Quy trình đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa

Quy trình lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu hạn chế 2021? Đấu thầu hạn chế có phải đăng báo đấu thầu không? Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đấu thầu hạn chế? Quy định của pháp luật về đấu thầu hạn chế?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, đấu thầu được thực hiện phổ biến bằng phương thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế để lựa chọn nhà thầu. Vậy trong đấu thầu hạn chế có phải đăng báo không? Và cần bao nhiêu nhà thầu?

1. Quy định về đấu thầu và đấu thầu hạn chế

Theo quy định của Luật đấu thầu 2013 đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Trong các phương thức thực hiện thì đấu thầu hạn chế được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Về nguyên tắc, việc bảo đảm dự thầu được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật đấu thầu năm 2013, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bảo đảm dự thầu áp dụng trong các trường hợp sau đây:

– Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;

– Đấu thầu rộng rãi và chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu đối với hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.

Thứ hai, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định như sau:

– Đối với lựa chọn nhà thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 1% đến 3% giá gói thầu căn cứ quy mô và tính chất của từng gói thầu cụ thể;

Xem thêm: Hướng dẫn đấu thầu qua mạng, quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng

– Đối với lựa chọn nhà đầu tư, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo một mức xác định từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư căn cứ vào quy mô và tính chất của từng dự án cụ thể.

Thứ ba, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu bằng thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất cộng thêm 30 ngày.

Trường hợp gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu, bên mời thầu phải yêu cầu nhà thầu, nhà đầu tư gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Trong trường hợp này, nhà thầu, nhà đầu tư phải gia hạn tương ứng thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu và không được thay đổi nội dung trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đã nộp. Trường hợp nhà thầu, nhà đầu tư từ chối gia hạn thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sẽ không còn giá trị và bị loại; bên mời thầu phải hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày bên mời thầu nhận được văn bản từ chối gia hạn.

Thứ tư, trường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả.

Thứ năm, bên mời thầu có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhưng không quá 20 ngày, kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa sau khi nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 66 và Điều 72 của Luật đấu thầu năm 2013

Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp sau đây:

– Nhà thầu, nhà đầu tư rút hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất sau thời điểm đóng thầu và trong thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

– Nhà thầu, nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đấu thầu dẫn đến phải hủy thầu theo quy định

Xem thêm: Quy định về việc đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên mạng đấu thầu

-Nhà thầu, nhà đầu tư không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định

– Nhà thầu không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng;

– Nhà đầu tư không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trúng thầu của bên mời thầu hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng, trừ trường hợp bất khả kháng.

2. Phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đấu thầu hạn chế

Đối với trường hợp đấu thầu hạn chế, pháp luật quy định về các phương thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư như sau:

– Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ

– Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

– Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.

– Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ được áp dụng trong trường hợp đấu thầu hạn chế đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, có tính đặc thù:

Xem thêm: Các hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu mới nhất 2022

+ Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.

+ Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn hai để đánh giá.

3. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu hạn chế

3.1. Quy trình lựa chọn nhà thầu 

Theo quy định tại Điều 38 Luật đấu thầu năm 2013 và Hướng dẫn tại Điều 32 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:

Thứ nhất, chuẩn bị lựa chọn nhà thầu bao gồm:

– Lựa chọn danh sách ngắn (nếu cần thiết);

– Lập hồ sơ mời thầu;

– Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.

Xem thêm: Gói thầu quy mô nhỏ là gì? Lựa chọn nhà thầu cho gói thầu nhỏ?

Thứ hai, tổ chức lựa chọn nhà thầu;

– Mời thầu;

– Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;

– Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự thầu;

– Mở hồ sơ đề xuất về kỹ thuật.

Thứ ba, đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;

– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

– Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về kỹ thuật;

Xem thêm: Các loại hợp đồng đối với nhà thầu áp dụng trong đấu thầu

– Phê duyệt danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật.

Thứ tư, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;

– Mở hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu trong danh sách được duyệt;

– Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính;

– Đánh giá chi tiết hồ sơ đề xuất về tài chính;

– Xếp hạng nhà thầu.

Thứ năm, thương thảo hợp đồng.

Thứ sáu, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

Xem thêm: Hướng dẫn quy định chi tiết về lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Thứ bảy, toàn thiện, ký kết hợp đồng.

3.2. Thủ tục lựa chọn danh sách ngắn

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Thứ nhất, xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;

Thứ hai, công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định sau đây:

Một là, cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 Luật đấu thầu năm 2013:

Bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc cho Báo đấu thầu các thông tin liên quan đến việc thay đổi thời điểm đóng thầu (nếu có) và các thông tin sau: 

– Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;

Xem thêm: Thẩm định và trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mới nhất

– Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;

– Danh sách ngắn;

– Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

Hai là, đăng tải thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 8 Luật đấu thầu năm 2013:

Các tổ chức chịu trách nhiệm đăng tải thông tin sau đây lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia:

– Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

– Danh sách ngắn;

– Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

Xem thêm: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu thông thường

– Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

– Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;

Lưu ý: 

Việc đăng tải phải bảo đảm thời điểm tự đăng tải thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành

Hoặc đăng tải các thông tin theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau: 

– Thông tin được đăng tải bao gồm:

+ Danh sách ngắn;

+ Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng tải kết quả lựa chọn nhà thầu trên mạng đấu thầu quốc gia

+ Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;

– Thời hạn Báo đấu thầu nhận được thông tin không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành. Các thông tin này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu.

– Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu