Tại sao gót chân bị bong da

Nguyên nhân

Chế độ ăn uống không hợp lý: Chế độ ăn uống đóng vai trò cực quan trọng với sức khỏe cơ thể và vẻ đẹp làn da. Việc sử dụng thực phẩm khô, cay, nóng khiến cơ thể thiếu nước, dẫn đến làn da không đủ tiếp ứng mà cũng trở nên khô ráp hơn, dễ bị bong tróc, nứt nẻ.

Bệnh lý ngoài da: Bạn bị viêm da, viêm tuyến giáp hay bị vảy nến cũng là nguyên nhân làm gót chân bị nứt nẻ.

Thiếu nước, thời tiết lạnh: Da bị thiếu nước, mất đi độ ẩm trên da, da khô không được chăm sóc kỹ chính là lý do vì sao khiến đôi chân của bạn càng nứt nẻ, khô ráp hơn.

Biện pháp khắc phục

Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin, dưỡng chất và đặc biệt là uống nhiều nước. Thói quen này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, làn da được cung cấp đủ nước để duy trì độ ẩm, dưỡng da mịn màng hơn, giảm được tình trạng da bong tróc, nứt nẻ.

Thường xuyên tẩy tế bào chết ở vùng gót chân là cách hiệu quả điều trị gót chân bị nứt nẻ tốt nhất. Việc tẩy tế bào chết sẽ giúp loại bỏ vết nứt trên da xuất hiện. Sử dụng kem dưỡng gót chân giúp duy trì độ ẩm cho da, da không còn khô ráp, bị bong tróc da nữa.

Sử dụng sản phẩm thiên nhiên trị nứt nẻ gót chân

- Muối và chanh. Muối và chanh có khả năng tẩy tế bào chết, duy trì độ ẩm trên da. Vitamin C và axit amin trong chanh giúp phục hồi tế bào da bị khô xơ, nứt nẻ, phát triển tế bào da mới. Lấy 1 chậu nước ấm cho thêm vào 3 muỗng muối, 3 muỗng glycerin, nước cốt chanh và vài giọt nước hoa hồng. Ngâm chân trong hỗn hợp này khoảng 20 phút. Dùng bàn chải chà xát lên vùng gót chân bị nứt nẻ 2-3 phút. Cuối cùng rửa chân lại với nước ấm và thoa một lớp kem dưỡng lên chân.

- Tinh dầu thiên nhiên. Các loại tinh dầu như dầu dừa, dầu ôliu, dầu hạnh nhân, dầu trà chứa nhiều vitamin E, khoáng chất và tinh dầu. Những thành phần này cần thiết để duy trì độ ẩm cho da, dưỡng da mềm mịn hơn, đây cũng là cách giảm bớt tình trạng nứt nẻ ở gót chân. Chỉ cần thoa đều tinh dầu lên vùng gót chân và massage nhẹ nhàng. Đi tất và giữ đến sáng hôm sau rồi rửa sạch lại bằng nước ấm.

- Chuối và bơ. Chuối giàu vitamin B, bơ giàu vitamin E hiệu quả để điều trị nứt nẻ gót chân hiệu quả. Trộn 1 quả chuối với nửa quả bơ rồi xay nhuyễn. Đắp hỗn hợp này lên gót chân và dùng khăn quấn cố định lại. Giữ khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

- Bột gạo, mật ong và dấm. Bột gạo giúp tẩy tế bào chết, làm sạch và tái tạo da. Mật ong có tính chất chống viêm, giúp làm lành gót chân bị nứt nhanh chóng. Dấm táo có nhiều loại axit làm mềm da, tẩy da chết hiệu quả. Trộn 3 muỗng cà phê bột gạo, 1 muỗng mật ong, 2-3 giọt dấm táo. Khuấy đều cho đến khi thành một hỗn hợp sánh đặc. Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút rồi sử dụng hỗn hợp trên chà gót chân để tẩy da chết.


Nứt gót chân không chỉ khiến người bệnh đau đớn mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ của cả đôi chân. Cùng điểm mặt những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này và cách điều trị nứt da gót chân hiệu quả nhất.

Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da với biểu hiện da chân bong tróc, nứt, ngứa thậm chí là chảy máu. Tình trạng này thường gặp ở người có làn da khô và thường xảy ra hoặc tiến triển nặng khi thời tiết vào mùa hanh khô.

Nứt da gót chân gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là tình trạng đau đớn khi di chuyển, đứng lâu do vết nứt gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng và gây ra nhiều nguy cơ.

Một vài yếu tố được xác định là nguyên nhân gây ra tình trạng nứt da gót chân:

  • Thiếu vitamin: Tình trạng thiếu hụt một hay nhiều loại vitamin nào đó sẽ khiến làn da của bạn bạn khô hơn và dễ bị bong tróc, nhất là da gót chân thường không được nhiều người quan tâm đến.
  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể sẽ đè nặng lên đôi chân bởi chân là nơi nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể. Gót chân của người béo phì thừa cân sẽ phải mở rộng hơn để hỗ trợ chức năng nâng đỡ và khiến tình trạng nứt gót chân xảy ra.
  • Đứng quá lâu: Việc này sẽ tăng áp lực lên đôi chân và gót chân, làm vùng da chân căng thẳng và khiến nứt da gót chân.
  • Thói quen tắm rửa sai cách: Tắm nước nóng thường xuyên và sử dụng những loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa sẽ khiến làn da bạn khô và dễ nứt nẻ hơn.
  • Mãn kinh: Phụ nữ mãn kinh có thể mắc phải chứng dày sừng quang hóa khiến da ở chân nứt ra.
  • Chọn giày dép chưa phù hợp: Những đôi giày, dép không thích hợp có thể gây ra tình trạng nứt da gót chân. Hãy lựa chọn những đôi dép mềm mại, kích cỡ thích hợp để bảo vệ đôi chân của bạn.
  • Mắc một số bệnh lý: Tiểu đường, nấm chân, chàm là một số bệnh có thể gây ra tình trạng nứt da gót chân

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nứt gót chân

Nứt gót chân không chỉ khiến bạn phải chịu đựng những cơn đau khi đi lại mà tình trạng này còn có thể gây ra hoại tử chân nếu không được điều trị kịp thời. Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi nứt gót chân làm sao để hết qua những thông tin sau:

Đây là việc đầu tiên bạn cần phải làm khi tình trạng nứt gót chân xảy ra, điều này sẽ giúp gót chân bạn luôn sạch sẽ và hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên sử dụng xà phòng hay các loại nước tẩy rửa khác để vệ sinh phần gót chân nứt nẻ, điều này sẽ khiến chân bạn khô và tình trạng nứt sẽ nghiêm trọng hơn. Hãy sử dụng nước muối loãng hoặc nước lá chè xanh để rửa và vệ sinh chân và phần gót chân.

  • Sử dụng thuốc điều trị nứt gót chân

Sau khi vệ sinh xong, để tình trạng nứt da gót chân nhanh chóng hồi phục, bạn có thể sử dụng các loại kem dưỡng điều trị nứt gót chân. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sản phẩm chuyên điều trị nứt gót chân. Nhìn chung các loại kem này đều có tác dụng làm bong tróc da chết, làm mềm và dưỡng ẩm cho gót chân, hiệu quả thường thấy rõ ràng sau 1 tuần sử dụng. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và không nên tự ý dùng các loại thuốc mỡ hay thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Cuối cùng là bạn phải bảo vệ đôi chân bằng cách chọn giày dép êm ái, tránh đi những loại giày dép có đế quá cứng và hạn chế đi chân trần, tránh phần gót chân bị bám bẩn trong thời điểm đang bị nứt.

Bên cạnh việc điều trị nứt da gót chân, việc phòng ngừa tình trạng này xảy ra hoặc tái phát rất quan trọng. Sau đây là những tips nhỏ giúp gót chân bạn luôn hồng hào và mềm mại. Sau một ngày làm việc vất vả, hãy cho chân bạn được nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách ngâm chân trong nước ấm khoảng 15 phút, điều này không những giúp chân bạn khử được mùi hôi sau một ngày đi giầy dép mà còn giúp dưỡng ẩm, tẩy da chết ở chân...

Một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp đôi chân bạn mạnh khỏe hơn, đặc biệt là nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa kẽm và omega 3.

Hạn chế lạm dụng xà phòng để rửa chân, vì có thể khiến da gót chân khô và dễ nứt nẻ hơn, thay vào đó bạn hãy sử dụng những sản phẩm từ tự nhiên để ngâm chân như gừng, cánh hoa hồng, sả, tinh dầu thảo dược tự nhiên...

Bạn nên bảo vệ gót chân tránh tình trang nứt gót chân

Mặc dù rửa chân hằng ngày rất tốt nhưng bạn nên hạn chế chà rửa quá kỹ, điều này sẽ làm mỏng lớp da gót chân và khiến chúng dễ bị tổn thương hơn.

Bất kỳ phần da nào trên cơ thể đều cần được nâng niu và chăm sóc, kể cả gót chân cũng vậy. Tuy nhiên nếu đã thực hiện những phương pháp trên mà tình trạng nứt gót chân vẫn xảy ra thì bạn nên đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Hỏi:

Tôi bị bong da chân, phần da ở lòng bàn chân bong hết lớp nọ đến lớp kia từ lâu không khỏi. Khi chân ướt thì da bong nhiều hơn. Tôi không biết vì sao da chân lại bị như vậy. Mong bác sĩ tư vấn về bệnh này? Phạm Lan Phương [Ninh Bình]

Trả lời – Bong da chân có đáng lo?

Da chân bị bong tróc thường do 2 nguyên nhân gây ra, có thể do tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng, hoá chất… hoặc cũng có thể do viêm da cơ địa [thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng]. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng dễ khiến da chân bị bong tróc như dinh dưỡng kém, ăn uống thiếu vitamin, rối loạn thần kinh thực vật…

Trong mail bạn nói da chân bị bong nhưng không nói có bị rát hay ngứa không nên chúng tôi khó xác định nguyên nhân và chẩn đoán bạn mắc bệnh gì. Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng bong da chân này, bạn nên giữ chân luôn sạch, lau khô chân khi bị ẩm ướt, có thể bôi các chất làm ẩm da, uống thêm các vitamin nhóm B, ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước, tránh tiếp xúc với hoá chất, chất tẩy rửa… Bạn nên đến chuyên khoa da liễu khám trực tiếp, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về bệnh và cách điều trị thích hợp.    

Bạn có thể tới khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để các bác sĩ thăm khám về tình trạng da chân bị bong tróc. Khoa Da liễu là một trong những khoa lâu đời tại Bệnh viện Hồng Ngọc với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại phục vụ công tác khám và điều trị các bệnh về da. Khoa có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác như xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, nội tiết… đảm bảo đem tới kết quả thăm khám chuẩn xác nhất. 

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề