Quy trình chăm sóc cây ăn quả được thực hiện như thế nào

Home » Hướng dẫn kỹ thuật » Kỹ thuật trồng cây ăn quả » Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ăn quả đơn giản hiệu quả nhất

Skip to content

Trồng cây ăn quả đã trở thành một hình thức canh tác nông nghiệp mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền, đất đai, môi trường sinh thái để có thể trồng những loại cây ăn quả khác nhau. Vậy quá trình trồng cây ăn quả diễn ra như thế nào, mời quý bạn đọc đón xem bài viết dưới đây nhé. Cây ăn quả có rất nhiều chủng loại khác nhau và được trồng phổ biến nhất phải kể đến cây bưởi, cam, quýt, nhãn, táo,…Có những loại cây ăn quả chỉ có thể trồng trên những địa bàn phù hợp với tính chất, đặc thù của chúng. Ở các tỉnh miền Bắc sẽ phù hợp và thuận lợi khi trồng cây vải thiều, còn ở miền nam trồng được cây chôm chôm, sầu riêng,..Tuy nhiên, có một quy trình có thể áp dụng với tất cả các loại cây ăn quả được rất nhiều hộ nông dân thực hiện và quy trình trồng cây ăn quả đó gồm các giai đoạn sau:

Xác định mùa vụ trồng, điều kiện sinh thái của từng loại cây ăn quả

Đầu tiên bạn cần nắm bắt rõ về đặc điểm, điều kiện sinh thái mà cây thích nghi được như về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, độ cao, lượng mưa hằng năm,… và mùa vụ thích hợp để trồng cây ăn quả đó

Lựa chọn đất canh tác


Nhìn chung cây ăn quả không kén đất trồng, chúng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất sét, đất cát pha thịt, đất bazan, đất phù sa,…Tuy nhiên, đất trồng phải đảm bảo được về độ thoát nước tốt, ít bị ngập úng, tầng canh tác dày, không bị nhiễm chua, nhiễm mặn, độ PH phù hợp từ 5-7.

Xem thêm: Cách trồng cây ăn quả hiệu quả kinh tế cao nhanh thu hoạch

Chọn cây giống
Đây là bước vô cùng quan trọng, không chỉ riêng với cây ăn quả mà đối với tất cả các loại cây trồng. Xác định được chủng loại cây ăn quả cần trồng, địa chỉ cung cấp cây giống, quyết định lâu dài đến sự phát triển và năng suất của cây. Khi chọn giống, cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

  • Cây giống khỏe mạnh, khả năng phát triển và sinh trưởng tốt.
  • Kích cỡ cây giống đạt yêu cầu, lá xanh tốt.
  • Cây giống không bị nhiễm bệnh, sâu hại.
  • Có xuất xứ rõ ràng, đủ nguồn gốc, thông tin về cây giống
  • Cây được chiết từ cây mẹ chất lượng, cho ba lần năng suất quả cao, không bị bệnh, sâu hại.

Các phương pháp nhân giống cây ăn quả

  • Phương pháp nhân giống hữu tính [trồng bằng hạt].
  • Phương pháp chiết cành.
  • Phương pháp giâm cành.
  • Nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp ghép cây.

Mật độ trồng và kích thước hố trồng Mật độ trồng tùy theo từng loại cây, có thể cách nhau từ 5-8 mét. Hố trồng được đào với kích thước sao cho phù hợp với tính chất cây trồng và địa hình.

Ví dụ về trồng cây nhãn [chiều dài*chiều rộng*chiều sâu]:

  • Đất đồng bằng: 60*60*60 cm
  • Đất đồi: [80-100]*[80-100]*80 cm

Ví dụ về trồng cây vải [chiều dài*chiều rộng*chiều sâu]:

  • Đất đồng bằng: 80*80*40 cm.
  • Đất đồi: 100*100*[60-80] cm.

Xem thêm: Cách trồng cây ăn quả trên sân thượng – Phương pháp để có quả sạch ăn không hết

Kỹ thuật trồng cây ăn quả Trước khi tiến hành trồng cây, bạn cần cày bừa cho đất tơi xốp, làm sạch đất, xử lí rác, nhổ hết cỏ mọc xung quanh và bón lót đất trước thời gian một tháng. Tỷ lệ phân bón lót cho mỗi hố như sau: 20-30 kg phân chuồng hoại mục; 1.5-2 kg super lân; 0.2-0.3 kg kali; 0.4-0.5 kg vôi bột. Tùy thuộc vào từng loại cây để điều chỉnh lượng phân khác nhau. Trộn tất cả lại với nhau với lớp đất mặt rồi lấp lại hố, ủ trong vòng một tháng. Đào một lỗ giữa hố vừa đủ để đặt hạt giống hoặc bầu cây giống xuống, cắt bỏ đáy bầu đất. Sau đó, tiến hành lấp đất lại, nén chặt đất xung quanh. Dùng cọc và dây mềm cố định xung quanh cây để cây không bị lung lay. Đặt thân cây thẳng để thân chính sau này không bị nghiêng, tán lá phát triển tốt. Dùng rơm rạ, cỏ khô để tủ gốc để tránh tình trạng mất nước và sau cùng là tưới nước giữ ẩm.

Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả

Tưới nước: bạn cần tưới nước quanh năm trong thời kì cây còn nhỏ để cây ra đợt non, hình thành rễ và phát triển tốt [tưới 3-4 lần/ngày]. Khi cây đã hình thành bộ rễ và đạt được chiều cao nhất đinh, giảm dần số lần tưới nhưng phải đảm bảo cung cấp đủ ẩm cho cây. Làm cỏ, cắt tỉa, tạo hình: khi cây còn nhỏ sẽ là điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng và phát triển. Bạn cần nhổ cỏ xung quanh gốc cây để tránh tình trạng cỏ xâm lấn đất, hút hết chất dinh dưỡng của cây. Nhổ cỏ bằng tay, không dùng cuốc sẽ làm ảnh hưởng đến bộ rễ và chất lượng của cây. Bón phân cho cây: lượng phân bón hằng năm cho vườn cây ăn quả thường được tính toán trên cơ sở năng suất thu hoạch quả năm trước để tính lượng dinh dưỡng cần cung cấp cho cây. Tùy thuộc vào từng loại cây ăn quả để tiến hành bón phân theo tỷ lệ khác nhau.

Phòng trừ sâu bệnh hại: mỗi loại cây ăn quả thường xuất hiện những bệnh lí hay bị những loại sâu bệnh khác nhau phá hoại. Cần sử dụng thuốc hoặc các chế phẩm sinh học giúp ngăn chặn và diệt sâu bệnh hại.

Xem thêm: Phương pháp trồng cây ăn quả bằng thủy canh

Thu hoạch quả:
Khi cây ra quả chín, bạn tiến hành thu hoạch chúng theo từng chủng loại. Thời điểm tốt nhất để thu hoạch là vào sáng sớm hoặc vào lúc trời khô ráo, râm mát. Sau thu hoạch, cần vệ sinh xung quanh vườn cây, cắt cỏ cành cây già, cành bị sâu bệnh, bón phân, tiếp tục chăm sóc cây để cho năng suất cao hơn vào lần thu hoạch kế tiếp.

Chăm sóc và dưỡng trái cây ăn trái giai đoạn trái non và giai đoạn nuôi quả lớn đến thu hoạch là một điều hết sức cần thiết. Giúp gia tăng đáng kể năng suất, chất lượng và hương vị của trái.

1. Chăm sóc

  • Cắt tỉa, tạo tán giúp cho cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Tiến hành cắt bỏ các cành bị sâu, cành bệnh, cành vượt. Chọn ngày nắng ráo để cắt tỉa. Cắt tỉa định kỳ hàng tháng sẽ giúp vườn thông thoáng, giảm sâu bệnh gây hại.
  • Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc theo hình chiếu của tán cây. Để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng, trú ngụ, xâm nhập của sâu bệnh. Phần cỏ còn lại trong vườn cần được giữ lại với mục đích giữ ẩm cho vườn, chống xói mòn, rửa trôi. Nếu cỏ quá cao có thể dùng máy cắt ngắn trả lại phân xanh cho đất.
  • Cây ăn trái là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu úng vì vậy vào mùa khô cần tưới nước bổ sung để cho độ ẩm của đất đạt từ 60-70% là tốt nhất. Vào mùa mưa cần thoát nước kịp thời tránh để cho vườn bị đọng nước quá 2 ngày sẽ làm thối rễ tơ.

2. Bón phân chăm sóc và dưỡng trái

Những thời điểm nên bón phân cho cây để cây luôn đủ dinh dưỡng:

  • Bón sau thu hoạch: Bón phân chuồng với khối lượng lớn sau thu hoạch từ 5 – 7 ngày. Thời điểm này để cây lấy lại sức sau thời gian dài nuôi trái và chuẩn bị sức khỏe cho vụ mang trái tiếp theo.
  • Bón trước khi ra hoa 4 tuần: Thời điểm này cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm cả đa, trung và vi lượng cho cây để cây có sức khỏe tốt nhất, sung nhất.
  • Bón sau khi đậu trái 3 – 4 tuần: Thời điểm này cũng cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng thiết yếu cho cây để cây nuôi trái. Nhưng hạn chế lượng đạm.
  • Bón sau khi đậu quả 3 tháng: Thời điểm này cũng bón đầy đủ dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cho cây với lượng phù hợp.
  • Bón trước khi thu hoạch 2 tháng: Thời điểm này chủ yếu bón kali và trung vi lượng để giúp trái ngọt thơm.

Bón phân đầy đủ và cân đối để nuôi dưỡng trái

Lưu ý: Trong quá trình nuôi cây chăm trái, ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu trên, cần phải bổ sung Amino acid cho cây. Bởi đây là thành tố có vai trò cực kỳ quan trọng với cây trồng đặc biệt trong giai đoạn làm hoa nuôi trái. Amino acid cho cây cũng quan trọng như sắt cho phụ nữ mang thai. Do đó cần được bổ sung thường xuyên.

3. Phòng trừ sâu bệnh để chăm sóc và dưỡng trái

Phòng trừ Sâu

Sâu đục cành, thân, gốc: 

Trưởng thành sâu đục cành là con xén tóc màu xanh, trưởng thành sâu đục thân là con xén tóc màu nâu, trưởng thành sâu đục gốc là con xén tóc hoa. Trưởng thành đẻ trứng từ tháng 5 đến tháng 6. Trứng đẻ vào nách lá ngọn, cành tăm, vỏ, khe nứt của thân, gốc sau đó đục vào trong ngọn, cành, thân, gốc. Sâu gây hại trong đó 8 đến 10 tháng làm cây sinh trưởng kém, lá vàng dần, năng suất giảm, hại nặng làm cây chết.

Biện pháp phòng trừ: Tháng 2 hàng năm, tiến hành quét vôi quanh thân, gốc cây để hạn chế xén tóc đẻ trứng. Tháng 4-6, bắt diệt xén tóc vào sáng sớm và chiều tối. Dùng gai mây hoặc dây sắt luồn vào lỗ đục để tiêu diệt sâu non. Tỉa cành thường xuyên để cành thông thoáng; cắt cành mới héo do sâu đục cành gây ra. Dùng xi lanh bơm nước thuốc trừ sâu sinh học hoặc dùng bông thấm nước thuốc nhét vào lỗ đục, sau đó lấy đất thịt bịt kín lỗ đục lại. Cây bị hại quá nặng thì cưa tận gốc.

Ruồi vàng đục quả:

 Gây hại giai đoạn quả từ chuyển hóa đường đến chín, hại nặng vào cuối tháng 10 đầu tháng 11. Sâu non của ruồi vàng là dạng dòi. Dòi đục ăn thịt trái làm trái bị thối, rụng sớm.

Biện pháp phòng trừ: Đốn tỉa cành tạo cho vườn thông thoáng. Thu hoạch trs kịp thời. Thu nhặt quả bị hại đem chôn với vôi. Dùng các loại bẫy bả để diệt ruồi trưởng thành, tiến hành bao trái, choàng lưới xung quanh vườn.

Phòng trừ bệnh

Bệnh nứt thân chảy nhựa: 

Bệnh do nấm gây ra, thường hại ở phần gốc sát mặt đất, vườn cây rậm rạp, ít ánh sáng. Bệnh phát sinh gây hại nặng vào mùa mưa, những vườn bị úng nước, bón phân mất cân đối bị hại nặng hơn. Bệnh làm cho cây sinh trưởng chậm, làm giảm năng suất, cây suy yếu và chết.

Biện pháp phòng trừ: Thoát nước tốt cho vườn cây. Tỉa cành, tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Dùng dao cạo sạch phần vỏ quanh vết bệnh [cạo đến phần gỗ]. Sau đó sử dụng thuốc Vắc xin kết hợp với Siêu đồng pha đậm đặc quét lên vết bệnh vừa cạo, quét 2-3 lần cách nhau 3-5 ngày. Sau khi quét thuốc vào vết vừa cạo, pha loãng thuốc theo hướng dẫn trên rồi phun lên cây để diệt nấm.

Bệnh vàng lá thối rễ: 

Bệnh do 3 loại nấm [Fusarium, Pythium, Phytophthora], có thể cả tuyến trùng gây ra. Bệnh hại nặng trong mùa mưa, những vườn thoát nước kém, trong điều kiện thừa nước sẽ làm thối rễ, nấm bệnh dễ xâm nhập. Đất trồng bón nhiều phân hóa học, ít bón vôi, độ pH của đất thấp nấm bệnh phát triển mạnh. Bệnh hại làm cây sinh trưởng kém, giảm năng suất, chất lượng, bệnh hại nặng làm chết cây.

Để trừ bệnh vàng lá thối rễ là rất khó khăn, tốn kém và mất rất nhiều thời gian thì cây mới có thể phục hồi. Vì vậy phải chú ý thực hiện tốt các biện pháp phòng, trừ bệnh như sau:

Biện pháp phòng bệnh: Chọn cây giống khỏe, sạch bệnh. Vườn thoát nước tốt. Tỉa cành, tạo tán làm cho vườn cây thông thoáng. Bón vôi vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng độ pH của đất giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Hàng năm sử dụng phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma, bón cho cây từ 3-4 lần để tăng sinh khối vi sinh vật có ích, giúp đối kháng và tiêu diệt các loài nấm bệnh lưu tồn trong đất.

Biện pháp trừ bệnh:

Cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm cây bị bệnh và thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Làm mọi cách để cho vườn được khô ráo.

Bước 2: Xới nhẹ gốc, đào phần đất đã lấp cổ rễ, để cổ rễ nằm thoáng trên mặt đất và dễ dàng tiếp xúc khi xử lý với thuốc, cắt rễ bị thối và cành lá vàng loại bỏ khỏi vườn.

Bước 3: Sử dụng Bộ giải pháp chăm sóc đất, bảo vệ rễ tưới xung quanh gốc 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày, Bộ giải giáp sẽ giúp tiêu diệt triệt để chứng vàng lá thối rễ chỉ sau 2 lần tưới; ngăn chặn sự tấn công trở lại của nấm bệnh; kích thích hệ rễ mới mập mạp và chắc khỏe. Cùng với việc tưới thuốc trừ bệnh có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây qua lá để giúp cây nhanh hồi phục [có thể sử dụng phân bón lá A4].

Bước 4: Sau tưới thuốc trừ nấm bệnh lần cuối ít nhất 20 ngày thì dùng phân bón trung vi lượng Sao đỏ tưới hoặc rải thẳng vào khu vực rễ quanh gốc với lượng khoảng 50gr/gốc để giúp rễ mau phục hồi.

Để nâng cao chất lượng, mẫu mã trái nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tạo ra những cơ hội đưa nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới. Nhà vườn cần có kỹ thuật chăm sóc đúng cách và hiệu quả để mang lại kết quả tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề