Răng trẻ em lung lay bao lâu thì nhổ

Một trong những nguyên nhân làm răng trẻ bị mọc lệch chính là không nhổ răng sữa đúng thời điểm. Làm sao để hạn chế tình trạng này? Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ? Chúng ta sẽ cùng đọc bài viết dưới đây.

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ?

Răng sữa để lâu không nhổ có thể dẫn đến trường hợp răng mọc lệch

Quá trình thay răng ở trẻ diễn ra trong giai đoạn từ 6 – 12 tuổi. Tùy vào tình trạng răng sữa mọc so với sự xuất hiện của mầm răng vĩnh viễn mà bố mẹ nên nhổ răng sữa cho trẻ càng sớm càng tốt. Thời gian thay răng vĩnh viễn dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại răng, có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Bố mẹ không nên quá vội vàng hay chần chừ trong việc nhổ răng cho trẻ. Răng sữa của trẻ mới hơi lung lay mà bố mẹ vẫn muốn nhổ ngay thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ có hướng xử lý phù hợp. Nếu để lung lay quá lâu không nhổ thì răng vĩnh viễn không thể mọc thế chỗ răng sữa, dẫn đến tình trạng bị mọc lệch.

Nếu bố mẹ muốn tự nhổ răng tại nhà cho con thì nên tuân theo các bước sau để tránh nhiễm trùng:

  • Rửa sạch và sát trùng tay bằng cồn y tế
  • Dùng nước muối thấm lên một miếng bông y tế, đặt vào vị trí chiếc răng lung lay rồi nhẹ nhàng nhổ ra.
  • Chuẩn bị một miếng bông thấm nước muối khác để bé ngậm sau khi nhổ răng khoảng 5 – 10 phút.

>> Xem thêm: Quá trình mọc và thay răng sữa ở trẻ em

Nhổ răng sữa chưa lung lay có được không?

Muốn nhổ răng sữa chưa lung lay đến hỏi bác sĩ để có cách xử lý hiệu quả

Nếu răng sữa không tự rụng đi nhưng răng vĩnh viễn thay thế đã mọc lên, nha sĩ sẽ chủ động nhổ răng sữa để răng vĩnh viễn mọc vào đúng vị trí. Trường hợp răng vĩnh viễn bị thiếu chỗ mọc lên dẫn đến lệch lạc, các nha sĩ sẽ chỉ định nhổ sớm hoặc mài bớt cạnh của răng sữa lân cận để chiếc răng vĩnh viễn đó mọc đúng vào vị trí.

Những trường hợp răng mọc lệch dẫn đến bị hô, móm, khấp khểnh nặng thì không thể nhổ răng được mà phải cho trẻ sử dụng các khí cụ tiền chỉnh nha chuyên dụng. Giai đoạn này, xương hàm và khuôn mặt của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên rất thuận lợi cho việc nới rộng và sắp xếp các răng bằng các khí cụ.

Thời điểm nhổ răng sữa phù hợp với thời điểm răng vĩnh viễn sẽ không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bé. Nhổ răng sữa quá sớm khi lợi mất răng sớm và co khít lại, gây đau đớn cho trẻ khi răng trưởng thành mọc. Bố mẹ nên đưa trẻ đến các nha khoa uy tín thăm khám để tránh những biến chứng do việc nhổ răng quá sớm hoặc quá muộn gây ra.

>> Xem thêm: Hàm trainer – Những điều nên biết 

Cách chăm sóc răng sau khi nhổ răng sữa cho trẻ

Sau khi nhổ răng, hướng dẫn trẻ đánh răng một cách nhẹ nhàng , tránh động vào vết nhổ

Sau khi trẻ đã cầm được máu ở răng, bố mẹ nên hỏi rõ tình trạng của trẻ để có cách giải quyết hiệu quả.

Trong vòng 24 giờ đầu,  hạn chế cho trẻ hoạt động sau khi nhổ răng, càng không được hoạt động mạnh. Cũng trong khoảng thời gian đó, không nên cho bé súc miệng mạnh hoặc nhai thức ăn cứng, nhất là không được ăn uống đồ nóng.

Hãy cho trẻ uống thuốc giảm đau mà bác sĩ đã kê đơn hoặc áp túi chườm đá để giảm sưng. Những bữa ăn đầu tiên sau khi nhổ răng, nên cho bé thức ăn mềm như cháo hay cơm có chan canh, dặn trẻ nhai bên không có răng bị nhổ. Sau đó, cho trẻ súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm, nếu đánh răng thì tránh để lông bàn chải chạm vào chỗ bị nhổ.

>> Xem thêm: Lưu ý khi nhổ răng sữa trẻ em

Răng sữa lung lay bao lâu thì nhổ tùy thuộc vào tình trạng răng của trẻ nên bố mẹ cần có sự tư vấn của nha sĩ để nhổ răng đúng thời điểm. Không nên nhổ răng quá sớm hoặc quá muộn có thể gây ra những biến chứng xấu cho hàm răng của trẻ. Lưu ý cách chăm sóc sau khi nhổ răng cho trẻ để trẻ đỡ đau và ăn uống thoải mái hơn.

Răng lung lay là tình huống thường xảy ra ở trẻ em. Tuy nhiên chúng ta cũng cần biết rõ: răng lung lay là răng sữa hay răng vĩnh viễn? Thời điểm răng lung lay có phù hợp hay không? Nếu như răng sữa rụng quá sớm hay quá trễ cũng ảnh hưởng đến sự sắp xếp của hàm răng sau này. Dù là trường hợp nào, chúng ta nên đến gặp nha sĩ để có lời giải đáp và sự tư vấn tốt nhất. Sau đây, YouMed xin cung cấp cho bạn một số kiến thức và những lưu ý, xử trí trong tình huống răng lung lay ở trẻ.

Trước tiên, chúng ta cần phải biết răng lung lay “bình thường” trông như thế nào?

1. Khi nào thì răng sữa bắt đầu lung lay?

Khi được 4-6 tháng tuổi, hầu hết trẻ em bắt đầu mọc răng sữa. Đầu tiên là hai răng trước ở hàm dưới. Sau đó là hai chiếc phía trên, tiếp theo là các răng xung quanh. Bên dưới những chiếc răng sữa, nằm sâu trong xương, là những chiếc răng vĩnh viễn.

Những chiếc răng sữa này sẽ ở cùng con bạn trong vài năm. Để bé có thể ăn nhai khi cấu trúc hàm của chúng phát triển cùng với mầm răng vĩnh viễn.

Răng lung lay ở trẻ

Vào thời điểm, thường là khoảng năm hoặc sáu tuổi [nhưng có thể sớm nhất là bốn tuổi], con bạn sẽ bắt đầu rụng răng sữa. Quá trình mọc răng vĩnh viễn thay thế răng sữa diễn ra trong vài năm. Chân răng sữa sẽ bắt đầu tiêu biến. Và răng sẽ lung lay dần theo thứ tự đã mọc.

Những chiếc răng trưởng thành đầu tiên mọc là răng số 6, mọc ra từ nướu ở phía sau miệng mà không thay thế bất kỳ răng sữa nào. Đồng thời, chân răng sữa ở phía trước miệng bắt đầu yếu đi khi răng vĩnh viễn mọc trong nướu. Cuối cùng, chân răng trở nên yếu đến mức răng sữa bị rụng, nhường chỗ cho răng trưởng thành mới mọc vào. Trong trường hợp bình thường, khi chân răng bị tiêu biến hoàn toàn, răng sẽ lung lay đến khi rụng ra mà không đau.

Đôi khi, trẻ hoặc phụ huynh có thể tự ý nhổ răng bằng cách buộc răng với chỉ vào nắm đấm cửa. Hành động này có vẻ phổ biến với mọi người. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể gây chấn thương nướu, chảy máu nhiều và cần điều trị khẩn cấp.

Răng sữa được thiết kế để tạo khoảng cách miệng thích hợp cho đến khi răng trưởng thành sẵn sàng mọc vào. Nếu răng mọc quá sớm, khoảng cách này có thể bị ảnh hưởng, tạo ra các biến chứng và đau đớn khi răng trưởng thành bắt đầu nhú lên. Cố gắng nhổ răng sữa khi chúng chưa sẵn sàng để thay cũng có thể làm gãy chân răng đang yếu đi;  khiến một phần đường viền nướu bị rách, viêm,nhiễm trùng.

2. Các cách an toàn để xử trí khi răng sữa lung lay

Khi một chiếc răng lung lay, chúng ta sẽ có một số cách an toàn để giúp hỗ trợ quá trình thay răng sữa này. Việc kiên nhẫn là điều quan trọng không chỉ đối với việc giúp trẻ thay răng đúng cách mà còn là sức khỏe răng miệng lâu dài của trẻ.

Dưới đây là những phương pháp nhẹ nhàng giúp đẩy nhanh quá trình này:

Việc lung lay thêm cho các răng sữa đang sắp thay là một cách tuyệt vời để giúp nới lỏng răng nhiều hơn và thúc đẩy chân răng tiêu biến. Hầu hết trẻ em sẽ có thói quen nghịch chiếc răng bằng lưỡi khi nó lỏng ra chỉ vì đó là một điều kỳ lạ trong miệng trẻ. Trẻ cũng có xu hướng dùng tay sờ và lung lay răng sữa khi nó có dấu hiệu lung lay. Điều này rất tốt nếu trẻ dùng tay sạch và thực hiện không quá thô bạo.

Trong thời gian này con bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng đến thói quen vệ sinh răng miệng. Bạn cần giải thích cho trẻ hiểu về những gì đang xảy ra trong miệng; phải làm gì với một chiếc răng lung lay ;và cách chải răng đúng cách. Sau đó quan sát và hỗ trợ trẻ trong việc vệ sinh răng miệng. Chải răng sẽ giúp làm răng lung lay hơn; và kích thích nướu giúp chúng rụng nhanh hơn.

Khi răng lung lay đến mức bạn lo lắng rằng nó có thể rơi ra trong khi ăn và nuốt phải. Bạn có thể lấy khăn giấy đè lên chiếc răng siêu lung lay và bóp nhẹ. Thường thì chỉ cần một lực nhẹ răng có thể rơi ra. Tuy nhiên, để tránh những biến chứng bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa để nhổ.

Mặc dù hầu hết trẻ em sẽ ít gặp phải biến chứng nào khi nhổ răng sữa. Điều quan trọng là phải biết phải làm gì với một chiếc răng lung lay không theo kiểu bình thường. Nếu bất kỳ điều nào sau đây xảy ra hoặc bạn nghi ngờ chúng đã xảy ra. Hãy gọi cho nha sĩ nhi khoa của bạn ngay lập tức:

Trẻ em thường rất hiếu động và chạy nhảy nhiều. Do đó những tai nạn gây chấn thương làm rụng răng không phải là ít gặp. Tuy nhiên nếu trường hợp răng bị rơi ra là răng vĩnh viễn, trẻ cần được phục hồi lại bằng răng giả.

Nếu nướu bị sưng và kích ứng sau khi nhổ răng thô bạo, một phần của chân răng có thể mắc lại trong nướu và bị nhiễm trùng.

Trong một số trường hợp nhất định, răng vĩnh viễn có thể bắt đầu mọc mà răng sữa không rụng, dẫn đến một hàng răng kép. Việc này cần có sự can thiệp của nha sĩ.

Nếu mất răng sớm và không áp dụng các biện pháp duy trì khoảng cách, răng sữa có thể bị di vào chỗ mất và chặn răng vĩnh viễn mọc lên

Nếu không có răng nào được thay sau bảy tuổi, thì bạn nên đem trẻ đến nha sĩ để được tư vấn vì điều này có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

>> Xem thêm Cách giảm đau răng hiệu quả tại nhà

3. Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng cho trẻ

Nếu chiếc răng sữa của con bạn được lấy ra một cách sạch sẽ, bạn có thể không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu con bạn bị chảy máu quá nhiều hoặc tình trạng rỉ máu liên tục. Tốt nhất nên cho trẻ một miếng gạc và yêu cầu con bạn cắn chặt vào đó. Hãy dặn con bạn không được ngoáy vào chỗ bị đau của nướu; và tránh chỗ đó khi đánh răng trong hai ngày tiếp theo. Ngoài ra, cho chúng ăn thức ăn mềm hoặc nghiền nhuyễn thức ăn.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy trong hơn hai giờ, hãy liên hệ với nha sĩ của bạn.

>> Xem thêm: Sâu răng là gì? Nguyên nhân, điều trị và cách phòng ngừa

4. Mẹo làm dịu nỗi sợ khi thay răng cho trẻ

Một số trẻ có thể thấy khó chịu khi răng sữa lung lay và yêu cầu cha mẹ nhổ chúng ra. Trong khi những trẻ khác có thể sợ hãi vì việc thay răng. Vậy chúng ta phải làm gì để xóa tan nỗi sợ cho trẻ

  • Là cha mẹ, bạn có thể vui mừng vì con mình đã đến cột mốc rụng chiếc răng đầu tiên. Nhưng đối với trẻ, đôi khi đó có thể là một trải nghiệm đáng sợ. Nếu con bạn cảm thấy khó chịu về một chiếc răng lung lay hoặc một khoảng trống mà một chiếc răng bị rơi ra; hãy giải thích cho trẻ hiểu tất cả mọi người đều mất răng sữa. Có thể nhắc bé về bà tiên răng rất thích răng sữa và thưởng cho chúng.
  • Bạn có thể sắm một chiếc hộp nhỏ và khăn giấy hoặc “bộ dụng cụ đánh răng” tương tự để trẻ cất giữ răng như một món đồ quý giá.
  • Nhiều trẻ lo lắng rằng sẽ đau và không thể ăn được. Hãy trấn an con bạn rằng nó có thể hơi ngứa một chút nhưng nếu con bị đau. Bạn luôn có thể bôi kem dâu [thuốc gây tê tại chỗ] lên nướu của con.
Hộp đựng răng cho trẻ

Những điều này sẽ giúp trẻ xóa tan được sợ hãi và hào hứng hơn cho việc thay răng.

Nếu trẻ bắt đầu có răng lung lay, bạn có thể tham khảo những kiến thức trên để trang bị được thông tin và tinh thần cho trẻ. Hãy giúp trẻ có những trải nghiệm của quá trình thay răng tuyệt vời mà không phải là sợ hãi và lo lắng.

Video liên quan

Chủ Đề