Rạp chiếu bóng đầu tiên ở thành phố Hồ chỉ Minh được xây dựng ở đầu

III-Khu vực Bàn Cờ

37- Rạp Đại Đồng [Sài Gòn] – 130 đường Cao Thắng, quận 3

Rạp Đại Đồng [Sài Gòn] tương đối nhỏ, chuyên chiếu phim cũ nhưng khá chọn lọc, giá cả thật nhẹ nhàng, địa điểm rất thuận tiện. Hơn nữa, gần rạp này còn có nhiều quán ăn bình dân như bò viên, bò bía nên khi tan xuất hát có thể ghé vào đây kiếm món gì đó cho ấm bụng.

Một chút lịch sử về rạp hát Đại Đồng dựa theo tài liệu sổ 12 :

« « Ông Nguyễn Thiên, sinh năm 1915 tại Hà Nội, sau khi lấy vợ là bà Đỗ Thị Sâm, cùng nhau kinh doanh giày dép. Hồi đó vào năm 1940, Hà Nội chưa hề có rạp hát, sẵn có chút máu văn nghệ, thế là cả hai ông bà chuyển qua nghề kinh doanh chiếu bóng mà công việc đầu tiên là phải xây rạp. Cùng lúc ấy, hai rạp hát cải lương đầu tiên ra đời là Thiên Xuân hý viện ở phố Bóp Kèn- Hà Đông và ở phố Ngã Tư Sở Hà Nội.

Năm 1951, ông chuyển qua xây dựng rạp chiếu bóng và quyết định lấy tên là chung là Đại Đồng. Sau đó liên tiếp cứ một, hai năm, ông lại cho xây dựng các rạp Đại Đồng ở phố Ngọc Hà- Hà Nội [năm 1952] và Đại Đồng- Hà Nội ở phố Hàng Cót [năm 1953]. Ông tiếp tục làm dự án lớn, sẽ xây dựng ở mỗi tỉnh thành đều có một rạp Đại Đồng, với ý nghĩa đây là việc làm lớn, mang tính chất xã hội như một thế giới cộng đồng cho người dân đến giải trí.

Năm 1954, gia đình ông Nguyễn Thiên quyết định rời bỏ nơi cho nhau cắt rún và di cư vào Sài Gòn để ty nạn cs Hà Nội, toàn bộ 4 rạp hát và chiếu bóng đã bị bọn ngụy quyền cs hà nội cướp sạch.

Sau khi vào Sài Gòn một năm, ông vẫn đam mê nuôi ý tưởng kinh doanh rạp chiếu bóng và cho tới cuối năm 1955, rạp Đại Đồng Sài Gòn trên đường Cao Thắng [quận 3] được khai trương.

Nhờ ăn nên làm ra phát đạt, ông đã xây một hay hai rạp hát mới gần như mỗi 2 năm trong vòng liên tiếp 11 năm sau, tổng công 8 rạp hát mới toanh. Một kỷ lục rất đáng phục :

  • Năm 1957, ông cho xây tiếp rạp Đại Đồng Gia Định ở đường Nguyễn Văn Học cùng một hồ bơi mang cùng tên Đại Đồng và khu giải trí với hơn 4000m2. Trong thời gian này, không biết có phải là do tên Đại Đồng hay không mà cảnh sát quốc gia đã để ý đến ông và đã làm một cuộc điều tra?
  • Sau một năm bị nghi ngờ, đến năm 1959, ông nhanh chóng xây thêm một rạp ở Gò Vấp và quyết định từ đây đổi tên khác là rạp Đông Nhì trên đường Lê Quang Định- Gia Định.
  • Năm 1962, ông cho xây tiếp rạp Hùng Vương có cư xá kế liền với diện tích hơn 3000m2.
  • Năm 1964, ông xây thêm rạp Quốc Thái, trên đường đường Trần Quốc Toản, quận 11.
  • Năm 1966 mở rộng thêm địa bàn, ông cho xây tiếp rạp Duy Tân, trên đường Duy Tân- Vũng Tàu.
  • Năm 1967, xây tiếp rạp Thành Thái ở Bà Rịa.
  • Cùng trong năm 1968, ông cho xây hai rạp Thăng Long ở đường Cống Quỳnh Sài Gòn và rạp Bình Minh ở tỉnh Bình Dương.

Mô hình mỗi rạp được thiết kế gồm một chung cư hai hoặc ba tầng, có nhiều phòng ở cho con cháu sau này. Chỉ có một rạp chiếu gồm 1500 ghế với diện tích từ 1000 đến 2000m2. Trong thời gian này ở Sài Gòn xuất hiện vài chủ tư nhân, tham gia xây dựng và kinh đoanh rạp hát. Nhưng không may, ông qua đời trong năm 1968. Trước đó, ông đã kịp phân chia tài sản sự nghiệp cho các con để tiếp tục hành nghề kinh doanh chiếu bóng của gia đình.

Mười ngày sau 30/ 4/1975, sau khi đã cưỡng chiếm được miền Nam, bọn ngụy quyền cs Việt Nam bắt buộc từ chủ rạp đến nhân viên tất cả các rạp hát đều phải đi học lớp cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh tại rạp hát Vĩnh Lợi- Sài Gòn. Sau khi học, bọn ngụy quyền cs bắt buộc các chủ rạp phải làm giấy cam kết hợp doanh với ‘Nhà nước cs’’, không được làm tư nhân. Mỗi chủ rạp hát đều được ‘‘Nhà nước cs’’ giao quyền cùng quản lý rạp với một chức danh phó rạp [Chữ nghĩa lục cục bòn hòn của các đỉnh cao trí tuệ ngửi không nổi]. Riêng có chủ rạp Quốc tế và Thủ đô, hai rạp lớn đã không ký giấy phải đi học tập cải tạo một thời gian.

Sau hơn 5 năm hợp tác với ‘‘Nhà nước cs’’, do tình hình phim chiếu quá ít, nên lượng khách mỗi ngày đến rạp ngày càng giảm. Các anh em gia đình con ông Thiên, trừ người con tên T., đều lìa bỏ xứ để đi ty nạn cs Việt Nam ở nước ngoài. Bon ngụy quyền cs Việt Nam đã ra tay ăn cướp tất cả rạp hát và những tài sản khác của ông Thiên dưới chiêu bài lưu manh đếu cán : nhân dân hân hoan tự nguyện dâng hiến tài sản cho ‘‘Nhà nước’’. Có lẽ, trong cùng thời điểm này, bọn ngụy quyền cs vn cũng đã ăn cướp rạp hát Nguyễn Văn Hảo và các dãy nhà phố của ông Nguyễn Văn Hảo [Chi tiết được trình bày ở chương mục rạp hát Nguyễn Văn Hảo]. Trường hợp của ông Thiên rất là hiếm hoi trong số những nạn nhân của bọn cs. Bởi vì, trong vòng 21 năm, chúng đã ăn cướp rạp hát và tài sản khác ở Sài Gòn, Vũng Tàu và Đồng Nai của ông đến hai lần: Lần thứ nhứt vào năm 1954, chúng tịch thu của ông 4 rạp hát ở miền Bắc, lần thứ nhì 1975, chúng tịch thu 10 rạp hát [nhiều nhất so với các hãng khác ở Sài Gòn] mà ông đã gây dựng lại ở miền Nam, tổng công 14 rạp tẩt cả.

Sau này nhiều rạp do ‘‘Nhà nước cs’’ quản trị không được xử dụng để chiếu phim, mỗi lần anh em ông T. nhìn thấy rạp hát của cha ông xây lên, họ đã hình dung lại hình ảnh những núm ruột của gia đình [Tiếng Việt có câu tục ngữ: Đồng tiền liền khúc ruột], làm khơi lại những đau khổ dằn vặt trong lòng. Hiện thời, ngoài hai vợ chồng ông, thì cả 9 người con cùng gia đình riêng đều ở tại rạp- nhà của họ đấy, nhưng chẳng thể làm giấy chủ quyền riêng. Ông T. tiếp tục làm việc cho ‘‘Nhà nước cs’’ tới năm 2002 thì nghỉ hưu. » »

Rạp Đại Đồng trước năm 1975

Sau 1975, rạp Đại Đồng trở thành nhà hát Đại Đồng, sân khấu địên ảnh.

38 – Rạp Long Vân – 643 đường Phan Thanh Giản, quận 3

Quẹo qua đường Phan Thanh Giản về hướng ngã bảy, nơi tọa lạc rạp Long Vân thuộc loại kha khá. Rạp tương đối mới so với những rạp khác đã có từ đời Pháp thuộc. Khai trương vào khoảng năm 1962. Rạp lúc nào cũng đông khán giả, chắc nhờ ở ngay trung tâm nhân măn của Saigon: cư xá Bàn Cờ, cư xá Đô Thành, chung cư Minh Mạng.

Rạp Long Vân trước năm 1975

Sau năm 1975, rạp Long Vân trở thành nhà văn hoá sinh viên.

39- Rạp Nam Quang – 147 đường Lê Văn Duyệt, quận 3

Nếu đi về hướng Trần Quí Cáp sẽ gặp rạp Nam Quang nằm ngay góc với đường Lê Văn Duyệt, chéo góc với chợ Đũi. Rạp thuộc loại bình dân.

Rạp Nam Quang trước năm 1975

Rạp Nam Quang sau năm 1975

40-Rạp Olympic – 97 đường Hồng Thập Tự, quận 3.

Trên đường Hồng Thập Tự, giữa đường Lê Văn Duyệt và ngả ba Bùi Chu, có rạp chiếu bóng lớn tên Olympic, thường chiếu các phim ca nhạc với các tài tử Holywood nổi danh như: Gene Kelly, Frank Sinatra, Fred Aster, Ginger Roger, Esther William, và ban nhạc mambo với ông nhạc trưởng lúc nào cũng có chú chó Chihuahua trong túi áo.

Rạp Olympic ngày xưa

Rạp Olympic thập niên 60

Rạp Olympic trước năm 1975

Đến khoảng 1954 gánh hát Kim Chung của ông bầu Long di cư từ ngoài Bắc vào,độc quyền cả chục năm trời từ sau năm 1958 cho 5 đoàn hát của công ty luân phiên diễn với các vở diễn nổi tiếng một thời: Mạnh Lệ Quân, Lan và Ðiệp.

Rạp Olympic sau 1975 trở thành vũ trường rồi hiện nay là Trung tâm Văn Hóa thành phố.

41-Rạp Thanh Vân – 360A đường Lê Văn Duyệt, quận 3

Trên đường Lê Văn Duyệt ngoài hai rạp Kinh Đô và Nam Quang ở vùng Sài Gòn thì đi lên Tân Bình còn có rạp Thanh Vân.

Rạp Thanh Vân sau năm 1975

Sau 1975, rạp hát Thanh Vân vẫn còn hoạt động một thời gian, sau đó không hoạt động nữa và mặt tiền được cho thuê. Sau đó vài năm được Phước Sang đã thuê và mở lại thành rạp chiếu phim Thanh Vân như xưa. Nhưng rạp hát chỉ chiếu phim do chính Phước Sang sản xuất, hầu như chỉ thu hút khách vào dịp Tết Nguyên Đán, còn trong năm thì khá vắng.

Rạp Thanh Vân hiện nay là Nhà hát giao hưởng vũ kịch thành phố.

42- Rạp Văn Lang [Rạp Minh Châu] – đường Trương Minh Ký, quận 3.

Rạp Minh Châu nằm trên đường Trương Minh Ký, gần nhà thờ Nam Vườn Xoài. Thập niên 60 rạp hát Minh Châu tên là Văn Lang, đóng cửa một thời gian dài, sau đó mở lại lấy tên mới là Minh Châu.

Hai bên rạp có nhiều xe bán đồ ăn nổi tiếng: Một bên có xe bánh cuốn rất ngon, bên kia có xe hủ tiếu bò viên của người Tàu, và có cả mì Tàu nữa, trên kiếng của xe này có vẽ hình Lữ Bố, Quan Công trong truyện Tam Quốc.

Sau năm 1975, các hàng ăn này đã trở thành tiệm bán gà chiên KFC. Hiện nay đã được giải tỏa để xây mới thành một khu hổn hợp.

43- Rạp Việt Long [Rạp Capitol- Rạp Văn Hoa Sài Gòn Rạp Thăng Long] – 19 đường Cao Thắng, quận 3.

Khu vực Bàn Cờ, đi dài theo đường Cao Thắng, bạn có thể vào coi rạp Việt Long [còn gọi là rạp Capitol, sau trở thành rạp Văn Hoa Sài Gòn] tọa lạc ở ngay ngã ba với Trần Quý Cáp, cũng thuộc loại khá. Rạp từng chiếu phim The French Connection do diễn viên Michael Caine đóng. Năm 1964, rạp bị khủng bố cs đặt chất nổ. Năm 1970, đổi tên thành rạp Thăng Long.

Tồn tại đến ngày 16/03/2012 bị phát hỏa do bất cẩn của các thợ hàn trong quá trình sửa chữa rạp. Hiện nay đang có chương trình xây cất mới hoàn toàn.


IV-Khu vực Chợ Lớn

Video liên quan

Chủ Đề