Thư ký văn phòng đối ngoại

2

Nghiệp vụ ngoại giao

7

Marketing nhập môn

3

Giao tiếp xuyên văn hóa

8

Đối ngoại công chúng

4

Đàm phán quốc tế

9

Chairing international conference

5

Báo chí và thông tin đối ngoại

10

Hợp đồng thương mại quốc tế

Thực tập thực tế

1

Tiến trình lịch sử Việt Nam

3

Thực tập nước ngoài

2

Thực tập công ty

Theo Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM

5. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí khác nhau, cụ thể:

  • Chuyên viên đối ngoại và hợp tác quốc tế tại các cơ quan nhà nước
  • Chuyên viên đại sứ quán, lãnh sự quán
  • Điều phối viên dự án tại các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, công ty, doanh nghiệp liên doanh, văn phòng đại diện
  • Phóng viên, biên tập viên báo chí tại quốc tế
  • Chuyên viên công tác truyền thông, quản lý báo chí
  • Biên – Phiên dịch viên quốc tế
  • Biên tập bản tin, chương trình, làm phóng sự, dẫn chương trình… và các công việc khác thuộc lĩnh vực truyền thông
  • Nghiên cứu viên, giảng viên đào tạo ngành Quan hệ Quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc

Lời kết:

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Sư phạm Toán học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Khánh Ngân

Theo trangedu.com