Quy định về định giá tài sản trên đất

Kết quả xử lý PAKN

Trả lời: Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự và tại Điều 3 Thông tư số 43/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 quy định về căn cứ định giá tài sản không phải là hàng cấm như sau: - Giá thị trường của tài sản: là giá giao dịch phổ biến trên thị trường của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự với tài sản cần định giá tại thời điểm định giá và địa điểm định giá được yêu cầu định giá. Giao dịch phổ biến trên thị trường là hoạt động mua, bán tài sản được tiến hành hợp pháp và công khai trên thị trường. Một tài sản được coi là có giao dịch phổ biến khi có ít nhất 03 tài sản tương tự có giao dịch mua, bán trên thị trường. Mức giá giao dịch phổ biến được thu thập là giá mua, bán thực tế của giao dịch thành công; giá niêm yết của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giá chào bán, giá chào mua; giá kê khai; giá trúng thầu; giá ghi trên hóa đơn, hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ… - Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định: là mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc quyết định đang có hiệu lực áp dụng tại thời điểm được yêu cầu định giá. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá thì áp dụng mức giá cụ thể do cơ quan hoặc đơn vị sản xuất kinh doanh quy định tại thời điểm được yêu cầu định giá; - Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp: là giá được xác định theo kết quả thẩm định giá tại Chứng thư thẩm định giá và Báo cáo kết quả thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá còn hiệu lực đối với tài sản được thuê thẩm định giá; - Giá trong tài liệu, hồ sơ hợp pháp về loại tài sản đó do các cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan yêu cầu định giá cung cấp; - Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá: là những thông tin, tài liệu giúp xác định giá của tài sản cần định giá, như mức độ sử dụng tốt nhất có khả năng mang lại giá trị cao nhất, hiệu quả nhất của tài sản; quan hệ cung cầu về tài sản; ý kiến đánh giá về giá trị của tài sản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá nhân có kiến thức, hiểu biết về tài sản; lời khai và hồ sơ tài liệu của các bên liên quan đến tài sản; giá của tài sản tương tự với tài sản cần định giá trong vụ án khác và đã được Hội đồng định giá tài sản thực hiện định giá trước đó; giá của tài sản tương tự với tài sản cần định giá thu thập được trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức trong khu vực và trên thế giới khi Hội đồng tiến hành mở rộng thu thập giá tại khu vực và thế giới. * Lưu ý: Trường hợp có từ 02 căn cứ trở lên, Hội đồng định giá tài sản tùy theo tính chất, đặc điểm tài sản cần định giá và tình hình thông tin thu thập được liên quan đến tài sản để xác định thứ tự ưu tiên của các căn cứ định giá tài sản. Các mức giá từ các nguồn thông tin quy định ở trên được xác định tại thời điểm và tại nơi tài sản được yêu cầu định giá theo yêu cầu định giá của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. + Trường hợp tại thời điểm được yêu cầu định giá không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự thì áp dụng tại thời điểm định giá hoặc gần thời điểm định giá nhưng không quá 02 năm [24 tháng] tính đến thời điểm định giá. Thời điểm định giá là thời điểm mà giá trị tài sản được phản ánh theo yêu cầu định giá của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; + Trường hợp tại địa điểm được yêu cầu định giá không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự thì mở rộng khu vực thu thập thông tin về giá sang các khu vực có đặc điểm thị trường tương tự với địa điểm được yêu cầu định giá. Trường hợp không thu thập được các mức giá của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự trong lãnh thổ Việt Nam, thì mở rộng việc thu thập giá tại khu vực và thế giới trên các trang thông tin điện tử chính thức của các cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh tại khu vực và thế giới.

Trên đây là các căn cứ dùng để định giá tài sản không phải là hàng cấm trong tố tụng hình sự, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tư vấn cho bà được rõ.

Quyền sử dụng đất, thuê đất và tài sản gắn liền với đất là các tài sản có giá trị đối với mọi người dân. Và các tài sản này sẽ được xác định giá trị cụ thể theo đúng các quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Vậy cách tính giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất như thế nào? Cùng tìm hiểu về vấn đề này cùng chuyên mục Tư vấn pháp luật đất đai Thành phố Bảo Lộc – Kover Group nhé!

Cách xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất 

Căn cứ quy định tại điều 3, Thông tư số 80/2017/TT-BTC ngày 02 tháng 8 năm 2017 hướng dẫn về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, thuê đất và tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất.

Phương pháp xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất

Phương pháp xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất

Theo quy định, việc xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất được tạo thành hợp pháp và không có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước sẽ được thực hiện như sau:

  1. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất đai do vi phạm pháp luật về đất đai thì UBND cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm xem xét từng trường hợp cụ thể để quyết định việc trả lại giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất. Và trong trường hợp này việc xác định giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất để hoàn trả lại cho chủ sở hữu tài sản sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm nhà nước thu hồi đất.
  2. Giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất được xác định là tổng giá trị còn lại của từng tài sản gắn liền với đất bị thu hồi. Giá trị còn lại của từng tài sản gắn liền với đất sẽ được xác định theo cách sau:
  • Giá trị còn lại đối với cây trồng, vật nuôi được xác định bằng mức bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi được quy định tại Điều 90, Luật Đất đai năm 2013.
  • Giá trị còn lại của nhà ở, vật kiến trúc hay các công trình xây dựng khác được xác định bằng công thức:
Công thức tính giá trị còn lại tài sản gắn liền với đất

Giá trị còn lại của công trình xây dựng gắn liền với đất = Tỷ lệ % chất lượng còn lại của công trình xây dựng gắn liền với đất x Giá xây dựng mới của công trình xây dựng gắn liền với đất

Trong đó:

Tỷ lệ % chất lượng còn lại của công trình xây dựng gắn liền với đất = 1 – [Thời gian mà công trình xây dựng gắn liền với đất đã qua sử dụng/Thời gian tính khấu hao [hao mòn] áp dụng đối với công trình xây dựng gắn liền với đất].

Giá xây dựng mới của công trình xây dựng gắn liền với đất = Đơn giá 1m2 xây dựng mới của công trình xây dựng gắn liền với đất có tiêu chuẩn tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành [hoặc theo quy định cụ thể của địa phương] áp dụng tại thời điểm thu hồi đất x Diện tích xây dựng của công trình xây dựng gắn liền với đất.

Giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất để hoàn trả cho người sử dụng đất trong trường hợp người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất cũng được xác định theo công thức trên.

Một số lưu ý

Trường hợp công trình xây dựng gắn liền với đất chỉ bị thu hồi một phần nhưng phần còn lại của công trình không còn sử dụng được. Đối với trường hợp này thì giá trị hoàn trả sẽ bằng với giá trị còn lại của toàn bộ công trình xây dựng gắn liền với đất. 

Trường hợp công trình gắn liền với đất bị thu hồi một phần nhưng phần còn lại vẫn sử dụng được thì giá trị hoàn trả sẽ bằng giá trị phần công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi và chi phí sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của công trình xây dựng gắn liền với đất bị thu hồi.

Trường hợp công trình xây dựng gắn liền với đất không đủ với các tiêu chuẩn kỹ thuật của bộ quản lý chuyên ngành ban hành hoặc chưa có trong quy định của địa phương. Trường hợp này UBND cấp tỉnh sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện xác định giá trị còn lại của công trình gắn liền với đất phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.

Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng

Cách tính giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất trong trường hợp này được áp dụng cho các đối tượng sau:

  • Người bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai được quy định tại điểm c và điểm g, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013.
  • Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất theo quy định tại điểm c, Khoản 1, Điều 65 Luật đất đai năm 2013.
  • Người thu hồi đất có nguồn gốc từ Nhà nước cho thuê đất trả tiền theo hằng năm nhưng đã trả trước tiền thuê đất nhiều năm.
  • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Như vậy trên đây Kover Group vừa chia sẻ với các bạn những thông tin liên quan đến cách tính giá trị còn lại của tài sản gắn liền với đất. Nếu có thắc mắc gì bạn có thể liên hệ với Kover Group để được hỗ trợ tư vấn, giải đáp nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Video liên quan

Chủ Đề