Quy tắc 1/3 là gì

Tôi tin rằng nếu bây giờ tôi đưa bạn chiếc điện thoại và nhờ chụp hộ một tấm hình, dòng điện đầu tiên xoẹt qua đầu bạn sẽ là làm sao để có thể đặt người tôi vào giữa tấm hình và hạ thật thấp để chân tôi được dài ra.

Đó là quan điểm phổ biến mà ai cũng cho là đẹp.

Hmmm…

Đôi khi nó cũng đẹp thật nhưng để tôi bật mí cho bạn một cơn sốc nà: đặt chủ thể ở giữa khung hình vô cùng khó và … xấu.

Vậy hãy để tôi giới thiệu cho bạn cách để có một khung hình đẹp hơn nhé: Chụp bố cục một phần ba. Vì sao ư? Tiếp tục đọc để tìm câu trả lời nhé!

Mục lục

A. Khái niệm: Bố cục 1/3 hay quy tắc 1/3 là gì?

Slrlounge.com – một trong số các trang web nổi tiếng nhất về nhiếp ảnh định nghĩa rằng Quy tắc 1/3 hay Rule of Thirds là một kiểu bố cục mà bức ảnh được chia đều ra làm 3 phần, cả ngang và dọc, và chủ thể của bức ảnh được đặt ở đoạn giao nhau hoặc đôi khi là dọc theo các đường thẳng đó.

Credit: Unsplash

Để hình dung tốt hơn, bây giờ bạn hãy nhấc máy lên và thao tác theo mình để bật chế độ khung Grid cho dễ hình dung hơn nhé!

* Điện thoại Android: Vào phần chụp ảnh > Bấm vào nút mũi tên hướng xuống ở trên đỉnh màn hình > Chọn biểu tượng setting ⚙️ > Chọn Grid Type > Chọn 3×3.

* Điện thoại iPhone: Vào phần Setting/Cài đặt của máy > Chọn Camera/Ảnh và Camera > Mở Grid/Lưới.

* Máy ảnh Canon, Nikon: Bấm Menu > Dùng phím điều hướng trái phải để tìm đến phần Display setting > Chọn Grid Display > Chọn Grid 1.

* Máy ảnh Sony: Bấm Menu > Chọn tab Setting ⚙️ > Di chuyển xuống chọn Grid Line > Chọn Rule of 3rds Grid.

Thế là bây giờ mỗi khi bạn chụp ảnh đã có những đường lưới giúp bạn biết nên đặt chủ thể ở đâu rồi.

Bây giờ thì hãy cùng mình khám phá vì sao Bố cục 1/3 lại quan trọng ở phần tiếp theo nha!

>>> Bài viết cùng chuyên mục nhiếp ảnh: Ảnh cháy sáng: Để sắp đặt một sai lầm

B. Vì sao Bố cục một phần ba lại quan trọng?

1. Bởi vì nó dễ

Bạn cũng thấy rồi đó mọi thiết bị nay đều hỗ trợ chế độ Grid, việc bạn làm chỉ là sắp xếp bối cảnh và đặt chủ thể vào những vị trí chiến lược này mà thôi.

2. Bởi vì chụp chính giữa không đẹp và quá nhàm chán

Ở phần đầu bài mình có nói trúng tim đen của 90% người cầm máy đó là luôn cố gắng đưa nhân vật chính vào chính giữa. Điều này đã bị lạm dụng quá nhiều dẫn đến việc nó trở nên nhàm chán.

Hơn nữa, với chủ thể ở giữa khung hình, điều đó dẫn đến việc phần hậu cảnh/background sẽ chẳng còn gì đặc sắc. Hãy tưởng tượng nếu mình được đặt nằm giữa tấm ảnh này thì liệu con thác đổ phía sau có còn thu hút?

Thác Bản Giốc, Cao Bằng 1/2021

3. Tạo điểm nhấn

Việc đặt chủ thể ở trên các đoạn giao hoặc dọc một đường dẫn sẽ thu hút sự chú ý vào chủ thể ấy. Đây là một quan điểm được khoa học ủng hộ bởi bố cục một phần 3 “đôi khi” được xem là phiên bản đơn giản của Tỷ lệ vàng.

Bạn có thể hiểu đơn giản như này, nếu như người ta đọc văn bản từ trái sang phải thì trong nhiếp ảnh, quy tắc 1/3 cũng tương tự như vậy. Chẳng thế mà phim ảnh sử dụng quy tắc này rất nhiều.

4. Quảng cáo sản phẩm

Việc đặt chủ thể lệch sang một bên tạo điều kiện để chúng ta lấp trống phần hậu cảnh một cách có chủ đích. Các Livestreamer làm việc này rất tốt, giúp phần đưa thương hiệu của họ vào tâm trí vào khách hàng mà họ cũng không hay.

>>> Có thể bạn quan tâm: Background chụp hình: Chúng ở khắp mọi nơi, tận dụng sao đây?

C. Sử dụng bố cục 1/3 như thế nào?

Ở bài viết trước về đường dẫn trong nhiếp ảnh mình có thêm một phần là “Tìm đường dẫn trong nhiếp ảnh thế nào, ở đâu?”. Mình hy vọng chuỗi bài này sẽ luôn có một outline như vậy với những đề mục như vậy. Tuy nhiên, bố cục 1/3 nằm trong tay bạn chứ không ở đâu xa. Sự thật là nó tồn tại ở bất cứ đâu, việc của bạn chỉ là chọn lựa cho tấm hình của mình mà thôi. Đó là lý do mình sẽ đi luôn vào phần vận dụng quy tắc 1/3 như thế nào.

1. Sử dụng bố cục 1/3 chụp phong cảnh/landscape

Khi chụp phong cảnh thứ bạn gặp nhiều nhất đó chính là đường chân trời/horizontal line. Thường một bức ảnh phong cảnh đẹp là một bức ảnh chụp có đường chân trời nằm dọc đường lưới/grid.

Vậy nên đặt đường chân trời đó ở phần lưới phía trên hay phía dưới?

Điều này còn tùy…

Các nhiếp ảnh gia phong cảnh là những người cực kỳ quan tâm đến thời tiết. Bạn biết vì sao không?

Bởi không đời nào họ chịu chụp mây trời xám xịt vào một ngày đông âm u cả. Do đó, có một lời khuyên để mọi người học theo những nhiếp ảnh gia phong cảnh đó là: Nếu ngày hôm đó trời không đẹp thì nên để đường chân trời ở đường lưới phía trên.

Ngược lại, nếu bầu trời trong xanh, bạn có thể xem xét chỉ lấy 1/3 ảnh chứa mặt đất hoặc yếu tố con người, 2/3 ảnh còn lại chụp bầu trời thì ảnh sẽ đẹp hơn.

Bố cục ổn nhưng lens cùi nên ảnh hỏng =]] – Fujicolor C200 Date 2013, Fansipan 10/2020

2. Sử dụng bố cục 1/3 chụp chân dung/portrait

Chủ thể nên được đặt nghiêng hơn về một bên, có thể trái có thể phải.

Kodak Vision 500T- 10/2020

Đây không phải là bất cân bằng. Thực tế, các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp luôn khuyên khi chụp chân dung góc chéo, ta nên để khoảng trống nhiều hơn ở đằng trước chủ thể. Việc này tưởng chừng như phá vỡ sự cân bằng, nhưng không, nó cho thấy điều ngược lại. Nghe mình giải thích nè.

Thực ra nó cũng chỉ là một yếu tố tâm lý dễ hiểu thôi. Phản xạ của não bộ là vô cùng thần kỳ, khi nó nhìn thấy ánh mắt hay hướng của khuôn mặt chủ thể, nó hiểu và xử lý tình huống đó ngay, vì nó biết rằng, nhân vật ấy đang hướng về phía trước. Do vậy mắt ta cũng tò mò đưa về phía trước đó để quan sát. Nếu lúc này chủ thể nằm chính giữa khung hình thì phần sau lưng của họ chẳng mang lại ý nghĩa gì, mà phần phía trước lại cụt ngủn, đánh mất cảm xúc người xem.

Trừ khi bạn có ý đồ tạo sự tương phản, đối lập, hay xung đột, thổi bùng cảm xúc gay gắt. Những tấm hình như vậy thường thì tác giả sẽ chụp từ phía sau lưng không lấy mắt hoặc nếu có mắt thì chủ thể sẽ đang nhìn vào ống kính hoặc liếc về phía sau như tấm hình dưới đây.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by britta [@brittabug]

Còn khi chụp chân dung chính diện thì sao?

Cách tốt nhất là đặt đôi mắt – cửa sổ tâm hồn ở đường lưới phía trên.

Nhiều người  mắc lỗi là để mắt ở chính giữa hình. Thường thì việc này sẽ dẫn đến một khung hình không cân đối vì phần phía trên của đầu sẽ bị trống. Ta có thể xử lý những bức ảnh như này bằng việc hậu kỳ như là Crop hay thêm chữ, nhưng không phải ai cũng vui khi làm việc này.

Credit: @Oliverragfelt | Unsplash

3. Sử dụng bố cục 1/3 chụp nhiếp ảnh đường phố/street photography

Cái tên gọi nhiếp ảnh đường phố có thể dễ gây hiểu nhầm với việc chỉ chụp ảnh đường phố. Nhiếp ảnh đường phố thực chất bao gồm tất cả những gì xảy ra quanh chúng ta một cách tự nhiên, tình cờ mà các nhiếp ảnh gia chộp lấy được.

Về việc sử dụng quy tắc 1/3 trong nhiếp ảnh đường phố, hãy nhớ chủ thể làm điểm nhất của bạn sẽ cuốn hút hơn nếu được đặt ở vị giao nhau của các đường lưới ấy.

Bên cạnh đó, các mặt đường, lát gạch có thể được tận dụng tạo chiều sâu cho tấm ảnh khi bạn hạ thấp người và góc máy. Lúc này hãy nhớ đặt đường ngang cuối đoạn đường đó ở vị trí đường lưới phía dưới thì sẽ hút ánh nhìn hơn.

Kodak Gold Date 2000 – Đê Thường Tín, 10/2019

4. Kết hợp với đường dẫn

1/3 và đường dẫn là 2 thủ thuật được sử dụng nhiều nhất trong nhiếp ảnh, đến độ nó trở thành bản năng sẵn có của nhiều người cầm máy.

Tìm kiếm và áp dụng chúng lại không khó, thế nên đây là 2 kĩ năng mình luôn khuyến khích mọi người cải thiện.

Đường dẫn hướng tới ngôi chùa nhỏ trên đỉnh Fansipan – 10/2020

Và nếu có thể kết hợp chúng với nhau thì bố cục của ảnh lại càng thêm vững mạnh. Nhưng phải làm sao?

Thứ nhất, hãy tìm cho mình một đường dẫn [đọc thêm tại đây], sau đó đưa chủ thể vào đường dẫn đó, đồng thời đảm bảo chủ thể ở trên đường lưới hoặc điểm giao các đường lưới.

6. Kết hợp với cấu trúc hình học

Cấu trúc hình học luôn cuốn hút dù đặt ở tiền cảnh hay hậu cảnh. Nếu đặt chủ thể ở vị trí 1/3 cùng với yếu tố hình học thì bức ảnh sẽ đẹp hơn nữa.

Kodak Tri-X Date 2004 – 5/2020

Nhớ rằng bạn cũng có thể tự tạo ra cấu trúc hình học. Ví dụ, hình tam giác là hình rất phổ biến mà lại dễ tận dụng.

Tam giác chủ thể – Làng Hoa Tây Tựu, 6/2020

Khi chụp nhóm chủ thể, hãy luôn nhớ số 3 là con số đẹp [với điều kiện bạn biết bố trí]. Ví dụ chụp 3 người luôn đẹp hơn chụp 2 người hoặc 4 người vì nó tạo sự đa dạng vừa đủ [so với 4] mà lại không bị tương phản so sánh [so với 2].

Trẻ em chơi đùa sân đình – Làng Hoa Tây Tựu, 11/2020

7. Kết hợp với nền đơn sắc/Negative space

Nền đơn sắc là những phần hậu cảnh/background chỉ có 1 màu. Nó tránh nhiễu, giúp chủ thể càng thu hút hơn.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nền đơn sắc ở các bức tường, tấm rèm, hay nền đá, nền đất, nền trời… vân vân và vân mây.

Tóc đỏ, son đỏ, da trắng nổi bật trước nền tường tối màu – Kodak Vision 500T, 10/2020
Credit: @heftiba | Unsplash

>>> Bài viết cùng chuyên mục nhiếp ảnh: 8 cách tạo chiều sâu cho ảnh: Những lưu ý, kinh nghiệm

D. Lưu ý khi sử dụng bố cục một phần ba

  • Quy tắc sinh ra để phá vỡ. Không nên quá tin vào quy tắc 1/3. Ví dụ khi chụp nhiếp ảnh đường phố, chủ thể đang nhìn vào ống kính thì đặt nhân vật ở giữa sẽ đẹp và “có lý” hơn. Hay mục đích của tác giả là tạo tương phản, xung đột về mặt cảm xúc thì đi ngược lại các quy tắc sẽ hỗ trợ cho các việc đó.

101 mẹo tạo dáng

E. Mẹo chọn địa điểm chụp hình tận dụng bố cục 1/3

Như đã nói ở trên, bố cục 1/3 ở khắp muôn nơi chỉ chờ để bạn gói ghém vào khung hình của mình thôi. Nhưng để bạn dễ hình dung và áp dụng hơn, mình xin gợi ý những địa điểm phía dưới cùng giải thích cụ thể nhé!

1. Lên núi

Cheo leo trên các dãy núi cho bạn một cái nhìn xa hơn về phía chân trời. Tại đây bạn có thể sắp đặt các góc máy để quyết định nên đặt đường chân trời ở góc 1/3 phía trên hay phía dưới thì phù hợp hơn.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Đặng Thùy Giang [@giangthuydang]

2. Xuống biển

Nhiều người có tình yêu đặc biệt với biển bởi họ có thể tận hưởng những giây phút yên bình nhất mỗi khi bình minh đến cũng như hoàng hôn qua.

Họ đâu biết mình đang có cơ hội được chụp những tấm hình tuyệt vời mà chỉ cần nhấc điện thoại lên, đặt đường chân trời trùng với đường lưới 1/3 hay mặt trời cũng vậy.

 

View this post on Instagram

 

A post shared by ? Sunset Beach??? [@sunset.beachpq]

3. Trong thành phố

Vài năm trở lại đây xuất hiện ngày một nhiều những quán cafe concept kiểu rooftop. Chúng được dựng lên đánh vào tâm lý ưa sống ảo của giới trẻ.

Hoàng hôn xuống, các đôi bạn lại rủ nhau lên rooftop để đưa mặt trời đỏ hỏn vào trong hình. Nếu bạn sẽ làm vậy, đừng quên quy tắc 1/3 nhé!

 

View this post on Instagram

 

A post shared by Hoàng Đức Duy [黃德惟] [@duybuta96]

4. Về nông thôn

Những đồng lúa bạt ngàn hay những loại hoa, cây cỏ có thể làm tiền cảnh, hậu cảnh tuyệt vời cho chúng ta. Tết này về quê, đừng quên ghé thăm những cánh đồng nơi tuổi thơ bạn chôn giấu nhé!

Google Pixel 2 – Làng Hoa Tây Tựu, 1/2021

5. Tham khảo thêm

– Bài viết về đường dẫn để có thể tìm kiếm những địa điểm kết hợp 2 phương pháp dàn dựng bố cục này. Đọc tại đây.

>>> Tìm hiểu thêm: Golden Ratio/Tỉ lệ vàng trong nhiếp ảnh: Toán học thì liên quan gì đến nhiếp ảnh chứ?

F. Lời kết

Đọc đến đây tức là bạn đã chắc rằng mình cần phải dần từ bỏ thói quen chụp ảnh chính giữa. Chụp ảnh chính giữa thực ra không xấu, mà khó. Trong khi bố cục một phần ba lại rất dễ sử dụng và dễ chụp. Vậy tại sao bạn không cầm điện thoại hay máy ảnh của mình lên vài đặt chế độ lưới/grid và thực hành nhỉ? Mình đảm bảo một vài hôm tới đây bạn đã có thể tự hào khoe với chúng bạn về kĩ năng chụp ảnh lành nghề của mình rồi!

Nếu mọi người thấy hữu ích, hay tặng cho mình 1 like, share, và comment động viên nhé!

Dù kiến thức mình còn nhiều hạn chế, vẫn rất mong ý kiến đóng góp của mọi người để chúng ta cùng học hỏi hơn nữa. Hãy liên lạc với mình qua #chinhhunky trên các mạng xã hội khác nhau nhé!

Bố cục 1 3 đường mạnh điểm mạnh là gì?

Bố cục 1/3. Các đường cắt dọc gọi các “đường dọc mạnh”, các đường cắt ngang gọi các “đường ngang mạnh” hay các “đường chân trời”, chúng giao nhau tại 4 điểm [đánh dấu đỏ] gọi các “điểm mạnh”.

2 phần 3 là như thế nào?

Tưởng phép đếm nhưng thực chất, “2, 3 con mực” cách thể hiện tình yêu kiểu mới của Gen Z. Cụm từ "2, 3 con mực" lần đầu xuất hiện vào cuối tháng 9, mở đầu cho bài hát Anh yêu em cực của rapper Linh Thộn và Minh Vũ.

Đường mạnh là gì?

-Đường mạnh: Một đường chéo hay một đường cong được xem là mạnh khi: - Xuất phát từ 1 góc của bức ảnh [hình chữ nhật hoặc hình vuông] đến điểm chia 1/3 của cạnh đối diện. - Hoặc xuất phát từ điểm 1/3 của cạnh này đến điểm 1/3 của cạnh kia.

Chủ thể bức ảnh là gì?

Một bức ảnh đẹp một khung ảnh chứa đựng cái đẹp, cái đẹp đó phần lớn phụ thuộc vào một yếu tố chính đó là chủ thể của bức ảnh. Chủ thểthể là một cái đó có hình thù thú vị, lạ hay độc đáo. Khi kết hợp với các tiêu chuẩn làm nó nổi bật và với các yếu tố phụ trợ khác sẽ làm nên một ảnh đẹp cho bạn.

Chủ Đề